- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Con mèo ngái ngủ

05 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 113375)


zzz_dinhcamly-content
 ZZZ_Photo by Dinh Cam Ly



Lần đầu tiên đến Hà Nội, hẳn bất kỳ ai, nhìn thấy điều gì cũng dễ dàng xúc động, cũng làm gợi nhớ đến những hình ảnh bàng bạc trong ký ức đã gặp gỡ ở tiểu thuyết, thơ ca... Nhưng với tôi, đáng nhớ hơn cả, đó là những cô thiếu nữ Hà Nội. Trời ạ, cứ mười cô thì có đến chín cô rưỡi đẹp mê hồn. Nói mê hồn là chắc chưa chuẩn xác, phải nói rằng đẹp và sâu lắng tựa bước ra từ những trang sách Tự Lực văn đoàn (!).

Chẳng hạn, dễ hiểu nhất là cô gái đang ngồi trước mặt chúng tôi, với mái tóc xõa ngang lưng, gương mặt trái xoan, đôi mắt tròn xoe vời vợi... Cô ta là cô hàng cà phê - có thể con bà chủ, em bà chủ, hoặc chính cô là bà chủ. Nói chung, dù sao, thì mỗi lúc bước vào cái quán nhỏ nhắn, chỉ đủ vài ba bộ bàn ghế này, chúng tôi chỉ gặp mỗi mình cô chào hỏi, phục vụ, chuyện trò... À, quên mất, phải kể thêm, ngoài cô gái ra, còn có một con mèo... Con mèo lông trắng, đốm vàng đôi khi nằm trong vòng tay của cô, những lúc cô thảnh thơi; đôi khi nó lại ngồi trên kệ tủ gần chiếc đèn chụp, mơ màng ra chiều ngái ngủ.

Bởi vậy, mấy lần gặng hỏi tên, cô cứ chúm chím cười, tôi liền nói:
- Có thể tên cô là Bích, là Phượng, là Oanh, Yến, Loan, Quỳnh..., nhưng tôi xin phép gọi cô là Nga nhé!
- Sao gọi là Nga?
- Vì tôi cảm nhận tên cô như vậy là đúng nhất
Thực ra, ngay những buổi đầu đến hàng cà phê, vừa thấy hình ảnh con mèo ngái ngủ thường kề cận bên cô gái xinh đẹp tôi đã liên tưởng ngay đến mấy câu thơ của Nguyên Sa: “Hôm nay Nga buồn như con chó ốm/ Như con mèo ngái ngủ trên tay anh...”. Song, tôi đâu dám nói toạc ra với cô ý này. Đã chắc gì tất cả những cô gái Hà Nội đều luôn thích thơ (?). Mà khi đã không thích thơ, cô nàng sẽ chê mình “sến” thì hỏng việc (!)
Thế nhưng, cô gái không bày tỏ ý kiến về cái tên Nga, mà sau vài giây ngẫm nghĩ cô lại hỏi:
- Mấy anh là nhà thơ, nhà văn ở trong Nam ra phải không?
Tôi giật mình, ngạc nhiên:
- Trời ơi, sao cô biết?
- Vì mỗi ngày thấy mấy anh uống cà phê xong lại đi bộ về đường Nguyễn Đình Chiểu, nơi cái trụ sở hội hè gì đó, em đoán mò thôi.
- Đúng quá rồi. Chúng tôi từ trong Nam, về đây tham dự Trại sáng tác... Còn về việc gọi tên Nga thì sao?
- Cứ cho là vậy. À, mấy anh sẽ ở đây bao lâu?
- Khoảng hai tuần. Nghĩa là còn chừng 10 ngày nữa.
- Như vậy, nghĩa là... ít nhất trong 10 ngày này em có tên là Nga.
Từ ấy, cả nhóm chúng tôi - những gã viết lách lăng nhăng từ miền Nam lần đầu ra đất Bắc mỗi sáng đến hàng cà phê đều gọi cô gái là Nga. Tuy nhiên, hầu như ai cũng hiểu rằng Nga dành cho tôi một cái gì đó rất riêng. Tôi có thể khẳng định điều này, vì cứ mỗi lần Nga đang bồng con mèo ngồi trên ghế mây, có khách hàng yêu cầu í ới thì cô chuyền hẳn nó vào tay tôi. Những lúc ấy, con mèo chỉ “meo” một tiếng nho nhỏ, rồi nằm yên thiêm thiếp. Ngược lại, có một ai khác nhoài người đến định ôm lấy mèo, thì nó đánh phóc một phát thật nhanh, chuồn mất.

Một buổi trưa, chỉ có mình tôi và Nga trong quán. May mà có con mèo ngồi một bên, tôi quàng tay lên bộ lông mịn màng của nó, nhanh chóng tìm được lý do mở đầu câu chuyện:
- Nga à, còn mấy ngày nữa về rồi, tự nhiên tôi không ngủ trưa được, thấy nhớ con mèo quá!
Nga bịt miệng cười khúc khích:
- Vậy à? Mấy người văn thơ này đa cảm quá! Thật khổ thân anh!
- Thì tôi bắt đền Nga đó!
- Em lấy gì đền anh giờ? Sao anh không đền con mèo?
- Vì Nga là người nuôi con mèo. Nga phải có trách nhiệm.
- Anh này... nói lý giỏi lắm. Thôi cứ cho là em phải trách nhiệm. Vậy phải đền anh sao đây?
Tôi thở phào nhẹ nhõm, cảm thấy chiến thuật của mình thắng lợi hết nửa phần, hoan hỉ nói:
- Thực ra, tôi chỉ muốn có một kỷ niệm với Hà Nội sau khi ra về. Do đó, có hai cách giải quyết. Thứ nhất, là Nga hãy tặng tôi con mèo đem về. Mỗi lần, nhìn thấy nó, tôi lại nhớ đến Hà Nội, nhớ đến Nga...
Vừa nghe đến đó, Nga bật ngồi dậy, giành lại con mèo ôm vào người giẫy nẫy: “không được, không được...”, cứ làm như cô vừa phát hiện ra tôi là một tên lang thang chuyên bắt trộm động vật. Một hồi, chừng nhận ra mình phản ứng hơi quá, Nga lại từ tốn nói:
- Dĩ nhiên em biết anh đùa. Nhưng anh thông cảm, con mèo là bạn thân nhất của em. Em không bao giờ cho nó bất kỳ ai. Do đó, cách giải quyết thứ nhất anh nêu ra là không nhắc đến nữa. Còn cách thứ hai là sao?
Tôi vờ làm vẻ ngoan cố, mặc cả:
- Vậy thì khó thật! Mai này về nhà, không thấy con mèo tôi nhớ chết mất!... Hay là cách thứ hai, Nga phải đền bù thỏa đáng cho tôi...
- Muốn đền gì thì em đền, nhưng đừng nhắc con mèo nữa!
Tôi nói:
- Lúc nãy tôi đã nói, tôi muốn có một kỷ niệm nào đó với Hà Nội. Nếu không được con mèo...
- Đã bảo, đừng nhắc con mèo nữa!
- Ừ... Thôi thì Nga dành thời gian giúp tôi một buổi dạo chơi cho biết Hà Nội, trước khi ra về...
Nga ngần ngừ một lúc rồi hỏi:
- Bao giờ anh về? Anh đã đi chơi những nơi đâu rồi?
- Còn khoảng năm ngày nữa. Chẳng còn lâu nữa Nga ơi! Nga đưa tôi đi đâu cũng được. Chỉ cần đi với Nga...
Nga không nhận lời, cũng không từ chối. Cô ta nâng bổng con mèo, nói với nó: “Tự vì mày mà người ta kiếm chuyện đấy! Cứ đợi hẵng hay...”.

Tôi hồi hộp đợi chờ... bởi quỹ thời gian đã cạn dần. Bất ngờ, sau lần trò chuyện đó chừng ba ngày, vào lúc trả tiền cà phê buổi sáng, tôi nhận được một mảnh giấy nhỏ Nga nhét vào lòng tay. Mảnh giấy ghi: “Bảy giờ tối nay, anh quay lại đây. Em đợi”.

Cả ngày hôm ấy tôi cứ bần thần, mê mẩn vì hạnh phúc. Mặc cho Trại sáng tác, các ông nhà văn vang bóng Tô Hoài, Võ Quảng, Phạm Hổ, Nguyễn Kiên... đến trao đổi chuyện trò, tôi vẫn chẳng còn hồn vía để nghe, chỉ mong sao chóng hết ngày...
Thế nhưng, đúng vào giờ hẹn, khi tôi đến hàng cà phê, thì nơi đây cửa ngõ đóng chặt im lìm. Tôi hụt hẫng, ngẩn ngơ, hết đưa tay day ổ khóa, lại tựa lưng vào bờ tường nối thuốc điếu này sang điếu khác... Một chị phụ nữ chắc ở lối xóm đang dỗ dành đút cơm đứa trẻ nhỏ trên vỉa hè, đến gần nhìn tôi tò mò nói:
- Cậu muốn uống cà phê à? Đến phải cuối đường cũng có mấy quán. Ở quán này người ta đóng cửa, cô bán hàng phải về quê, vì nghe nói bố mẹ cô ấy bệnh nặng, sắp qua đời.
Tôi ngạc nhiên hỏi:
- Vậy nhà cô bán quán là ở nơi khác, chứ không phải ở đây sao?
- Tôi cũng không rõ, nhưng nghe nói nhà bố mẹ cô ấy ở ngoại thành, cách đây chừng dăm bảy cây số. Nơi đây chỉ thấy mình cô ấy và một bà chị, đi làm đâu xa, thỉnh thoảng mới ghé.
Vậy là suốt khoảng thời gian ngắn ngủi còn lại tại Hà Nội, tôi cứ thường xuyên nôn nóng lảng vảng qua lại trước hàng cà phê. Nhưng cánh cổng nơi ấy vẫn cứ khép chặt, không hé mở, đến mãi đêm tôi cùng bạn bè phải mang hành lý ra ga...

***
Tận mấy năm sau, có dịp trở lại Hà Nội, tôi lập tức quay đến dãy phố có hàng cà phê năm nào. Chốn cũ, giờ đã quá nhiều đổi thay. Hàng quán san sát kề nhau, người ta qua lại tấp nập. Cũng có vài quán cà phê, nhưng là những quán lớn rộng, bài trí khang trang. Tôi làm sao xác định được quán mình cần tìm?
Mãi hồi lâu, dựa vào ký ức và sự phỏng đoán linh cảm, tôi bước vào một ngôi nhà nhỏ nhắn và khá vắng vẻ hỏi thăm. Một phụ nữ trung niên mang kính trắng thận trọng chậm rãi đứng chặn ngay trước cửa nhìn tôi:
- Anh muốn tìm nhà ai?
- Tôi muốn tìm một cô gái tên... Nga. Mấy năm trước cô ấy bán quán cà phê ở ngay đây, hoặc có thể không xa lắm dãy nhà này.
- Quán cà phê ngay đây... thì nhiều lắm. Có quán bán rồi nghỉ, nghỉ rồi bán, làm sao nhớ hết... Còn ở quanh dãy phố này, hồi xưa đến giờ, chẳng hề có một ai tên Nga!
Tôi còn biết lý do gì để hỏi thêm đây? Bất chợt, khi người phụ nữ vừa quay lưng, tôi thoáng nghe một tiếng “meo” nho nhỏ và thấy trên chiếc ghế mây bên trong, dường như một con mèo ngái ngủ, đang lười nhác trở mình... Nó chẳng thèm đưa mắt nhìn tôi.

Trần Trung Sáng
Đà Nẵng 11- 2010
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 101824)
S au nhiều năm bị giam cầm và cả 7 năm quản thúc tại gia, lãnh tụ dân chủ đối lập bà Aung San Suu Kyi được thả ra. Ngay sau đó, từ tháng 8 năm 2011, bà đã mạnh dạn lên tiếng kêu gọi phong trào quần chúng hãy bảo vệ con sông Irrawaddy cùng với yêu cầu phải tái lượng giá ảnh hưởng môi sinh...
05 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 117004)
N hà thờ vắng vẻ. Những hàng ghế trống im lìm. Chúng tôi đứng cạnh nhau sau hàng ghế cuối, tôi bảo nàng nhìn lên tượng Chúa và im lặng. Rất trang trọng, mấy phút sau tôi hỏi nàng, Kim có biết tôi vừa nói gì với Chúa không. Nàng gật đầu, mắt long lanh ướt. Tôi thầm cám ơn Chúa và nắm tay Kim rời nhà thờ. Tôi đã cầu hôn nàng như thế đó.
25 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 91667)
H ợp Lưu 115 đến với quí độc giả và văn hữu vào những ngày cuối tháng Mười khi “Cuộc cách mạnh Mùa Xuân Ả Rập” ở Lybia đã thành công bằng sự ra đi vĩnh viễn của Gaddafi, một tin ngắn của Reuters cho biết: “Ông Gaddafi và con trai đã bị thương, bị bắt sống nhưng sau đó đã chết. Theo truyền thống Hồi giáo, người chết phải chôn cất trong vòng một ngày, nên việc trưng bày xác chết cho người xem trong nhiều ngày đã làm cho nhiều người cảm thấy khó chịu, nhưng […]mọi người và các nhà lãnh đạo Libya đều đến xem xác Gaddafi để rút bài học và đừng bao giờ đàn áp người dân.” Đoạn tin trên khiến cho chúng ta liên tưởng đến nhiều việc...
23 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 89154)
C uộc tranh đấu của Phật Giáo miền Nam Việt Nam năm 1963 , trên bối cảnh liên hệ ngày một xấu đi giữa Bộ Ngoại Giao Mỹ và chính phủ Ngô Đình Diệm trong hai năm 1962-1963. Mặc dù chỉ nhấn mạnh vào cuộc tự thiêu bi tráng của Thượng tọa Thích Quảng Đức ngày 11/6/1963 [...] “Vài Ý Nghĩ Về Thượng Tọa Thích Quảng Đức” công bố lần đầu tiên một số tài liệu văn khố Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa và Phủ Tổng Thống Đệ Nhất Cộng Hòa, giúp vùi chôn một lần và mãi mãi loại sử văn suy tôn, nhớ ơn và đào mộ. Tạp Chí Hợp Lưu
23 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 105713)
D ưới tiểu tựa Vài Vấn Nạn Lịch Sử Thế Kỷ XX, tác giả đưa ra hai vấn nạn từng bị xuyên tạc trầm trọng bởi các hệ thống tuyên truyền của nhiều hơn vài ba thế lực chính trị. Vấn nạn thứ nhất là vai trò nhà ngoại giao của ông Hồ Chí Minh (1892-1969), Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ 1945 tới 1969, trong giai đoạn 1945-1946, một giai đoạn cực kỳ quan trọng cho sự sống còn của nhà nước Việt Nam hiện nay [...] Vấn nạn thứ hai là cuộc tranh đấu của Phật Giáo miền Nam Việt Nam năm 1963, trên bối cảnh liên hệ ngày một xấu đi giữa Bộ Ngoại Giao Mỹ và chính phủ Ngô Đình Diệm trong hai năm 1962-1963...
16 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 89015)
H iệp ước sơ bộ 6/3/1946 [Convention priliminaire de 6 mars 1946] là văn kiện ngoại giao đầu tiên ký giữa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa [VNDCCH] với đại diện Cộng Hòa Pháp tại Đông Dương, qua trung gian chính phủ Trùng Khánh. Mặc dù chỉ có tính cách tạm thời, văn kiện này công nhận sự hiện hữu của VNDCCH. Nó chính thức cải biến, nói theo các viên chức Bri-tên và Pháp, một thực thể chính trị “sinh ra trong hỗn loạn” thành một chính phủ lâm thời, của một “nước tự do” [un état libre] “có quốc hội, quân đội, tài chính và ngoại giao riêng,” nằm trong Liên Bang Đông Dương và Khối Liên Hiệp Pháp.( 1)
15 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 101573)
N hạc sĩ Phạm Duy có cái nhìn xuyên suốt, không rào cản so với nhạc sĩ cùng thời. Người lắng nghe giao thoa những tiến triển nền âm nhạc Việt so với thế giới từ những năm 1930 cho đến nay.Từ cái bắt gặp đầu tiên trên bộ đồ bà ba xanh, đôi mắt sáng trên vành tai thính âm tài hoa ấy. Nhạc sĩ Phạm Duy chợt cười, nụ cười nhéo mắt luôn điểm lại con người ấy từng nốt nhạc vượt không gian thời gian. Hồn nhiên Phạm Duy cười nói: : “Tôi có hai con mắt, một con trái mắt tỉnh tảo thực tế với dòng đời. Và mắt phải luôn làm việc sáng tạo.” Cuộc phỏng vấn sau đây ghi lại một vài nét về cuộc đời nhạc sĩ Phạm Duy với thế hệ trẻ tại Việt Nam đang muốn cùng ông bày tỏ tâm sự.
14 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 96602)
T rong lịch sử tranh đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ hai mươi, hai lần nước ta đã được các nhà cầm quyền đương thời chính thức tuyên bố độc lập. Lần thứ nhất vào ngày 11 tháng 3 năm 1945 bởi Hoàng Đế Bảo Đại và lần thứ hai bởi Chủ tịch Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Hai lần cả thảy, nhưng đa số người Việt chỉ biết hay chỉ được học có một lần. Họ chỉ biết có bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 9 mà không biết bản tuyên ngôn của Bảo Đại ngày 11 tháng 3. Lịch sử do đó chỉ được biết có một nửa thay vì toàn vẹn.
11 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 89427)
T rần Hoài Thư đến với văn chương rất sớm, sớm hơn truyện ngắn đầu tay Nước Mắt Tuổi Thơ đăng trên tạp chí Bách Khoa năm 1965. Và nếu phân chia các giai đoạn văn học miền Nam theo cách của Võ Phiến (xem Văn Học Miền Nam, tập tổng quan, nxb Văn Nghệ, Hoa Kỳ 2000) thì Trần Hoài Thư được xếp vào ( Những Cây Bút Trẻ , theo cách gọi thời đó) giai đoạn 1964-1975 giai đoạn mà chiến cuộc bắt đầu bùng nổ dữ dội.
11 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 118994)
Đ ó là Tetbury, một thành phố thơ mộng nằm về phía nam Luân Đôn khoảng 200 cây số (?).Tôi chỉ nhớ phải mất ba giờ lái xe để đến nơi. Thành phố nhỏ, những con đường dốc, hẹp. Nhà với mái xuôi nhọn hoắt, nằm liền nhau, phần lớn mở shop bày bán đồ cổ, quán ăn uống, tiệm cà phê.