- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Con mèo ngái ngủ

05 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 113127)


zzz_dinhcamly-content
 ZZZ_Photo by Dinh Cam Ly



Lần đầu tiên đến Hà Nội, hẳn bất kỳ ai, nhìn thấy điều gì cũng dễ dàng xúc động, cũng làm gợi nhớ đến những hình ảnh bàng bạc trong ký ức đã gặp gỡ ở tiểu thuyết, thơ ca... Nhưng với tôi, đáng nhớ hơn cả, đó là những cô thiếu nữ Hà Nội. Trời ạ, cứ mười cô thì có đến chín cô rưỡi đẹp mê hồn. Nói mê hồn là chắc chưa chuẩn xác, phải nói rằng đẹp và sâu lắng tựa bước ra từ những trang sách Tự Lực văn đoàn (!).

Chẳng hạn, dễ hiểu nhất là cô gái đang ngồi trước mặt chúng tôi, với mái tóc xõa ngang lưng, gương mặt trái xoan, đôi mắt tròn xoe vời vợi... Cô ta là cô hàng cà phê - có thể con bà chủ, em bà chủ, hoặc chính cô là bà chủ. Nói chung, dù sao, thì mỗi lúc bước vào cái quán nhỏ nhắn, chỉ đủ vài ba bộ bàn ghế này, chúng tôi chỉ gặp mỗi mình cô chào hỏi, phục vụ, chuyện trò... À, quên mất, phải kể thêm, ngoài cô gái ra, còn có một con mèo... Con mèo lông trắng, đốm vàng đôi khi nằm trong vòng tay của cô, những lúc cô thảnh thơi; đôi khi nó lại ngồi trên kệ tủ gần chiếc đèn chụp, mơ màng ra chiều ngái ngủ.

Bởi vậy, mấy lần gặng hỏi tên, cô cứ chúm chím cười, tôi liền nói:
- Có thể tên cô là Bích, là Phượng, là Oanh, Yến, Loan, Quỳnh..., nhưng tôi xin phép gọi cô là Nga nhé!
- Sao gọi là Nga?
- Vì tôi cảm nhận tên cô như vậy là đúng nhất
Thực ra, ngay những buổi đầu đến hàng cà phê, vừa thấy hình ảnh con mèo ngái ngủ thường kề cận bên cô gái xinh đẹp tôi đã liên tưởng ngay đến mấy câu thơ của Nguyên Sa: “Hôm nay Nga buồn như con chó ốm/ Như con mèo ngái ngủ trên tay anh...”. Song, tôi đâu dám nói toạc ra với cô ý này. Đã chắc gì tất cả những cô gái Hà Nội đều luôn thích thơ (?). Mà khi đã không thích thơ, cô nàng sẽ chê mình “sến” thì hỏng việc (!)
Thế nhưng, cô gái không bày tỏ ý kiến về cái tên Nga, mà sau vài giây ngẫm nghĩ cô lại hỏi:
- Mấy anh là nhà thơ, nhà văn ở trong Nam ra phải không?
Tôi giật mình, ngạc nhiên:
- Trời ơi, sao cô biết?
- Vì mỗi ngày thấy mấy anh uống cà phê xong lại đi bộ về đường Nguyễn Đình Chiểu, nơi cái trụ sở hội hè gì đó, em đoán mò thôi.
- Đúng quá rồi. Chúng tôi từ trong Nam, về đây tham dự Trại sáng tác... Còn về việc gọi tên Nga thì sao?
- Cứ cho là vậy. À, mấy anh sẽ ở đây bao lâu?
- Khoảng hai tuần. Nghĩa là còn chừng 10 ngày nữa.
- Như vậy, nghĩa là... ít nhất trong 10 ngày này em có tên là Nga.
Từ ấy, cả nhóm chúng tôi - những gã viết lách lăng nhăng từ miền Nam lần đầu ra đất Bắc mỗi sáng đến hàng cà phê đều gọi cô gái là Nga. Tuy nhiên, hầu như ai cũng hiểu rằng Nga dành cho tôi một cái gì đó rất riêng. Tôi có thể khẳng định điều này, vì cứ mỗi lần Nga đang bồng con mèo ngồi trên ghế mây, có khách hàng yêu cầu í ới thì cô chuyền hẳn nó vào tay tôi. Những lúc ấy, con mèo chỉ “meo” một tiếng nho nhỏ, rồi nằm yên thiêm thiếp. Ngược lại, có một ai khác nhoài người đến định ôm lấy mèo, thì nó đánh phóc một phát thật nhanh, chuồn mất.

Một buổi trưa, chỉ có mình tôi và Nga trong quán. May mà có con mèo ngồi một bên, tôi quàng tay lên bộ lông mịn màng của nó, nhanh chóng tìm được lý do mở đầu câu chuyện:
- Nga à, còn mấy ngày nữa về rồi, tự nhiên tôi không ngủ trưa được, thấy nhớ con mèo quá!
Nga bịt miệng cười khúc khích:
- Vậy à? Mấy người văn thơ này đa cảm quá! Thật khổ thân anh!
- Thì tôi bắt đền Nga đó!
- Em lấy gì đền anh giờ? Sao anh không đền con mèo?
- Vì Nga là người nuôi con mèo. Nga phải có trách nhiệm.
- Anh này... nói lý giỏi lắm. Thôi cứ cho là em phải trách nhiệm. Vậy phải đền anh sao đây?
Tôi thở phào nhẹ nhõm, cảm thấy chiến thuật của mình thắng lợi hết nửa phần, hoan hỉ nói:
- Thực ra, tôi chỉ muốn có một kỷ niệm với Hà Nội sau khi ra về. Do đó, có hai cách giải quyết. Thứ nhất, là Nga hãy tặng tôi con mèo đem về. Mỗi lần, nhìn thấy nó, tôi lại nhớ đến Hà Nội, nhớ đến Nga...
Vừa nghe đến đó, Nga bật ngồi dậy, giành lại con mèo ôm vào người giẫy nẫy: “không được, không được...”, cứ làm như cô vừa phát hiện ra tôi là một tên lang thang chuyên bắt trộm động vật. Một hồi, chừng nhận ra mình phản ứng hơi quá, Nga lại từ tốn nói:
- Dĩ nhiên em biết anh đùa. Nhưng anh thông cảm, con mèo là bạn thân nhất của em. Em không bao giờ cho nó bất kỳ ai. Do đó, cách giải quyết thứ nhất anh nêu ra là không nhắc đến nữa. Còn cách thứ hai là sao?
Tôi vờ làm vẻ ngoan cố, mặc cả:
- Vậy thì khó thật! Mai này về nhà, không thấy con mèo tôi nhớ chết mất!... Hay là cách thứ hai, Nga phải đền bù thỏa đáng cho tôi...
- Muốn đền gì thì em đền, nhưng đừng nhắc con mèo nữa!
Tôi nói:
- Lúc nãy tôi đã nói, tôi muốn có một kỷ niệm nào đó với Hà Nội. Nếu không được con mèo...
- Đã bảo, đừng nhắc con mèo nữa!
- Ừ... Thôi thì Nga dành thời gian giúp tôi một buổi dạo chơi cho biết Hà Nội, trước khi ra về...
Nga ngần ngừ một lúc rồi hỏi:
- Bao giờ anh về? Anh đã đi chơi những nơi đâu rồi?
- Còn khoảng năm ngày nữa. Chẳng còn lâu nữa Nga ơi! Nga đưa tôi đi đâu cũng được. Chỉ cần đi với Nga...
Nga không nhận lời, cũng không từ chối. Cô ta nâng bổng con mèo, nói với nó: “Tự vì mày mà người ta kiếm chuyện đấy! Cứ đợi hẵng hay...”.

Tôi hồi hộp đợi chờ... bởi quỹ thời gian đã cạn dần. Bất ngờ, sau lần trò chuyện đó chừng ba ngày, vào lúc trả tiền cà phê buổi sáng, tôi nhận được một mảnh giấy nhỏ Nga nhét vào lòng tay. Mảnh giấy ghi: “Bảy giờ tối nay, anh quay lại đây. Em đợi”.

Cả ngày hôm ấy tôi cứ bần thần, mê mẩn vì hạnh phúc. Mặc cho Trại sáng tác, các ông nhà văn vang bóng Tô Hoài, Võ Quảng, Phạm Hổ, Nguyễn Kiên... đến trao đổi chuyện trò, tôi vẫn chẳng còn hồn vía để nghe, chỉ mong sao chóng hết ngày...
Thế nhưng, đúng vào giờ hẹn, khi tôi đến hàng cà phê, thì nơi đây cửa ngõ đóng chặt im lìm. Tôi hụt hẫng, ngẩn ngơ, hết đưa tay day ổ khóa, lại tựa lưng vào bờ tường nối thuốc điếu này sang điếu khác... Một chị phụ nữ chắc ở lối xóm đang dỗ dành đút cơm đứa trẻ nhỏ trên vỉa hè, đến gần nhìn tôi tò mò nói:
- Cậu muốn uống cà phê à? Đến phải cuối đường cũng có mấy quán. Ở quán này người ta đóng cửa, cô bán hàng phải về quê, vì nghe nói bố mẹ cô ấy bệnh nặng, sắp qua đời.
Tôi ngạc nhiên hỏi:
- Vậy nhà cô bán quán là ở nơi khác, chứ không phải ở đây sao?
- Tôi cũng không rõ, nhưng nghe nói nhà bố mẹ cô ấy ở ngoại thành, cách đây chừng dăm bảy cây số. Nơi đây chỉ thấy mình cô ấy và một bà chị, đi làm đâu xa, thỉnh thoảng mới ghé.
Vậy là suốt khoảng thời gian ngắn ngủi còn lại tại Hà Nội, tôi cứ thường xuyên nôn nóng lảng vảng qua lại trước hàng cà phê. Nhưng cánh cổng nơi ấy vẫn cứ khép chặt, không hé mở, đến mãi đêm tôi cùng bạn bè phải mang hành lý ra ga...

***
Tận mấy năm sau, có dịp trở lại Hà Nội, tôi lập tức quay đến dãy phố có hàng cà phê năm nào. Chốn cũ, giờ đã quá nhiều đổi thay. Hàng quán san sát kề nhau, người ta qua lại tấp nập. Cũng có vài quán cà phê, nhưng là những quán lớn rộng, bài trí khang trang. Tôi làm sao xác định được quán mình cần tìm?
Mãi hồi lâu, dựa vào ký ức và sự phỏng đoán linh cảm, tôi bước vào một ngôi nhà nhỏ nhắn và khá vắng vẻ hỏi thăm. Một phụ nữ trung niên mang kính trắng thận trọng chậm rãi đứng chặn ngay trước cửa nhìn tôi:
- Anh muốn tìm nhà ai?
- Tôi muốn tìm một cô gái tên... Nga. Mấy năm trước cô ấy bán quán cà phê ở ngay đây, hoặc có thể không xa lắm dãy nhà này.
- Quán cà phê ngay đây... thì nhiều lắm. Có quán bán rồi nghỉ, nghỉ rồi bán, làm sao nhớ hết... Còn ở quanh dãy phố này, hồi xưa đến giờ, chẳng hề có một ai tên Nga!
Tôi còn biết lý do gì để hỏi thêm đây? Bất chợt, khi người phụ nữ vừa quay lưng, tôi thoáng nghe một tiếng “meo” nho nhỏ và thấy trên chiếc ghế mây bên trong, dường như một con mèo ngái ngủ, đang lười nhác trở mình... Nó chẳng thèm đưa mắt nhìn tôi.

Trần Trung Sáng
Đà Nẵng 11- 2010
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 107099)
T ôi chui vào ô tô. Chiếc xe mới coóng. Nội thất vẫn còn nguyên mùi hăng hắc, ngai ngái. Bóng lộn. Tôi khen chủ tịch phường mà sang trọng thế này thì dân được nhờ. Nói xong, chột dạ, sợ hắn nghĩ mình cạnh khóe, tôi vội ự…hừm, ý tôi là ông chủ tịch phường mà ăn nên làm ra thì dân cũng phất theo, chứ làm cán bộ địa phương thời nay mà nghèo quá, lúi xúi quá, thì cũng không có uy tín với dân. Anh nghèo mà làm lãnh đạo thể nào cũng sinh ra tính xà xẻo. Nếu anh giầu có rồi thì anh không tham nữa. Thế là dân được nhờ…Nói xong, tôi tự thấy cái lý luận của mình là loại lý luận ma cô. Lại chột dạ.[...] Rồi lại im không nói gì. Ngoài trời mưa như trút nước. Càng ngày càng to...
31 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 98108)
L oan cởi nhẫn cưới đeo vào cho Hoàng. “Anh cố giữ làm bùa hộ mệnh, lúc nào cũng có em bên cạnh”. Hoàng thấy vậy mà thương vợ thêm. Có người vợ biết chăm sóc từng li từng tí. Hoàng rưng rưng nước mắt bước ra khỏi nhà…
30 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 104024)
N gày 30 tháng Giêng năm 1948, một tên sát thủ theo chủ nghĩa dân tộc Hindu đã sát hại nhà lãnh đạo chính trị và tinh thần Ấn Độ là ông Mohandas Karamchand Gandhi. Ông bị bắn ba phát đạn vào ngực và bụng trong khi đang trên đường đến nhà thờ để đọc lời cầu nguyện hàng ngày.
30 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 98501)
... C ó điều người ta cần phải ghi nhớ là người Tàu luôn luôn kiêu căng, tự coi nước mình là một nước lớn là duy nhất văn minh, chung quanh họ đều là man di mọi rợ, Việt Nam hay Đại Việt đi chăng nữa cũng chỉ là man, Nam Man, nằm ngoài rìa của Hoa Hạ, của Trung Hoa thời Dân Quốc, của Trung Quốc thời Cộng Sản hiện tại...Những chiến thắng của người Việt trong các thời Lý Trần, đặc biệt là chiến thắng chống quân Mông Cổ trong khi người Tàu thực hiện không nổi là những gì họ không chấp nhận được.
26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 96911)
H ơi cay của rượu lan dần cổ họng chạy dọc thân thể. Cảm giác đầu lưỡi ngọt dư vị rượu trắng không pha như hôn nhân không giá thú, biết nguy hiểm nhưng vẫn dấn thân. Lâu dần cô ghiền cái hơi của gã, không thể sống thiếu gã. Cô thấy mình bị một sợi dây vô hình thít chặt ngang cổ, càng quẫy đạp càng riết chặt hơn, cô kêu cứu nhưng chẳng ai nghe được bởi gã đã ăn mất lưỡi của cô sau từng muỗng hôn ngọt ngào, gằn xé lẫn khinh bỉ.
26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 92570)
T rịnh Y Thư sinh năm 1952, tại Hà Nội. Viết văn, làm thơ, dịch. Tác phẩm đã xuất bản: Đời nhẹ khôn kham (The Unbearable Lightness of Being), tiểu thuyết của nhà văn Pháp gốc Tiệp Milan Kundera, tạp chí Văn Học xuất bản, 2002; Căn phòng riêng (A Room of One’s Own), lí luận văn học của nhà văn nữ Virginia Woolf, Tri Thức xuất bản, 2009. Người đàn bà khác, tập truyện, Thế Giới xuất bản, 2010. Hiện định cư tại bang California, Hoa Kì.
26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 91123)
T răng non mới chớm lưỡi liềm, nhưng sao tôi nhức nhối lạ thường. Nhức từ bên trong, và cảm thấy cô đơn như chưa từng. Nấm mộ nhà thơ nhô lên, dưới ba thước đất là một nắm xương khô. Nhưng trên mặt đất này, thơ ông vẫn toả sáng những dòng đối chọi lại bệnh tật tàn khốc của ông bằng những niềm hạnh phúc hầu như không tưởng. Nhìn ra xa, biển tít tắp lấp lánh như dát gương. Dăm cánh buồm trắng những con thuyền câu về muộn nhấp nhô ẩn hiện.
26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 99389)
Á Nam Trần Tuấn Khải sinh năm 1894 tại làng Quan Xán, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, mất năm 1983 tại Sài Gòn, thọ đúng 90 tuổi ta. Cuộc đời ông trải qua hầu hết những giai đoạn thăng trầm nhất, chứng kiến hầu hết những biến cố quan trọng nhất của lịch sử cận hiện đại Việt Nam. Ông cũng chứng kiến hầu hết những cuộc đổi thay của văn học hiện đại Việt Nam, từ sự ra đi của thơ Cũ đến sự xuất hiện của Phong trào thơ Mới, của Tự lực văn đoàn, đến các trường phái, trào lưu, khuynh hướng, chủ thuyết văn học cả tư bản và cộng sản gần suốt thế kỷ XX.
25 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 106306)
... T ôi cảm thấy mình như Từ Thức trở về, không còn ai biết mình, nhớ ra mình là ai, đôi khi lại còn bị đối xử một cách bất thường. Những lưu luyến với quê hương càng ngày càng như những rễ cây khô cố bám víu vào nền đất phù sa hai bên bờ sông, chưa biết ngày nào bị nước cuốn trôi đi...
21 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 91601)
“Đến bây giờ tôi còn thương mấy con ếch báo thức; chúng là những con ếch đầu đàn, ngủ đông trong hang, nấc lên tiếng gọi đầu tiên đánh thức đàn ếch chui ra khỏi hang mà vào cuộc sinh nở với mùa xuân. Nhưng các nhà "tiên tri ếch, kẻ đánh thức đồng loại" dậy đón xuân kia đã bằng tiếng ồm ộp của mình báo rằng: lạy ông tôi ở bụi này. Mấy tay bắt ếch chuyên nghiệp nghe tiếng kêu thức tỉnh đồng loại của dũng tướng ếch cách mạng kia bèn chộp chú liền, cho vào giỏ về thịt; vào giỏ rồi mà chú vẫn uôm uôm! Vẫn báo cho đồng loại dậy mau mà chạy đi, mà vọt xuống ao kịp trốn ... . " (Trần Mạnh Hảo)