- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Con mèo ngái ngủ

05 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 112841)


zzz_dinhcamly-content
 ZZZ_Photo by Dinh Cam Ly



Lần đầu tiên đến Hà Nội, hẳn bất kỳ ai, nhìn thấy điều gì cũng dễ dàng xúc động, cũng làm gợi nhớ đến những hình ảnh bàng bạc trong ký ức đã gặp gỡ ở tiểu thuyết, thơ ca... Nhưng với tôi, đáng nhớ hơn cả, đó là những cô thiếu nữ Hà Nội. Trời ạ, cứ mười cô thì có đến chín cô rưỡi đẹp mê hồn. Nói mê hồn là chắc chưa chuẩn xác, phải nói rằng đẹp và sâu lắng tựa bước ra từ những trang sách Tự Lực văn đoàn (!).

Chẳng hạn, dễ hiểu nhất là cô gái đang ngồi trước mặt chúng tôi, với mái tóc xõa ngang lưng, gương mặt trái xoan, đôi mắt tròn xoe vời vợi... Cô ta là cô hàng cà phê - có thể con bà chủ, em bà chủ, hoặc chính cô là bà chủ. Nói chung, dù sao, thì mỗi lúc bước vào cái quán nhỏ nhắn, chỉ đủ vài ba bộ bàn ghế này, chúng tôi chỉ gặp mỗi mình cô chào hỏi, phục vụ, chuyện trò... À, quên mất, phải kể thêm, ngoài cô gái ra, còn có một con mèo... Con mèo lông trắng, đốm vàng đôi khi nằm trong vòng tay của cô, những lúc cô thảnh thơi; đôi khi nó lại ngồi trên kệ tủ gần chiếc đèn chụp, mơ màng ra chiều ngái ngủ.

Bởi vậy, mấy lần gặng hỏi tên, cô cứ chúm chím cười, tôi liền nói:
- Có thể tên cô là Bích, là Phượng, là Oanh, Yến, Loan, Quỳnh..., nhưng tôi xin phép gọi cô là Nga nhé!
- Sao gọi là Nga?
- Vì tôi cảm nhận tên cô như vậy là đúng nhất
Thực ra, ngay những buổi đầu đến hàng cà phê, vừa thấy hình ảnh con mèo ngái ngủ thường kề cận bên cô gái xinh đẹp tôi đã liên tưởng ngay đến mấy câu thơ của Nguyên Sa: “Hôm nay Nga buồn như con chó ốm/ Như con mèo ngái ngủ trên tay anh...”. Song, tôi đâu dám nói toạc ra với cô ý này. Đã chắc gì tất cả những cô gái Hà Nội đều luôn thích thơ (?). Mà khi đã không thích thơ, cô nàng sẽ chê mình “sến” thì hỏng việc (!)
Thế nhưng, cô gái không bày tỏ ý kiến về cái tên Nga, mà sau vài giây ngẫm nghĩ cô lại hỏi:
- Mấy anh là nhà thơ, nhà văn ở trong Nam ra phải không?
Tôi giật mình, ngạc nhiên:
- Trời ơi, sao cô biết?
- Vì mỗi ngày thấy mấy anh uống cà phê xong lại đi bộ về đường Nguyễn Đình Chiểu, nơi cái trụ sở hội hè gì đó, em đoán mò thôi.
- Đúng quá rồi. Chúng tôi từ trong Nam, về đây tham dự Trại sáng tác... Còn về việc gọi tên Nga thì sao?
- Cứ cho là vậy. À, mấy anh sẽ ở đây bao lâu?
- Khoảng hai tuần. Nghĩa là còn chừng 10 ngày nữa.
- Như vậy, nghĩa là... ít nhất trong 10 ngày này em có tên là Nga.
Từ ấy, cả nhóm chúng tôi - những gã viết lách lăng nhăng từ miền Nam lần đầu ra đất Bắc mỗi sáng đến hàng cà phê đều gọi cô gái là Nga. Tuy nhiên, hầu như ai cũng hiểu rằng Nga dành cho tôi một cái gì đó rất riêng. Tôi có thể khẳng định điều này, vì cứ mỗi lần Nga đang bồng con mèo ngồi trên ghế mây, có khách hàng yêu cầu í ới thì cô chuyền hẳn nó vào tay tôi. Những lúc ấy, con mèo chỉ “meo” một tiếng nho nhỏ, rồi nằm yên thiêm thiếp. Ngược lại, có một ai khác nhoài người đến định ôm lấy mèo, thì nó đánh phóc một phát thật nhanh, chuồn mất.

Một buổi trưa, chỉ có mình tôi và Nga trong quán. May mà có con mèo ngồi một bên, tôi quàng tay lên bộ lông mịn màng của nó, nhanh chóng tìm được lý do mở đầu câu chuyện:
- Nga à, còn mấy ngày nữa về rồi, tự nhiên tôi không ngủ trưa được, thấy nhớ con mèo quá!
Nga bịt miệng cười khúc khích:
- Vậy à? Mấy người văn thơ này đa cảm quá! Thật khổ thân anh!
- Thì tôi bắt đền Nga đó!
- Em lấy gì đền anh giờ? Sao anh không đền con mèo?
- Vì Nga là người nuôi con mèo. Nga phải có trách nhiệm.
- Anh này... nói lý giỏi lắm. Thôi cứ cho là em phải trách nhiệm. Vậy phải đền anh sao đây?
Tôi thở phào nhẹ nhõm, cảm thấy chiến thuật của mình thắng lợi hết nửa phần, hoan hỉ nói:
- Thực ra, tôi chỉ muốn có một kỷ niệm với Hà Nội sau khi ra về. Do đó, có hai cách giải quyết. Thứ nhất, là Nga hãy tặng tôi con mèo đem về. Mỗi lần, nhìn thấy nó, tôi lại nhớ đến Hà Nội, nhớ đến Nga...
Vừa nghe đến đó, Nga bật ngồi dậy, giành lại con mèo ôm vào người giẫy nẫy: “không được, không được...”, cứ làm như cô vừa phát hiện ra tôi là một tên lang thang chuyên bắt trộm động vật. Một hồi, chừng nhận ra mình phản ứng hơi quá, Nga lại từ tốn nói:
- Dĩ nhiên em biết anh đùa. Nhưng anh thông cảm, con mèo là bạn thân nhất của em. Em không bao giờ cho nó bất kỳ ai. Do đó, cách giải quyết thứ nhất anh nêu ra là không nhắc đến nữa. Còn cách thứ hai là sao?
Tôi vờ làm vẻ ngoan cố, mặc cả:
- Vậy thì khó thật! Mai này về nhà, không thấy con mèo tôi nhớ chết mất!... Hay là cách thứ hai, Nga phải đền bù thỏa đáng cho tôi...
- Muốn đền gì thì em đền, nhưng đừng nhắc con mèo nữa!
Tôi nói:
- Lúc nãy tôi đã nói, tôi muốn có một kỷ niệm nào đó với Hà Nội. Nếu không được con mèo...
- Đã bảo, đừng nhắc con mèo nữa!
- Ừ... Thôi thì Nga dành thời gian giúp tôi một buổi dạo chơi cho biết Hà Nội, trước khi ra về...
Nga ngần ngừ một lúc rồi hỏi:
- Bao giờ anh về? Anh đã đi chơi những nơi đâu rồi?
- Còn khoảng năm ngày nữa. Chẳng còn lâu nữa Nga ơi! Nga đưa tôi đi đâu cũng được. Chỉ cần đi với Nga...
Nga không nhận lời, cũng không từ chối. Cô ta nâng bổng con mèo, nói với nó: “Tự vì mày mà người ta kiếm chuyện đấy! Cứ đợi hẵng hay...”.

Tôi hồi hộp đợi chờ... bởi quỹ thời gian đã cạn dần. Bất ngờ, sau lần trò chuyện đó chừng ba ngày, vào lúc trả tiền cà phê buổi sáng, tôi nhận được một mảnh giấy nhỏ Nga nhét vào lòng tay. Mảnh giấy ghi: “Bảy giờ tối nay, anh quay lại đây. Em đợi”.

Cả ngày hôm ấy tôi cứ bần thần, mê mẩn vì hạnh phúc. Mặc cho Trại sáng tác, các ông nhà văn vang bóng Tô Hoài, Võ Quảng, Phạm Hổ, Nguyễn Kiên... đến trao đổi chuyện trò, tôi vẫn chẳng còn hồn vía để nghe, chỉ mong sao chóng hết ngày...
Thế nhưng, đúng vào giờ hẹn, khi tôi đến hàng cà phê, thì nơi đây cửa ngõ đóng chặt im lìm. Tôi hụt hẫng, ngẩn ngơ, hết đưa tay day ổ khóa, lại tựa lưng vào bờ tường nối thuốc điếu này sang điếu khác... Một chị phụ nữ chắc ở lối xóm đang dỗ dành đút cơm đứa trẻ nhỏ trên vỉa hè, đến gần nhìn tôi tò mò nói:
- Cậu muốn uống cà phê à? Đến phải cuối đường cũng có mấy quán. Ở quán này người ta đóng cửa, cô bán hàng phải về quê, vì nghe nói bố mẹ cô ấy bệnh nặng, sắp qua đời.
Tôi ngạc nhiên hỏi:
- Vậy nhà cô bán quán là ở nơi khác, chứ không phải ở đây sao?
- Tôi cũng không rõ, nhưng nghe nói nhà bố mẹ cô ấy ở ngoại thành, cách đây chừng dăm bảy cây số. Nơi đây chỉ thấy mình cô ấy và một bà chị, đi làm đâu xa, thỉnh thoảng mới ghé.
Vậy là suốt khoảng thời gian ngắn ngủi còn lại tại Hà Nội, tôi cứ thường xuyên nôn nóng lảng vảng qua lại trước hàng cà phê. Nhưng cánh cổng nơi ấy vẫn cứ khép chặt, không hé mở, đến mãi đêm tôi cùng bạn bè phải mang hành lý ra ga...

***
Tận mấy năm sau, có dịp trở lại Hà Nội, tôi lập tức quay đến dãy phố có hàng cà phê năm nào. Chốn cũ, giờ đã quá nhiều đổi thay. Hàng quán san sát kề nhau, người ta qua lại tấp nập. Cũng có vài quán cà phê, nhưng là những quán lớn rộng, bài trí khang trang. Tôi làm sao xác định được quán mình cần tìm?
Mãi hồi lâu, dựa vào ký ức và sự phỏng đoán linh cảm, tôi bước vào một ngôi nhà nhỏ nhắn và khá vắng vẻ hỏi thăm. Một phụ nữ trung niên mang kính trắng thận trọng chậm rãi đứng chặn ngay trước cửa nhìn tôi:
- Anh muốn tìm nhà ai?
- Tôi muốn tìm một cô gái tên... Nga. Mấy năm trước cô ấy bán quán cà phê ở ngay đây, hoặc có thể không xa lắm dãy nhà này.
- Quán cà phê ngay đây... thì nhiều lắm. Có quán bán rồi nghỉ, nghỉ rồi bán, làm sao nhớ hết... Còn ở quanh dãy phố này, hồi xưa đến giờ, chẳng hề có một ai tên Nga!
Tôi còn biết lý do gì để hỏi thêm đây? Bất chợt, khi người phụ nữ vừa quay lưng, tôi thoáng nghe một tiếng “meo” nho nhỏ và thấy trên chiếc ghế mây bên trong, dường như một con mèo ngái ngủ, đang lười nhác trở mình... Nó chẳng thèm đưa mắt nhìn tôi.

Trần Trung Sáng
Đà Nẵng 11- 2010
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 28863)
Lúc này, đám đông xuất hiện ở các con đường đã nhiều hơn. Họ đang cần cái gì đó để giải tỏa, cần một cái gì đó để đập phá, thể hiện sức mạnh của mình. Vừa chạy vừa điểm lại các sự kiện, Văn nhắc tôi rằng phần lớn những người có vẻ như chỉ huy, hướng dẫn mọi người, đều chạy trên các xe có biển số 36 – số Thanh Hóa. Tôi sực nhớ đến một người bạn ở Bình Dương đã nhắn tin nói với tôi về các cuộc bạo động xảy ra, một cách buồn phiền rằng “người Bình Dương không tệ như vậy, phần lớn các người gây bạo loạn đều đi xe số ba mươi mấy”. Quả là như vậy thật. Những người chạy trên những chiếc xe có số như 36, đều trang bị kỹ lưỡng bằng ống sắt, xà beng, cờ trống… như một cách có tính toán trước.
15 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 28656)
L úc 10g sáng ngày 14/5, Tôi cùng 2 người bạn là Thiên Văn và Phạm Thy quyết định chạy xuống khu Gò Vấp, gần Lái Thiêu, khi nghe nghe tin các công ty ở khu Tân Thới Hiệp bắt đầu có đình công. E rằng sẽ có đập phá và bạo động, chúng tôi không dám mang theo nhiều máy móc, chủ yếu là mang theo sự liều lĩnh, để tìm hiểu vì sao lại có những chuyện đập phá và cướp bóc như trên các trang mạng xã hội mô tả.
14 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 33821)
LTS: Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, Hoàng Hải Lâm, sinh năm 1979, hiện đang sống và làm việc tại Quảng Trị, Việt Nam, đã có một số truyện ngắn đăng trên báo Văn nghệ, Lao động, Tiền Phong.... Với lối viết lạnh, khô khốc, truyện ngắn “Sông Tô Châu” của Hoàng Hải Lâm như vết cắt sâu về nỗi bất hạnh và đớn đau…Xin mời quí bạn đọc cùng chúng tôi đi vào không gian truyện "Sông Tô Châu". (Tạp Chí Hợp Lưu)
12 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 34734)
N hấn chìm nó xuống biển, lũ tàu đỏ Lũ âm binh, một lũ cáo chồn Bây sẽ chết dài và chẳng mồ chôn Lũ tàu đỏ, bầy quân dòi bọ.
12 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 34064)
C on cá Lớn cai trị ao lớn, con cái Nhỏ cai trị ao nhỏ, hai ao riêng biệt rành rành từ ngày hình hành nên trái đất nhưng con cá Lớn muốn chiếm cái ao nhỏ nên gọi tướng quân cá Quả( miền Nam hay gọi là cá Lóc) vốn là vị tướng hung hăng đem quân sang đánh chiếm.
07 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 35927)
đ ứng đợi. cuối đường mình em mây nghiêng. chiều vàng phụt tắt nửa khuya trăng gấu bên thềm tàn mộng. khói bay dờ dật
06 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 32287)
M ùa xuân rồi sẽ không về nữa Son phấn theo người lũ lượt trôi Mười năm như thể không hương lửa Mười năm không thấy nắng trên đồi.
06 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 33037)
M uốn viết cho Anh... điều gì đó trong Em không rõ Chẳng có cơn mơ nào đi ngang đây! Nụ hôn trong giấc Thơ đêm ấy trầm nhiên như cỏ cây vờn qua da gió...
06 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 34678)
T ội lỗi của tôi bắt đầu từ một sự oán hận.- Ông nói. Hôm ấy là ngày nghỉ. Ngoài trời vẫn lạnh.Tôi ngồi lặng lẽ trong căn phòng. Mấy năm nay tự nhiên tôi giầu có. Tiền cứ chảy vào túi ào ào. Tôi có ba căn nhà ở thành phố này. Điều đó khẳng định.Về vật chất tôi hoàn toàn yên tâm, nhưng về hạnh phúc riêng tư. Tôi có nhiều điều buồn lắm. Tôi có hai người vợ. Vợ trước đã li dị và cô ấy vào miền Nam...
30 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 32735)
LTS: N guyệt Quỳnh với bài viết “ Nhìn Vượt Qua Một Ước Mơ Tan Vỡ” vào những ngày 30 tháng 4 năm nay, bằng những giấc mơ tan vỡ đó không riêng của Nguyệt Quỳnh và cũng không có gì ngạc nhiên và mới mẻ, nhưng đó chính là nỗi đau chung của nhiều người, của thân phận con người Việt nam. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu bài viết của Nguyệt Quỳnh cùng bạn đọc của Hợp Lưu khắp nơi.