Khi phi cơ bắt đầu cất cánh Rời xa vùng đất nóng Là lúc giọt lệ em lặng lẽ rơi...
Màu xanh của đất đã bắt đầu biến dạng Những con rắn rình mồi Từng sợi thần kinh khật khùng khấp khưỡng Tự huỷ mình bằng những cơn nát rượu Như loài thú có mầm cuồng dại Mang "nỗi buồn chiến tranh"(*) Ở một nơi mà sự nghi ngờ vinh thăng thành dị tật (Người bạn bên mình luôn có thể là công an)
Và lòng yêu nước khao khát tự do Khao khát được công an theo dõi Văng tục vào người yêu, văng tục vào mẹ mình Thậm chí mong ở tù vài ngày Chỉ để làm dáng nơi đất Sài Gòn Treo ước mơ trên giàn “bông giấy”
Mỗi sáng trình diện ở góc quán cà phê Trước khi làm công việc hàng ngày, đi dạy, chụp hình, viết văn, làm báo Và làm tiền kinh dị... Hoặc không làm gì cả Là tuyệt nhiên đối kháng Ngồi bất động nhìn ly nâu đen Cánh ruồi gió và nắng tênh hênh Nghe cuộc đời lao đao như văn chương Việt
Anh làm sao giúp được em Từng bầy muỗi say máu bâu vào chân em Để lại những vết thâm và ngứa Những vi sinh lâm râm tụng niệm Biển miền Trung mang nét đẹp xuân thì Anh theo em qua vùng Cao nguyên rờn rợn
Bài thơ anh viết lại nhiều lần Ao ước xoá đi niềm đau giữa hai hàng chữ Nhưng làm sao nói lời tỏ tình Với những điều không thật...
Khi phi cơ bắt đầu cất cánh Là lúc giọt lệ em lặng lẽ rơi... Có phải nơi đó quê hương?! Nước mắt anh ứa ra... mặn đắng.
P hật
giáo đã đồng hành cùng dân tộc gần hai nghìn năm qua, có những đóng góp
quan trọng không chỉ trong sự phát triển văn hóa dân tộc, mà còn trong công cuộc kiến thiết và bảo vệ đất nước thời kỳ đầu quốc gia tự chủ vô vàn gian khó... nhận thức rõ hơn cái “nhiệm trọng đạo viễn” của mình trước đất nước và dân tộc, chứ không phải chỉ biết chăm chú xây chùa đúc tượng...
N ói chung, người ta nghĩ đến giải nobel văn học cho Trần Dần. Tuy nhiên, Trần Dần còn có thể được xét tặng một giải nobel nữa: nobel hòa bình, nobel chính trị. Bài viết này đề xuất vấn đề đó.
LTS : Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, nhà văn Quý Thể hiện
định cư tại USA.Hân hạnh giới thiệu một trong những truyện ngắn như những nụ
cười ý nhị của Quý Thể gởi đến quí độc giả và văn hữu của Hợp Lưu. TCHL
S au năm 75, cũng như bao nhiêu nhà văn khác, Hạc Thành Hoa bị rơi
vào vùng hẫng hụt của những nghị quyết, bo bo, sắn mì… Cả bối cảnh xã hội và
hoàn cảnh cá nhân đã đặt ông vào tình cảnh trì trệ, đầu óc khô cứng. Dẫu vậy
ông vẫn cầm bút và tiếp tục viết, để cuối cùng cũng cho ra mắt độc giả 2 tập
Phía Sau Một Vầng Trăng và Khói Tóc. Song thú thật, khi đọc tôi có cảm giác như
thơ ông đã sắp ngừng hơi thở những cơn mộng mị đẹp, đối mặt với thực tế có phần
khắc nghiệt hơn nhiều, bởi hoàn cảnh xã hội đã chọn chúng ta chứ chúng ta không
có quyền chọn lựa gì cả. Cái quyền thiêng liêng bất khả kia giống như ngọn đèn
cạn dầu, leo lét.
T ôi điếng người sau cú
phôn. Phôn của anh bạn ở Portland.
Phụng dính ung thư gan! Tôi loanh quanh chẳng biết mình đang làm gì và đang muốn
làm gì. Có lẽ nào! Đang khi không bỗng trời ập xuống.
Đ ây là bài viết thứ ba, đề cập tới nhu cầu xây dựng các hồ chứa nước ngọt từ
hai vùng trũng thiên nhiên Đồng Tháp Mười và Đồng Cà Mau nhằm giữ lại được phần
nước đổ xuống từ thượng nguồn và cả lượng nước mưa hàng năm, đáp ứng nhu cầu
khẩn thiết về nước uống, phục vụ canh tác và kỹ nghệ cho ngót 20 triệu cư dân
ĐBSCL thay vì đổ phí ra Biển Đông qua các cửa sông. Quan trọng hơn thế nữa là
bảo vệ được các tầng nước ngầm / underground aquifers ngăn đất sủi phèn
đưa tới acít hóa toàn vùng đất đai ruộng vườn.
H ợp
Lưu 114 đến với quí độc giả và văn hữu trong những ngày đầu tháng 7 khi
những cơn mưa bất chợt ở Sài Gòn và Hà Nội báo hiệu một mùa ngập lụt mới. [...] Những ngày đầu hè thật nóng như các cuộc xuống đường liên tục
của người dân Việt Nam
để phản đối Trung Quốc về sự lấn chiếm vùng biển đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Những cuộc biểu tình của người Việt cùng khắp từ trong nước ra hải ngoại; từ Hà
Nội, Sài Gòn đến Liên bang Mỹ, Pháp, Nhật, Úc...
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.