- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Giấc - “Những bàn tay mọc lên từ ý nghĩ..”

20 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 83147)

tho-ma-1i-content

(Đọc tập thơ “Giấc” của Lữ Thị Mai, Nxb Hội Nhà văn, 2010)

 “Giấc” là tập thơ đầu tay của tác giả Lữ thị Mai. Nó - tập thơ đã nhắc với tôi rằng: Cuộc sống quanh chúng ta được bao bọc bởi hình ảnh. Chúng ta cần nó như cần ánh sáng để nhìn, không khí để thở. Hình ảnh chính là sự sống phản ánh vào trong con mắt ta, đó là một nguồn thông tin quý báu và cần thiết trong cuộc sống. Nó còn là một công cụ diễn đạt nhạy bén, trực tiếp, nói lên được những điều mà ngôn ngữ khái niệm không thể làm được. Nếu thiếu vắng hình ảnh, ngôn ngữ thơ sẽ trở nên đơn điệu, tẻ nhạt.

Hình ảnh có một vai trò quan trọng trong chức năng diễn đạt, trong văn, thơ, cũng như trong tất cả các ngành nghệ thuật tạo hình. Với “Giấc”, Lữ Thị Mai đã mang tâm lực của mình, chi chút, nâng niu hình ảnh để tạo hình cho ý nghĩ, cảm xúc.

Đọc “Giấc”, người đọc bắt gặp những hình ảnh mở và tự mình tưởng tượng ra những hình ảnh đó. Tác giả của “Giấc” đã khéo dụng ưu điểm của ngôn ngữ văn chương để neo giữ lời thơ trong tâm thức người đọc. Tôi gặp ở “Giấc “ bức chân dung của một cô gái đa cảm trước những gì đang diễn ra, đang hiển hiện quanh mình rồi thốt lên: “bình minh đón ngày giọt sương xon xót/ước có bàn tay nâng/em chỉ là hạt mầm cô đơn/ khóc trước sự thành tâm của cỏ” (Mê khúc). Đa cảm thường đi liền với sự yếu đuối nhưng tôi lại gặp trong tập thơ một trái tim trẻ với tình yêu đầy khám phá, nhiệt thành và rung động sâu sắc. Có thể coi bài thơ “Ngón” là một đại diện cho dòng cảm xúc như thế. “ngón vu vơ miết cổ áo anh dò vết dị thường/ngón khơi mở lần tìm/ngón thành tâm chiếm đoạt…” Rõ ràng không hề có tính từ nói về nỗi nhớ, không hề có danh từ nói đến tình yêu nhưng những câu thơ diễn tả trạng thái của những ngón tay, đồng thời diễn tả tâm trạng của người con gái đang yêu. Tâm trạng đó không được đặt vào một thời điểm nào cụ thể. Những hình ảnh thoang thoáng lướt qua nhưng không loang loáng trượt trôi. Nó ám lại trong dòng cảm xúc của độc giả: “này rất nõn nà/ này thì ắng lặng ngón tìm ngón…”. Mai sử dụng điệp từ để diễn tả trạng thái của sự vật, từ đó mà gọi ra tình yêu.

Chấm phá, phác họa, hình ảnh của mười ngón tay ở các trạng thái khác nhau là sự dịch chuyển của tâm trạng. Mai diễn tả nỗi nhớ trong lòng mình mà không hề gọi tên nó. Bức họa ngôn từ ấy gọi ra mảnh tâm trạng của một thiếu nữ đang “yêu” và đang “khát”. “Ngón” vì thế vừa mang tính phác họa, gợi mở vừa hết sức cụ thể, rõ ràng, day dứt. Ở một khía cạnh khác có thể coi “Ngón” là dấu ấn riêng mà Lữ thị Mai góp với dòng chảy thơ trẻ đương đại. Mai không đề thơ lên tranh hay vẽ tranh lên một bài thơ như thường thấy trong truyền thống để hai loại hình này tương hỗ, đề cao nhau. Chị kết hợp cả hai loại hình đó vào “Ngón” để tạo nên một bức hoạ được vẽ, được gợi ra bằng ngôn từ đã làm nổi bật sự cao quý của một bài thơ, khiến cho nó cụ thể hơn, sống động hơn.

Những hình ảnh được tạo bởi tư duy mĩ học và trí tưởng tượng giúp cho thơ ca - sản phẩm được tạo ra bởi sự thăng hoa của dòng cảm xúc vì thế không sa vào kể lể, miêu tả mà phải chạm tới bản chất của sự vật, bên kia cái vẻ bề ngoài của nó.

Ở một chừng mực nào đó, hình ảnh trong thơ ca mang cả hai yếu tố thực và ảo. Từ cảm nhận của cá nhân, thông qua ngôn từ, Lữ Thị Mai đã khắc họa trong cảm nhận của người đọc những hình ảnh không chỉ nhìn thấy bằng mắt mà chỉ hình dung được.

 “Những bàn tay mọc lên từ ý nghĩ”, câu thơ đó chính là sự liên tưởng, khái quát khi tôi khép tập thơ lại. Hình ảnh bàn tay trở đi trở lại trong tập thơ. Đó là: “tay khỏa nước giọt giọt ngày”, là: “ngón măng ngủ vùi chủ nhật
, là: “đêm gối đầu lên cánh tay” là: “thêm một lần cởi thắt lưng ban mai../Chậm rãi nếm vị mặn trên mấy ngón tay…”

Dù cho là vòng tay “khép hờ” hay là “hơi tay lạnh” cũng đều là sự sắp xếp có chủ ý. Tác giả dùng hình ảnh bàn tay là để:

 Thắp lửa trên mười ngón tay

 Xua những ý nghĩ vẩn vơ bay đi thật vội…

 (Vẽ lửa)

Khác với hội họa, diễn đạt trực tiếp bằng những hình ảnh cụ thể, thơ diễn đạt cái đẹp của thiên nhiên và của cuộc sống bằng những nét ẩn dụ, và hình ảnh trừu tượng. Vì thế, hình ảnh bàn tay trong thơ Mai vừa mang tính trừu tượng, vừa mang tính cụ thể, nó được nuôi sống bởi “ý nghĩ”. Như thế, cái đẹp của hình tượng văn học mà ta cảm thụ được trong óc tưởng tượng của ta, và ngay cả cái đẹp của một bức hoạ mà mắt ta nhìn thấy, cũng không thể nào giống hoàn toàn với cái đẹp mà người khác ghi nhận được trong đầu óc của họ.

Tôi không có ý định diễn giải những gì tôi cảm nhận từ tập thơ vì tính chủ quan trong việc tiếp nhận một tác phẩm văn học. Nhưng đã đọc “Giấc”, bạn hẳn đồng tình với tôi rằng: Khả năng tạo ra những hình ảnh mở của ngôn ngữ văn chương, chính là một trong những yếu tố có sức quyến rũ không thể nào thay thế được của văn, thơ. Nếu nói “thơ ca là bức họa để cảm nhận thay vì để ngâm” thì “Giấc” của Lữ thị Mai là một bức họa như thế.

Nguyễn Hồng Nhung

 






Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 49999)
Dòng người cúi đầu lặng lẽ đi Về phía ngôi nhà Đại tướng Thắp cho ông một nén hương trầm Không cần tượng đài tạc bằng đá
06 Tháng Chín 201312:00 SA(Xem: 52961)
theo tôi đi mây kín trời tháng tám cỏ đồng hoang đang cháy ngọn khô vàng chiều cất bước gió thơm từ cửa biển mưa đêm rồi xô giã biệt ăn năn
01 Tháng Chín 201312:00 SA(Xem: 52751)
Lần đầu tiên đọc truyện của Trần Vũ, tôi sốc...Thật vậy, nếu ai đã từng đọc truyện của ông sẽ có cảm giác choáng váng trong ma trận chữ nghĩa của nhà văn. Truyện của Trần Vũ luôn tạo ấn tượng đặc biệt nơi người đọc, đồng thời cũng gây nhiều tranh cãi trong làng văn.
08 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 53128)
“Kính gửi chị…..Tạp chí Văn đã đình chỉ đã vài tháng rồi nhưng chúng tôi chưa thông báo cho độc giả kịp. Thành thật xin lỗi chị”. Một cảm giác hụt hẩng và bàng hoàng xâm chiếm hồn tôi. Một mất mác vô cùng lớn bỗng làm tôi xốn xang như tôi vừa đánh mất một điều gì quí giá trong cuộc đời mình...
27 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 52757)
T háng 3 năm 75, cái hiền hòa thơ mộng của thành phố Nha Trang đã biến mất. Đà Nẵng đã thất thủ, dân và lính từ Kontum, Pleiku đang ào ạt đổ về thành phố biển. Thành phố bụi bặm và đông nghẹt người di tản với khuôn mặt ngơ ngác lo âu, những chiếc xe M-113 phủ lá cây ngụy trang từ Tây Nguyên ầm ì chạy vào thành phố và ngồi sau những khẩu đại liên là những người lính mệt mỏi đăm chiêu.
15 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 53714)
H ọ đang chơi trò “con thỏ” trên chiếc giường rộng 4x4m khi cơn bão Magic vượt qua cửa biển tràn vào thành phố. Thực ra Marilyn không thích mấy tư thế này, nàng thích trò “cưỡi ngựa” hơn...
14 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 59394)
M i không bầy đàn, mi cũng không phe cánh hẩu Những kẻ khôn ngoan hơn mi đã chết hay gãy cánh từ lâu Những tên áp-phe, mặt rô Những tên lại cái, xăng pha nhớt... tàng ẩn điên loạn chụp giựt từng cơ hội
14 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 51627)
T ừ trước tới giờ tôi vẫn tuân thủ theo Wallace Stevens “ Người đọc thơ là người hành hương, xuất phát lên đường, giãi bày” (The reader of poetry is a kind of pelgrim setting out, setting forth). Thế nhưng đối với tập thơ “Có Thể” chỉ có 31 bài với số lượng mỏng manh 40 trang khổ 13 x 20, mà tôi phải nghiền ngẫm khá lâu khổ sở hơn cả người hành hương.
14 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 57151)
C húng ta chưa bao giờ ngừng dối lừa nhau. Nhưng sự dối lừa ấy giúp ta an phận với cuộc đời này. Nàng nói với Lam như vậy. Anh im lặng, choàng tay ôm lấy nàng. Nàng nép sâu hơn vào ngực anh, quấn siết lấy anh bằng những nụ hôn ướt át, lơi lả.
14 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 53241)
N hà văn Thế Uyên đã qua đời lúc 5 giờ 31 chiều ngày 11 tháng 6 tại tư gia ở Bothell, tiểu bang Washington sau một thời gian dài bị bệnh, thọ 78 tuổi.