Một cây bút xuất hiện chưa lâu nhưng đã gây nhiều xôn xao trên văn đàn. Có hàng chục bài viết đề cập đến trên các trang báo lớn như An ninh thế giới, Tuổi trẻ ,Văn nghệ trẻ, Hợp Lưu, Talawas, hàng trăm ý kiến trao đổi qua các trang web, đã mở nhiều hội thảo và có cả phỏng vấn, đốí thoại của những cơ quan thông tấn nước ngoai có uy tín (BBC) v.vàVấn đề hay, dở đến đâu chưa nói , nhưng phải công nhận Đỗ Hoàng Diệu và các truyện ngắn của chị (đặc biệt là Bóng đè- NXB Đà Nẳng , 2005) quả thật đã thu hút nhiều chú ý của bạn đọc và có thể xem là một hiện tượng của đời sống văn học năm 2005.
Xung quanh tập truyện ngắn Bóng đè (và một số truyện khác không đưa vào tập này) tuy có nhiều loại ý kiến nhưng có thể phân thành các luồng chính sau đây. Loại khen hết mực xem là một sự đổi mới đáng kể trên văn đàn nước nhà , có ý kiến còn liên hệ cả đến những sự xuất hiện của các nhà văn lớp trước như Tô Hoài ,Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, “vì những tác phẩm truỵện ngắn mới xuất hiện đã mang một giọng điệu khác đi so với những thành tựu có trước chúng” ( Phạm Toàn ). Trong số những người khen ngợi Đỗ Hoàng Diệu và Bóng đè có những nhà văn, nhà phê bình có tên tuổi bấy nay. Nguyên Ngọc, Châu Diên và một số người khác nồng nhiệt khen ngợi Bóng đè. Nhà văn Nguyên Ngọc nói: à trong vài năm trở lại đây ông có tâm trạng bi quan về văn chương Việt Nam. Nhưng với Bóng đè, ông nhận ra mình đã lầm. Ông cho rằng, cũng như Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh trước đây, Đỗ Hoàng Diệu là một bất ngờ, và sự ra đời một cuốn sách như Bóng đè đánh dấu mốc khởi đầu của một thời kỳ mới.
( VietNamNet - Tọa đàm về Bóng đè , Chiều 27/9/2005, tại Hà Nội, Nhà sách Kiến thức ).
Phạm Xuân Nguyên trong lời giới thiệu tập sách cho rằng... “Đỗ Hoàng Diệu tự mở cho mình một đường riêng” ,...” đã thám hiểm và khai phá những vùng cuộc sống bị che khuất hay cấm kỵ”.
GSTS Lê Ngọc Trà, một người vốn cẩn thận và kiệm lời cũng không dấu niềm hy vọng : “...một số truyện ngắn gần đây được đánh giá cao như Cánh đồng bất tận, Bóng đè là do tác giả của chúng đều còn rất trẻ. Họ có vẻ là những cây bút dũng cảm, nhưng thật ra caí chính là họ tự do,thanh thản hơn, nếu có dũng cảm thì cái chính là họ dũng cảm với chính mình. Đó là những tín hiệu mới đáng để vui và hy vọng... “ ( Tuổi trẻ- Xuân Bính Tuất2006 ).
Ngược lại không ít người chê bai, xem Bóng đè - một tác phẩm thuần tuý gợi dục rẻ tiền , Đỗ Hoàng Diệu chỉ là cây viết tầm thường.
Số còn lại có khen có chê, họ khen cách viết mới có những ẩn dụ xa xôi, sex chỉ là phương tiện; còn chê tác phẩm chứa những ẩn dụ chưa chính xác, thậm chí phỉ báng ,phủ nhận quá khứ dân tộc và nhiều trang gợi dục quá độ.Ngoài các loại này còn có những ý kiến bàn về các cách tiếp nhận và phê bình Bóng đè, lưu ý các tiêu chí phê bình không đồng nhất khi tiếp cận tác phẩm.
Để hiểu rõ thêm về hiện tương Đỗ Hoàng Diệu và Bóng đè , có lẽ cần đi sâu tìm hiểu các tác phẩm cụ thể. Bóng đè là tên truyện ngắn tiêu biểu được tác giả lấy đặt tên chung cho cả tập truyện ,trong bài viết này để có một cái nhìn toàn diện về tác giả chúng tôi có liên hệ đến một số truyện ngắn khác của chị không có trong tập Bóng đè ( Tình chuột ,Cô gái điêm và 5 người đàn ông, Những sợi tóc màu tang lễ...).
Theo thiển ý chúng tôi, Bóng đè quả đúng như nhiều nguời đã lưu ý , tác giả ngoài một số truyện dừng lại ở cách viết tả chân mộc mạc không có mấy đặc sắc, tâm lý nhân vật hời hợt, tình tiết gượng ép (Hoa máu, Huyền thoại về lời hứa, Bốn người đàn bà và một đám tang ...) những truyện thành công gây nhiều tranh cãi đều xử dụng một but pháp đa dạng kết hợp các yếu tố “ảo” và “thực” có nhiều ẩn dụ, nhiều biểu tượng tạo nên nhiều tầng nghĩa, đưa đến cho người đọc nhiều cảm nhận khi tiếp cận các chi tiết cũng như hình tượng của tác phẩm.
Chúng tôi không phủ nhận yếu tố gợi dục trong tập truyện. Nhiều tình tiết tác giả tả quá cụ thể , sỗ sàng về việc làm tình và các bộ phận thân thể gợi cảm giác bản năng nhục thể . Thực ra đây cũng là một cái “môt” mà nhiều nữ tác giả trong thơ cũng như văn bấy nay ta gặp không ít trên các trang sách, báo trong và ngoài nước,nhưng so với các đàn chị thì Đỗ Hoàng Diệu không tinh tế cho bằng mà thôi.Nhưng có lẽ đây cũng là một dụng ý cuả tác giả để kích thích trí tò mò người đọc, sau đó sẽ thổi bùng lên những ẩn ý. Có lẽ ta cần lưu ý lời tự bạch của tác giả qua các trao đổi : sex không là mục đích chỉ là phương tiện!
“Trong vô thức, tôi viết, và nhục cảm đã tràn lấp từng câu chữ mà tôi không biết để kịp ngăn lại. Khi tỉnh ra, tôi biết có thể mình hơi quá, nhưng chẳng nhẽ tôi phải thuê một người ngồi bên cạnh lúc tôi viết, để người ta nhắc tôi không được đam mê? Vả lại, tôi đâu miêu tả cảnh làm tình, tôi muốn chặt đôi con rắn lục - ông giáo sư khi ông ta xanh nhớt trườn tới mấy cô sinh viên ngây thơ trên nền gạch hoa màu sắc dối trá, tôi muốn cấu xéo vào nỗi đau rách toác của cô gái trong Những Sợi Tóc Màu Tang Lễ. Với Cô Gái Điếm và 5 Người Đàn Ông, tôi muốn thiếu nữ dùng mọi thủ thuật để xuyên thủng trái tim từng người đàn ông hèn kém không dám sống thật với bản thân mình chứ không phải xuyên thủng cơ quan sinh dục của anh ta.”
(Đỗ Hoàng Diệu - Bản năng nhà văntrong thực trạng đồng phục)
Đúng như lời tự nhận xét, do sự đam mê thái quá nên đôi khi ngòi bút vượt khỏi chủ định của người viết .Ta gặp nhiều lần những vũng nhầy, những bãi cỏ tơ , những cú nẩy, cú đâm thọcà và hơi gai gai là do vậy!
Nhưng tập truyện không chỉ dừng lại ở đó , và nếu đọc tập truyện chỉ cảm thấy như vậy thì quả thật không tốn nhiều giấy mực đến thế! Phải nói ,đọc các truyện ngắn của Đỗ HOÀNG DIệU , độc giả bị cuốn hút từ đầu vì sự khơi gợi ,sự ngụ ý của nó.Những biểu tượng sâu sắc hay nông cạn có thể khác nhau ở các hình tượng của từng truyện nhưng nhìn chung tập truyện gợi được sự chú ý của người đọc, gấp trang này lại, muốn mở tiếp trang sau. Bút pháp khi thực khi ảo , hình ảnh khi biểu tượng khi cụ thể nhưng đều tạo được một tầng nghĩa thứ hại, thứ ba lôi cuốn người đọc.
Với các truyện Tình chuột, Bóng đè, Cô gái điêm và 5 người đàn ông, Những sợi tóc màu tang lễ, Dòng sông hủi,Vu quyàchúng ta thấy hiện lên một bức tranh về mặt trái của cơ chế thị trường , nó làm băng hoại đạo lý , luật pháp ,nó sản sinh những quái thai.Thực tiễn có lẽ còn nhầy nhụa hơn sự miêu tả của Đỗ Hoàng Diệu , nhưng chỉ dăm chục trang sách tác giả cũng đã kịp phơi bày cái trạng thái phi luân mà định chế đồng tiền, cộng hưởng với thói chuyên chế làm nảy sinh. Cái thực trạng mà cả lũ đàn ông xăm xói lừa gạt một cô gái ,đẩy cô vào cái chết vì sự lầm lỡ trong sạch mong gặp người yêu phương xa của mình;cáí thực trạng mà lễ giáo cổ hủ trói buộc khiến một cô gái phải bốn lần tuyệt tình để lần thứ năm lấy một ông già tóp teo bất lực; cái thực trạng mà năm cậu bé vị thành niên đã được nếm trải mùi vị đàn bà và bị ám ảnh suốt đời; cái thực trạng mà một cô gái lương thiện bị áp chế cả tinh thần và thể xác đến nổi cảm thấy hạnh phúc khi sống trong một làng hủi hơn bên cành người chồng thủ ác ;cái thực trạng loạn luân khi mà những tiền bối trọng vọng lại bầy hầy với dâu con trong sự bất lưc của gia tộc; cái thực trạng mà các vị giáo sư “đáng kính” , vị thứ trưởng quyền uy đem cái thông tuệ, cái danh vọng của mình lừa gạt đè nén các cô gái nhẹ dạ non nớt thoả mãn lòng dâm... Tất cả là bức tranh màu xám của mặt trái cơ chế thị trường ảnh hưởng vào đời sống văn hoá ố xã hội VN mấy chục năm nạy, sau những trang sách tò mò gợi dục, Đổ Hoàng Diệu đã tạo nên .
Nhưng sâu xa hơn, những trang viết của Đỗ Hoàng Diệu còn đề cập đến những vấn đề về văn hoá ,về lịch sử dân tộc. Những cuộc tình do ép hôn, do cưỡng bức , và loạn luân.. phải chăng là những ẩn dụ về sự ảnh hưởng , về sự nô lệ ngoại bang của văn hoá Việt, của thực trạng Việt trong trường kỳ lịch sử và tàn dư còn cả đến bây giờ. Cái hình ảnh người đàn bà nẩy cong hình chữ S bị cưỡng hiếp một cách chua chát và thích thú -biểu tượng của văn hoá VN-chắc sẽ còn ám ảnh lâu dài bạn đọc ! Thông qua các biểu tượng nghĩa địa hồn ma, ngày vu qui , dòng sông hủi, cây cổ thụà tác giả ám chỉ thực trạng xã hội và văn hoá VN một thời ? Và đây:
Năm người đàn ông giật mình. Hai mươi năm bây giờ họ mới biết cô gái ấy tên Huệ. Một cái tên đẹp dành cho một người phụ nữ đẹp. Họ bối rối. Giọng nói ân cần du dương thúc giục mời mọc. Từng người một cởi giầy và leo lên những chạc cây, cổ thụ nâng đỡ họ dễ dàng. Tiếng cô gái lảnh lót:
“Mỗi anh tìm cho minh một chạc cây vững chắc đi, em sẽ leo xuống dần dần...”
Họ nhìn thấy màu gạch thoăn thoắt trèo xuống. Năm người đàn ông không còn biết gì nữa. Không có thời gian, không có mùa, không có mầu sắc và không có cả âm thanhà
(Cô gái điêm và năm người đàn ông)
Cái hình tượng cô gái từ cành cây cao lần lượt tuột xuống để giao hoan với năm chàng trai từ năm cành phia dưới (có một chàng tóc quăn), phải chăng cũng là một biểu tượng cây phả hệ , ẩn dụ về thực trạng tạp giao hỗn thê mà dân tộc ta đã trải qua và tính hoang dã của nó hiện nay vẫn chưa mất.. Con số Năm mà tác giả hay lặp lại : năm người đàn ông, năm chàng trai, năm cuộc hôn phối, năm lần giao tình à. có gợi được chút gì về sự hỗn loạn của cuộc sống mà dân gian thường nói đến trong các thành ngữ năm cha ba mẹ , năm lần bảy lượt, năm thì mười hoạ(!?)
Có ý kiến cho là những ẩn dụ mà Đỗ Hoàng Diệu nêu lên biểu hiện một nhận thức chưa đủ độ chín , là bắt chước, lặp lại một nhà văn lớp trước ,là sai lầm, phỉ báng cha ông, bôi đen thực trạngà?
Đánh giá chung về Đỗ Hoàng Diệu , có tác giả bảo chỉ là một cây viết tầm thường “mon men đứng vào hàng ngũ các nhà văn”. Có tác giả đề cao “Đỗ Hoàng Diệu thật gần với J-P. Satre một trong những nhà nhân văn chủ nghĩa của thời đại chúng ta” khi thể hiện cái thực trạng buồn nồn, phi lý. Một người khác nghi vấn Đỗ Hoàng Diệu đã chắc gì đã đọc J-P. Satre mà bảo chịu ảnh hưởng? (*) Thực ra sự gặp gỡ về tình cảm , tư tưởng của những nhà văn không chỉ bó hẹp ở chỗ họ đã đọc của nhau, mà nên giải thích là do sự đồng cảm cuả tâm hồn trước những biến thiên đời sống , mà cũng có thể sự đồng cảm này gián tiêp qua âm ba xã hội , qua cộng hưởng các tác phẩm nhiều thế hệà.Cũng không nên so sánh với những nhà văn nữ khác như Vệ Tuệ, Cửu Đan làm gì vì Đỗ Hoàng Diệu là một hiện tượng của văn học VN với những ưu và nhược mà xã hôi và nền văn học đương đại tạo ra.Họ không là cái bóng của nhau mà là sự bổ sung cho nhau.
Về các luận đề mà Đỗ Hoàng Diệu nêu lên, có thể là lặp lại của ai đó ,cũng có thể mờ nhạt, phiến diện, nhưng không nên đòi hỏi một thiên truyện ngắn phải biện minh rõ ràng bằng các tam đoạn luận như một bài triết học,nhà văn bằng sự tưởng tượng hư cấu của mình nếu làm được cái việc gợi ý , nêu lên một điều gí đấy dẫu còn mơ hồ có ích cho cộng đồng cũng đáng đươc cảm thông !
Con đường trước mắt còn dài, một ánh lửa có thể tắt đi , cũng có thể sáng hơn. Thời gian sẽ là trọng tài công minh. Nhiều trang viết của Đỗ Hoàng Diệu quả thật còn chưa thật khéo , như trên chúng tôi đã đề cập đến , những trang viết về đời sống thực , những trang miêu tả tâm lý nhân vật quả thật còn cần dày công nhiều mới tránh khỏi cảm giác đơn điệu.Tuy nhiên phải công nhận Đỗ Hoàng Diệu đã trình làng một phong cách nghệ thuật độc đáo, đặc biệt một cách cảm nhận hiện thực và lịch sử khá táo bạo mới mẻ.
Một nhà thơ thế kỷ trước có viết :
Hỡi người bạn đường mệt mỏi của tôi,
Xin chớ nao lòng cho dù bạn có là ai chăng nữa!
( Hình như là của Nát xơn ố Anh ) .
Trên đôi vai mảnh mai của Đỗ Hoàng Diệu gánh một trách nhiệm có lớn quá chăng trước những lời khen cũng như tiếng chê.Tôi muốn dành câu thơ trên cho chị./.
Tháng 1-2006
H.Q
* Phan Quý Bích - Về sự đổi mới trong sáng tác - Văn Nghệ Trẻ - số 51, Hà nội 2005 .