- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc
Lượt người xem
207,374

ĐẾN MỘT LÚC NÀO ĐÓ

24 Tháng Mười Hai 201812:39 SA(Xem: 16513)

nk 9
tranh Nguyễn Khai



QUÊN

Nhiều thứ chạy qua trước mắt
cô chủ nhỏ dắt con chó nhỏ bướng bỉnh bên vạt cỏ
kẻ li hương cầu thực nôn nao lạ
rũ mát một tâm hồn

 

gặp nó lúc còn rất bé
giờ chống cự không lại
vô định bí ẩn

muỗi

 

say đắm một con trâu
triệu năm nào có cái gì 
làm một đám cỏ cho mi ăn liền.

 

NGỒI IM NGHE DỰ BÁO

 

Nơi đây
chiều nay lượng mưa hai mi li
nhan sắc cười mỉm
phai chút chẳng sao

 

thực ra đời đang nung đốt
ít kẻ can đảm
nhúng tay vào
nghe ngóng cho vui

 

bên lề
tiền vàng mả tự cháy
hồn về giữa nắng
mang đi

 

siêu bụi nhiệt điện rãi khắp miền nam mang về từ trung cộng
không chết già mà chết vì ung thư
bên vách nhà

 

tiết chế vô cảm
chờ họp
đi thăm làm việc và hợp tác
mãi bắt tay

 

thôi
dự báo
chiều nay lượng mưa hai mi li.

 

 

KHÔNG HỒI ĐÁP

 

Hạt mưa cuối cùng sót lại
êm ã bỏ rơi thanh âm
lấp mất mùa vàng xao xác

 

lửng lơ sợi khói cuối trời
ta nghe tiếng ngày gãy rụng
buồn đau còn đọng mắt người

 

ý tưởng quên mình chớp lóe
tuyệt vọng sao mãi lung lay
dưới đống hoang tàn đổ nát

 

tìm ai nhặt dấu chân trần
của người vẫn chưa mười tám
tóc xanh bỗng đổi tóc màu

 

mộng trang hoàng trưa đến
mầm xuân ngủ mãi trên môi
đời say trời luôn mau tối

 

tình ta có gì đáng nhớ
mãi không đồng vọng thề hồi.

 

ĐẾN MỘT LÚC NÀO ĐÓ

 

Ngươi không chạy kịp nữa
thời gian nói
lặng nghe 
rồi chim bỏ đi đâu mất
lần mò vào núi thanh âm

 

ta ăn không nổi trái ớt
cay độc đầy tràn tim gan
vô hình đột nhiên sờ thấy
vẹn nguyên để hạt gieo trồng

 

suối nguồn đầu ta cũng cạn
lệ khô máu cũng lạnh tanh
chắc cần lá khô châm lửa
tự nhiên hôn phối cho mình

 

giờ ta chống cự cái chết
nên phải nhuộm tóc cạo râu
sao mình không thả lỏng
thì ra muốn đẹp mắt trời.

 

 

CÂY

 

Trong hơi thở cây gặp lại tôi năm mươi năm trước
quanh quanh mê man thẳm xa
thật gần trong hiện hữu
mơ sâu

 

ta không thể lê gốc rễ đi thăm anh
thuở bám mòn thân ta
hiền hòa

 

ném trái cho anh trên ấy
chắc chiu chút nhựa cỗi cằn
quên hương

 

không cần gặp gỡ nhau
nghe thấy hơi thở anh
có cơn đau ở ngực
thì phải?

 

TRONG LÚC RƠI

 

Rực rỡ sẵn sàng
hương ngọt ngào kiếp trước
sự cho

 

cú phóng không chướng ngại
đám ấy cán lên nhau nát bấy
tiêu diệt tư duy độc
truyền 
xuống
thế hệ

 

mặt đất không còn bình minh
về nơi sanh ra
ai có ánh sáng
cho xin

 

xác hoa dính trên bàn chân
hình như hơi thở người chết.

 

RẤT LÂU KHÔNG ĐẾN VỚI NHAU

 

Dường mọi ngả đường bị lấp san bí lối
lí trí hỏi con tim mỏi mòn thinh lặng
mạch máu chẳng đập về nhau
cái đẹp xóa đi vĩnh viễn

 

dường mùi hương cây lá thuở ấy đã già 
mãi mãi
đón nhận trong cõi sống
chôn sâu chúng ta
héo hắt không bao giờ đến bình minh.

 

RỖNG

 

Mặt mãi nghe rền vang vực lửa
giọng gió lời chuông rộng
sa mạc thời cúi xuống
giả cháy

 

còi cấp cứu lao lại
trả người nhà
xác chết

 

không ai hiểu lúc sống
vây quanh
xem hạ huyệt

 

bên ngoài túi
chân không.

 

GỌI

 

Thẳng đứng vực âm chiều thanh sâu ý nghĩ
xác xơ chân đá sỏi
ngực triều va đập
ném bóng núi đỉnh không nhìn thấy
miền trôi trời ấm mắt huyền không
vạn cuộc người qua đi sông một mình ngồi lại
đơn chiếc cái nhìn gọi sóng mồi côi

vòng tình xuất lá non bi kịch bướm
vườn người xa ngơ ngác lá về
nát rách bóng tán từ viền kịch tính
lửa cao dâng đâu vào trú trong mình

tiếng gọi vô hình từ mẻ lưới vô thinh
khói tẩy đồng vướng víu
nướng tiếng chim thơm phức bóng người
hạt lúa sót ngọt đau từ vụ trước

nước lên mưa xuống bám gót chân trời
cánh đồng hụp dưới chân người thành phố
no đói thật gần
nỗi nhớ thì xa

gối đầu lên áng mây qua
sọat chân ngoài cõi ta bà lắng nghe…

Nguyễn Đăng Khương

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Chín 202310:53 CH(Xem: 912)
Trong những thập niên tới—khi các văn khố hoàn toàn mở rộng—chúng ta mới có thể biết rõ ai là người Việt đầu tiên đã đến Mỹ và tiếp cận với nền chính trị Mỹ. Cách nào đi nữa, Bùi Viện khó thể là nhân vật này… /... Nguyễn Sinh Côn—dưới bí danh Paul Thành, rồi Nguyễn Ái Quốc—có thể là người Việt đầu tiên đến Mỹ, và chắc chắn là người đầu tiên nghiên cứu hệ thống chính trị Mỹ… /... Phần tư thế kỷ sau, Nguyễn Sinh Côn—với bí danh Hồ Chí Minh—thực sự móc nối được với cơ quan tình báo chiến lược (OSS) Mỹ, được tặng bí danh “Lucius,” rồi bước vào Hà Nội giữa cao trào cách mạng 1945.[lvii] Mặc dù Liên bang Mỹ đã chọn thái độ “hands-off” [không can thiệp] khi liên quân Pháp-Bri-tên khởi đầu cuộc tái xâm lăng Việt Nam năm 1945, / ...cũng như thiết lập sự chính thống cho chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, qua cuộc bầu cử quốc hội 1946 và bản Hiến Pháp 9/11/1946...—đồng thời có thời gian chuẩn bị cho cuộc chiến kháng Pháp suốt 8 năm kế tiếp.
31 Tháng Tám 202311:33 CH(Xem: 1257)
Sunday afternoon, September 2, 1945. High on a stage at Cot Co [Flag Pole] park—which was surrounded by a jungle of people, banners, and red flags—a thin, old man with a goatee was introduced. Ho Chi Minh—Ho the Enlightened—Ho the Brightest—a mysterious man who had set off waves of emotion among Ha Noi's inhabitants and inspired countless off-the-record tales ever since the National Salvation [Cuu Quoc], the Viet Minh organ, had announced the first tentative list of the "Viet Minh" government on August 24. It was to take the Vietnamese months, if not years, to find out who exactly Ho Chi Minh was. However, this did not matter, at least not on that afternoon of September 2. The unfamiliar old man — who remarkably did not wear a western suit but only a Chinese type "revolutionary" uniform — immediately caught the people's attention with his historic Declaration of Independence. To begin his declaration, which allegedly bore 15 signatures of his Provisional Government of the Democ
26 Tháng Mười Một 20198:59 CH(Xem: 16132)
Những tác phẩm do TẠP CHÍ HỢP-LƯU xuất bản:Hiện có bán qua hệ thống Amazon phát hành toàn cầu. Và SÁCH MỚI CỦA NXB TẠP CHÍ HỢP-LƯU 11-2019 Hiện có bán qua hệ thống phát hành LuLu.com.
21 Tháng Chín 20232:50 CH(Xem: 914)
Mùa thu trải ra trải ra / Từng bước chân trên ngọn cỏ khô / Có em chạy băng qua cánh đồng hoang tưởng / Nụ hôn vội một sáng ướt mưa / Có phải em và mùa thu / Chia tay và nỗi buồn có thật / Như mưa / Rơi xuống đời nhau.
15 Tháng Chín 202312:19 SA(Xem: 996)
Vô cùng thương tiếc khi được tin: Anh Nguyễn Văn Cử, Pháp Danh Gelek Gamba / Cựu học sinh Chu Văn An và Trần Lục / Cựu Sĩ Quan Võ Bị Thủ Đức, Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa / Sinh ngày 16 tháng 4 năm 1944 tại Hải Phòng, Việt Nam / Đã quá vãng ngày 22 tháng 8 năm 2023 / tại San Jose, California / Hưởng thọ 79 tuổi
12 Tháng Chín 20238:24 CH(Xem: 1351)
Đá nghe chuyện của mưa / Mang lời cho gió / Phía sau câu chuyện là tiếng sóng / Nụ cười gieo / Gió cuốn mây / Những đứa trẻ nhặt mưa ban ngày.
12 Tháng Chín 20231:30 CH(Xem: 1199)
Kể từ lần đó, chúng tôi quay trở lại và coi quán Eden như điểm hẹn hàng ngày. Thi thoảng, em sẽ đến sớm hơn tôi, vẫn dáng vẻ im lìm nhắm mắt hút thuốc không hề để tâm tới xung quanh ấy. Em thích những bản nhạc thê thiết vẫn nhả lời rầu rĩ ở quán. Lý do mới thật sự đơn giản làm sao.
12 Tháng Chín 20232:20 SA(Xem: 1298)
Ngủ đi. mênh mang suối nguồn / Ngủ đi. vợi nhẹ tâm buồn không đâu / Một bóng đời vút ảnh câu / Mà trần gian vẫn nhiệm mầu sắc không
12 Tháng Chín 20231:37 SA(Xem: 1445)
Phàm những gì người ta thích thì thường chòi mòi chốc mảy vì thứ ấy. Ví như người mê gái đẹp (thấy gái đẹp ai không mê, người nào nói không mê gái có mà hâm!), cô nào có vóc dáng lả lướt, ngồ ngộ, trang phục hơi sex đôi chút thì con ngươi như dán chặt vào đó. Lại có người thích chơi chim, mỗi lần nghe tiếng hót là như bị hốt hồn. Mỗi cách chơi đều có hội riêng, tập hợp những người cùng sở thích, chủ nhân của những quán cà phê vỉa hè cũng đã tận dụng cái sở thích ấy để mà câu khách. Trên cành cây có treo dăm ba lồng chim, bên ly cà phê mà tán pháo, tán cái vui dân dã của mình. So cọ con chim này hót hay , con chim kia đang bắt đầu thay lông. Và cũng từ đó, có nhiều kẻ tìm được khối tiền vì những trò chơi.
12 Tháng Chín 202312:43 SA(Xem: 1259)
Hai câu trên nằm trong bài thơ mang tên “Lễ Phục Sinh 1916” của William Butler Yeats. Bài thơ nhằm tưởng nhớ tới những người đã ngã xuống cho tự do và độc lập của Ireland. Cuộc hành quyết đẫm máu các thủ lĩnh cách mạng sau cuộc trỗi dậy vào ngày lễ phục sinh đã đánh thức cả một thế hệ Ireland. Cuối cùng, nhân dân Ireland cũng dành được độc lập vào năm 1949 và bài thơ của Yeats được cho là một trong những bài thơ chính trị hay nhất của thế kỷ 20 trong lịch sử văn học nước Anh.