- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Văn Hữu Và Bạn Đọc H L 91

26 Tháng Mười 200812:00 SA(Xem: 11479)

 Văn Hữu và Bạn Đọc 

Thư của Người Lái (Thiêu), Bình (Dương).

 Kính gởi Tạp Chí Hợp Lưu,

Tôi là độc giả Hợp Lưu từ ngày còn ở VN, đến nay đã qua Mỹ vẫn không có gì thay đổi về lòng tin cậy đối với quý báo. Nay rảnh rỗi của dịp cuối tuần tháng 9, đọc lại những số cũ của năm qua thấy có những bài rất hay, cụ thể Hợp Lưu số 88 (Tháng 4&5 2006) như bài viết của Phan Nhật Nam về "Những Người Viết Nên Thơ". Riêng phần cá nhân bản thân, qua số HL kể trên, tôi được đọc lại kỹ hơn hai biên khảo giá trị về mặt tài liệu lịch sử cũng như văn học.. Bài về Hiệp Định Sơ Bộ 6 Tháng 3, 1946 của Chính Đạo, và Bình Nguyên Lộc (1914-1987), Đất Nước và Con Người của Thụy Khuê. Xin quý báo cho tôi gởi đến hai tác giả trên lời trang trọng cảm phục từ một độc giả chân thật.

Tuy nhiên, trong bài của Thụy Khuê về Bình Nguyên Lộc có một điều bất cập ấy là, người viết Thụy Khuê đã có lúc gọi"Bình " thay vì đủ danh tính "Bình Nguyên Lộc "( HL88- trang 11,12…). Chúng tôi thiển nghĩ, Thụy Khuê hẳn vì hảo ý "muốn bày tỏ tính thân mật " đối với một tác giả mà người viết sẵn có lòng ngưỡng mộ - Nhưng trường hợp đối với "Bình Nguyên Lộc" hoàn toàn là một điều bất khả - Vì tôi sẽ tạo nên một tai họa bằng cách viết sau đây với các tính danh không viết nên đầy đủ.. "Thụy .. không biết rằng Bình .. sinh ở vùng Đồng .., nơi có những tên tuổi như Tướng Đỗ .., nhà hoạt động cách mạng Phan .. người đã bị dân quân Việt .. giết chết trên đường từ Lái .. về Thủ .. Thời điểm mà Trường .. cử Nguyễn .. vào Nam Bộ chỉ huy kháng chiến".

Xin quý báo hiểu rằng tôi hoàn toàn không có ý cố tìm một hạt cát nhỏ trong bát cơm ngon.

Kính thư.

Người Lái (Thiêu), Bình (Dương)

(USA ngày 30 tháng Chín -2006)

 

 

 

 

 

Kính gởi Người Lái (Thiêu), Bình (Dương),

 

Tạp Chí Hợp Lưu rất cảm ơn những ý kiến trong bức thư đề ngày 30-9-2006 của ông.

Chúng tôi đã tham khảo cùng nhà phê bình văn học Thuỵ Khuê: " Bình Nguyên Lộc, tên hiệu, nghiã là Con Nai Vùng Đồng Bằng (ý ông Bình Nguyên Lộc muốn nói đến đồng bằng sông Cửu Long). Cho nên khi gọi riêng ra là Bình thì không có nghĩa. Còn những trường hợp khác như trường hợp các ông Võ Phiến, Dương Nghiễm Mậu ...cũng là tên hiệu, vẫn có thể gọi là ông Võ, ông Dương được, vì biệt hiệu của họ có cả Họ và Tên."

Thưa ông,

Ông nói đúng,vì sơ ý, nên toà soạn đã quên sửa những chỗ mà người viết đã ghi "Bình" ở lúc đầu. Xin đọc "Bình" ở trang 11,12 (HL88) thành "ông" thì mọi chuyện sẽ dễ chịu ngay, không còn là "hạt sạn trong bát cơm ngon" .

Dịp khác, khi viết thư xin ông đừng giấu tên… để tác giả bài viết có thể trả lời trực tiếp cùng ông.

Một lần nữa cảm ơn ông, kính chúc ông nhiều sức khoẻ.

Tạp Chí Hợp Lưu

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 32626)
Mở đầu cuốn Những cuộc đời song hành , Plutarque viết: “Sossius Sénécion ạ, khi miêu tả Trái đất, các sử gia đẩy ra sát mép bản đồ của họ những vùng đất mà họ không biết và chú ở bên cạnh: “vượt qua ranh giới này chỉ còn là sa mạc hoang vu và thú hoang nguy hiểm” hay “đầm lầy u tối” [1,75]. Hẳn rằng, nếu như không có sự ảnh hưởng trực tiếp, thì Trần Đức Tĩnh đã viết Đối cực (Nxb Trẻ, 2014) cũng với một cảm hứng gần như tương đồng với Plutarque trên góc độ quan niệm có những thế giới song hành, khác biệt nhưng lại tương tác nhân quả lẫn nhau.
17 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 32969)
T rong một cuộc hành quân dài ngày cuối năm 1970 thế kỷ trước, chúng tôi những người lính tác chiến của Quân đội Miền Nam Việt Nam, được lệnh trang bị khá chu tất, từ súng đạn tới quân trang quân dụng. Tuy cồng kềnh, nặng trĩu, tôi vẫn cố sắp xếp để ba lô có được một khoảng nhỏ, đủ chứa vài ba cuốn sách, do vợ tôi, bấy giờ còn là “người yêu” gửi ra hậu cứ. Đó là bốn tác phẩm của Y Uyên, Dương Nghiễm Mậu, Hoàng Ngọc Tuấn, và Ngô Thế Vinh. Ba tác giả đầu tôi đọc say mê, đến Vòng Đai Xanh thì khựng lại...
05 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 36722)
D ohamide là một tên tuổi quen thuộc trên báo Bách Khoa trước 1975, chuyên khảo về lịch sử và văn minh Chàm. Đã xuất bản năm 2000: “Dân Tộc Champa: Hành trình Tìm về Cội Nguồn”. Xuất thân Học Viện Quốc Gia Hành Chánh và tốt nghiệp M.A. Đại Học Kansas, Hoa Kỳ. Lớn lên ở miệt Hậu Giang Châu Đốc nên rất am tường về hệ sinh thái Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đây là bài điểm sách thứ hai của anh Dohamide nhân dịp CLCD BĐDS tái bản lần thứ 3.
20 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 31188)
J . Maulpoix. nhận xét: Thơ là thứ đối tượng của ngôn ngữ khó khăn, một sự dũng cảm, một công việc vĩ đại và biến hóa, đề xuất hay bắt buộc, là sự cô đọng tối đa của sự kiện ngôn ngữ tập trung trong một không gian thu hẹp.
05 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 34501)
V à chúng ta dễ dàng nhận ra màu đỏ của “Đàn sẻ ri bay ngang rừng” thường xuyên nhất được dùng để tả máu. Máu khi người vợ sinh con, và máu khi những con chim sẻ bị bắn chết: sự đối lập của màu đỏ của bắt đầu sự sống và màu đỏ của bắt đầu sự chết.
19 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 35011)
M ột hiện tượng, tưởng rằng đã chết khi ông Osho tức Bhagwan Shree Rajneesh bị chính quyền Liên Bang Hoa Kỳ trục xuất về Ấn Độ vào năm 1987, nay đang có những chỉ dấu sống dậy, không phải chỉ trong cộng đồng Oregon, Hoa Kỳ như trước đây mà là trong cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại và có thể ở cả trong nước qua một số sách do Osho giảng được Sư cô Thích nữ Minh Tâm và hội Osho International Foundation dịch ra Việt ngữ.
14 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 51912)
T ừ trước tới giờ tôi vẫn tuân thủ theo Wallace Stevens “ Người đọc thơ là người hành hương, xuất phát lên đường, giãi bày” (The reader of poetry is a kind of pelgrim setting out, setting forth). Thế nhưng đối với tập thơ “Có Thể” chỉ có 31 bài với số lượng mỏng manh 40 trang khổ 13 x 20, mà tôi phải nghiền ngẫm khá lâu khổ sở hơn cả người hành hương.
10 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 90722)
S au hơn ba mươi năm kết thúc chiến tranh, những đề tài về chiến tranh dường như cũng biến mất trên văn đàn chính thống Việt Nam. Chúng đã đầu thai kiếp khác hoặc tìm cách trốn ra nước ngoài. Ngồi hong váy ướt, tập truyện mới nhất của Võ Thị Hảo hội đủ hai yếu tố: đầu thai kiếp khác mà vẫn phải chạy ra nước ngoài, tháng 7 năm 2012, tủ sách Thi Văn Hồng Lĩnh của Bùi Xuân Quang ở Paris, xuất bản.
22 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 87988)
C ách đây hơn 20 năm, Bảo Ninh mô tả chiến tranh như một bộ máy nghiền nát tất cả, trừ tình yêu. Nguyễn Bình Phương tiến thêm một bậc: chiến tranh nghiền nát cả tình yêu chỉ để lại tội ác, không cho con người một hy vọng nào...
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 84930)
T ừ xưa tới nay chúng ta cứ nghĩ rằng sở dĩ con người biết đọc là vì i biết nói, nghĩa là biết tạo ra ngôn từ và phát biểu - còn thú vật vốn không biết nói thì làm sao biết đọc cho được. Thế mà các nhà nghiên cứu phòng thí nghiệm khoa tâm lí và khả năng nhận thức gọi là laboratoire de la psychologie cognitive thuộc trung tâm nói trên, chỉ sau một tháng rưỡi trời khảo sát, đà có thể phủ định điều mà chúng ta hằng tin chắc, khẳng định ngược lại rằng loài vượn babouin tuy không biết nói nhưng biết đọc hẳn hòi.