- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Văn Hữu Và Bạn Đọc H L 91

26 Tháng Mười 200812:00 SA(Xem: 11481)

 Văn Hữu và Bạn Đọc 

Thư của Người Lái (Thiêu), Bình (Dương).

 Kính gởi Tạp Chí Hợp Lưu,

Tôi là độc giả Hợp Lưu từ ngày còn ở VN, đến nay đã qua Mỹ vẫn không có gì thay đổi về lòng tin cậy đối với quý báo. Nay rảnh rỗi của dịp cuối tuần tháng 9, đọc lại những số cũ của năm qua thấy có những bài rất hay, cụ thể Hợp Lưu số 88 (Tháng 4&5 2006) như bài viết của Phan Nhật Nam về "Những Người Viết Nên Thơ". Riêng phần cá nhân bản thân, qua số HL kể trên, tôi được đọc lại kỹ hơn hai biên khảo giá trị về mặt tài liệu lịch sử cũng như văn học.. Bài về Hiệp Định Sơ Bộ 6 Tháng 3, 1946 của Chính Đạo, và Bình Nguyên Lộc (1914-1987), Đất Nước và Con Người của Thụy Khuê. Xin quý báo cho tôi gởi đến hai tác giả trên lời trang trọng cảm phục từ một độc giả chân thật.

Tuy nhiên, trong bài của Thụy Khuê về Bình Nguyên Lộc có một điều bất cập ấy là, người viết Thụy Khuê đã có lúc gọi"Bình " thay vì đủ danh tính "Bình Nguyên Lộc "( HL88- trang 11,12…). Chúng tôi thiển nghĩ, Thụy Khuê hẳn vì hảo ý "muốn bày tỏ tính thân mật " đối với một tác giả mà người viết sẵn có lòng ngưỡng mộ - Nhưng trường hợp đối với "Bình Nguyên Lộc" hoàn toàn là một điều bất khả - Vì tôi sẽ tạo nên một tai họa bằng cách viết sau đây với các tính danh không viết nên đầy đủ.. "Thụy .. không biết rằng Bình .. sinh ở vùng Đồng .., nơi có những tên tuổi như Tướng Đỗ .., nhà hoạt động cách mạng Phan .. người đã bị dân quân Việt .. giết chết trên đường từ Lái .. về Thủ .. Thời điểm mà Trường .. cử Nguyễn .. vào Nam Bộ chỉ huy kháng chiến".

Xin quý báo hiểu rằng tôi hoàn toàn không có ý cố tìm một hạt cát nhỏ trong bát cơm ngon.

Kính thư.

Người Lái (Thiêu), Bình (Dương)

(USA ngày 30 tháng Chín -2006)

 

 

 

 

 

Kính gởi Người Lái (Thiêu), Bình (Dương),

 

Tạp Chí Hợp Lưu rất cảm ơn những ý kiến trong bức thư đề ngày 30-9-2006 của ông.

Chúng tôi đã tham khảo cùng nhà phê bình văn học Thuỵ Khuê: " Bình Nguyên Lộc, tên hiệu, nghiã là Con Nai Vùng Đồng Bằng (ý ông Bình Nguyên Lộc muốn nói đến đồng bằng sông Cửu Long). Cho nên khi gọi riêng ra là Bình thì không có nghĩa. Còn những trường hợp khác như trường hợp các ông Võ Phiến, Dương Nghiễm Mậu ...cũng là tên hiệu, vẫn có thể gọi là ông Võ, ông Dương được, vì biệt hiệu của họ có cả Họ và Tên."

Thưa ông,

Ông nói đúng,vì sơ ý, nên toà soạn đã quên sửa những chỗ mà người viết đã ghi "Bình" ở lúc đầu. Xin đọc "Bình" ở trang 11,12 (HL88) thành "ông" thì mọi chuyện sẽ dễ chịu ngay, không còn là "hạt sạn trong bát cơm ngon" .

Dịp khác, khi viết thư xin ông đừng giấu tên… để tác giả bài viết có thể trả lời trực tiếp cùng ông.

Một lần nữa cảm ơn ông, kính chúc ông nhiều sức khoẻ.

Tạp Chí Hợp Lưu

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Ba 202112:07 SA(Xem: 11047)
“Vòng Đai Xanh” của Ngô Thế Vinh được xem là một tiểu thuyết chiến tranh, được viết rất thực bởi một quân y sĩ xông pha ngoài trận tuyến. Cuộc chiến tự vệ của người dân Miền Nam chống xâm lược của Cộng Sản Miền Bắc kéo dài đến 15 năm (1960-75), nếu không nói đến hoạt động khủng bố, phá hoại 2-3 năm trước khi chiến tranh chính thức khai mào, cho nên chúng ta không thiếu những tác giả viết về cuộc chiến đó, cảm khái từ những mất mát, đổ vỡ, tan hoang của con người, của tuổi trẻ, của gia đình, của xã hội, của đất nước vì chiến tranh.
08 Tháng Chín 20209:38 CH(Xem: 12648)
Trong những ngày đang phải cố thủ tại gia một cách tuyệt vọng trước “kẻ thù vô hình” Corona virus giăng mắc, phong tỏa nơi nơi, “Mặt Trận Ở Sài Gòn” là một nguồn quên lãng lớn cơn đại dịch này. Trước hiện tại đang thêm phần đen tối không chỉ vì đại dịch Cô-Vy và nạn suy thoái/ lạm phát mà chủ yếu vì một chính tình thối nát, có khi người ta phải đi vay mượn một vài tia sáng từ quá khứ để có thể ngày qua ngày. Những câu chuyện cách đây cả 50 năm ở một nơi nay quá xa xôi bỗng dưng sống lại một cách da diết trong trí nhớ, trong con tim của mỗi chúng ta khi có “Mặt Trận Ở Sài Gòn” đặt đầu bàn ngủ (không phải gối đầu giường).
29 Tháng Tám 20202:15 CH(Xem: 13538)
Mặt trận ở Sài Gòn là một tuyển tập 12 truyện ngắn của Nhà văn Ngô Thế Vinh viết về kí ức thời chiến tranh vào thập niên 1970s, chủ yếu ở vùng núi rừng Tây Nguyên. Tuy có nhiều chứng nhân trong cuộc chiến, nhưng tác giả là một chứng nhân hiếm hoi ghi lại một giai đoạn chiến sự khốc liệt qua các câu chuyện được hư cấu hoá. Điểm đặc biệt của tập truyện ngắn này là có phiên bản tiếng Anh do một học giả ẩn danh dịch, có lẽ muốn chuyển tải đến độc giả nước ngoài về cái nhìn và suy tư của người lính phía VNCH.
02 Tháng Sáu 202010:06 CH(Xem: 15113)
Đã từ lâu tôi có một thói quen xấu, khi đọc thơ trí não tôi tự động phân loại rành rọt. Một: loại thi ca gây cho mình cảm hứng. Hai: loại không gây cảm hứng nếu không muốn nói làm mình mất hứng. Vậy mà lật tới lật lui, đọc đi đọc lại, tật xấu không nổi lên. Thay vào đó tôi thấy mình chăm chú lắng nghe. Tôi trở lại lần tay trên bìa sách, khoảng trắng với những vân vạch to nhỏ ngắn dài của biểu đồ tần số như phát lên một âm thanh vừa rè đục vừa trong vắt. Ở một nơi chừng như trống rỗng trắng xóa, ý tưởng mọc lên giữa âm thanh nhiễu loạn. Và bài Radio mùa hè tiếp tục văng vẳng
07 Tháng Mười Một 20198:36 CH(Xem: 19962)
Trong thời niên thiếu, anh cũng như một số bạn đều mê đọc tiểu thuyết, đọc thơ của các văn thi sĩ tiền chiến. Trong các nhóm nhà văn đó thì nhóm Tự Lực Văn Đoàn đã ảnh hưởng đến anh nhiều nhất. Văn của họ nhẹ nhàng, trong sáng, với những truyện tình lãng mạn lồng trong khung cảnh quê hương đơn sơ và lúc nào cũng man mác tình yêu. Truyện của họ, không lúc nào thiếu trong tủ sách gia đình của anh. Trong nhóm đó, Nhất Linh được anh coi như một mẫu người lý tưởng, một nhà văn, một chiến sĩ cách mạng. Nhiều nhân vật trong truyện đã in sâu vào ký ức anh. Họ không những đã trở thành một phần đời sống của anh mà đôi khi lại là những giấc mộng không thành. Trong những năm cuối cuộc đời, ông xa lánh cảnh trần tục, như một tiên ông quy ẩn bên dòng suối Đa Mê của rừng lan Đà Lạt.
09 Tháng Bảy 201911:36 CH(Xem: 15402)
Đọc xong cuốn sách về một con người đã chết cách đây hơn nửa thế kỷ khi còn đương xuân, đương ở những năm tháng tiềm năng nhất về sức lực và trí lực, tự tôi dằn lòng nở một nụ cười lớn hạnh phúc cho riêng tôi.
04 Tháng Năm 201911:02 CH(Xem: 16093)
Bác Sĩ Ngô Thế Vinh chia xẻ với tôi một cuốn sách anh và các bạn anh đang soạn thảo. Cuốn sách về một cuộc đời rất ngắn của người bạn đồng nghiệp: Nghiêm Sỹ Tuấn, một Bác Sĩ Quân Y, một Thi Văn Sĩ , tử trận ở tuổi 31 tại Khe Sanh năm 1968 khi anh đang là Y Sĩ Trung Úy Tiểu Đoàn 6, Nhảy Dù.
07 Tháng Chín 20183:06 CH(Xem: 24959)
Đó là những bài thơ hiếm gặp trên đời này. Đó là thơ Lý Thừa Nghiệp. Đó là những dòng chữ làm chúng ta giựt mình ngay tức khắc. Như dường chữ nhảy ra khỏi trang giấy. Nhiều bài thơ của anh có sức mạnh làm tôi sững sờ, ngồi yên lặng lẽ, và dõi mắt nhìn cho tới dòng cuối bài thơ.
22 Tháng Tám 20155:48 CH(Xem: 26617)
Sau hai tập thơ đã ấn hành (Sinh Nhật Của Một Người Không Còn Trẻ, NXB Văn Mới, Califorina, 2009 - Những Giấc Mơ Tôi, NXB Văn Mới, California, 2013), cuối tháng 7.2015 vừa qua, nhà thơ Lữ Quỳnh đã ấn hành tiếp tập thơ thứ 3, "Mây Trong Những Giấc Mơ", với một tâm thức nhẹ nhàng, thanh thoát như Mây và một cảm xúc sâu lắng, nhưng rất an nhiên tự tại...
03 Tháng Mười Một 20142:39 SA(Xem: 29815)
“Đọc thơ Du Nguyên có cảm giác cô ấy góa chồng ngay giữa tuổi trẻ của mình” - đó là nhận định của nhà thơ Bình Nguyên Trang, khi đọcKhúc lêu hêu mùa Hè…