- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Mai Thảo: “ Cà Phê Sữa Đá!”

11 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 29942)

(......)

-5:20PM (8 tháng 1 năm 1998): Mưa bị tòa nhà 8 tầng chặn lại. Tôi bị người phụ nữ Mê Tây Cơ mặc áo blouse mầu hồng, lớn tiếng, đuổi ra khỏi căn phòng 608. Bà đang vật lộn với trở ngại ngôn ngữ. Với bộ xương dài. Ngoẵng. Bất động trên chiếc giường sắt.

Hành lang bệnh viện lạnh. Trắng. Hút, hút những câu hỏi không có câu trả lời nơi những cửa phòng đánh số (và,) những ngã rẽ. Đôi ba bóng người hiện ra. Biến đi, tựa những hình nộm.

Bình nước tiểu sóng sánh chút nước đỏ cạch. Những tấm drap bẩn được mang đi với nụ cười của người phụ nữ Mễ. Chúng tôi bước vào.

Mắt anh sáng lên. Có dễ cả nửa năm qua, tôi mới gặp lại ánh mắt tinh, ranh, thoáng chút giễu cợt, khinh mạn nơi đuôi mắt. Linh tính tôi sai bét. Dự báo nhảm. Vũ Tài... gì thì lần này cũng té giếng thôi! Tôi nghĩ.

Không một chờ đợi trầm trọng nào trong phỏng đoán của chúng tôi, xẩy ra. Anh ra dấu cho anh một điếu thuốc. Những ngón tay dài, ngoẵng (đúng hơn, những lóng xương nối nhau,) khó nhọc, vất vả đưa lên gần đôi môi mỏng, mím, nơi khuôn mặt đã bị biến dạng. Anh ra dấu. Ra dấu. Ra dấu. Vài giây im lặng lăn qua.

Tôi hỏi “anh cần gì? Thuốc lá phải không anh?” Ánh rạn rỡ nơi đôi mắt anh tăng cấp số nhân. Vài giây im lặng lại lăn qua. Rạn rỡ ngúm tắt. Tôi đọc được ý nài nỉ nơi chiếc đầu anh cố gắng kéo xuống gần ngực. Tôi đọc được ý nài nỉ nơi đuôi mắt anh chuyển động. Nháy. Nháy.

T. buột miệng bảo tôi, “Không được anh. Anh phải ra báo y tá thôi. Nguy hiểm lắm. Máy báo động sẽ kêu. Còn giường bên cạnh...”

Đôi mắt tiếp tục nháy. Nháy. Cường độ nài nỉ tăng cấp số nhân trên toàn bộ khuôn mặt anh, (những phần da, xương còn khả năng biểu lộ.) Tôi ra khỏi phòng, tựa vách tường.

Hành lang bệnh viện lạnh. Trắng. Hút, hút những câu hỏi không có câu trả lời nơi những căn phòng đánh số (và,) những ngã rẽ. Đôi ba người xuất hiện. Biến đi, tựa những những hình nộm.

T. bước ra. Trên tay lắt lẻo miếng plastic mầu xanh, ghi hàng chữ: “Patient: Nguyễn, Quý. Dr. Nguyễn, Khiêm.”

Tôi hỏi, ở đâu ra cái đó? T. đáp: “Em gỡ. Anh ấy đòi. Em sợ anh ấy giựt bỏ mọi thứ giây nhợ chạy quanh người. Triệu chứng gì? Em không biết. Nhưng đây là lần đầu tiên... Phải báo y tá thôi!” Tôi gật đầu: “Phải báo y tá thôi!”

Tôi báo sự việc bất thường này với bà y tá già và, người đàn bà nurse aid, Mễ Tây Cơ; rồi vào phòng lại.

Những lóng xương xếp thành hình dạng những ngón tay dài, ngoẵng, lại lẩy bẩy nhấc lên. Chúng lại khó khăn, vất vả lắm mới về được gần đôi môi mỏng. Mím. Lần này, cùng với thủ hiệu là đuôi mắt trái của anh lại nháy. Nháy. Tôi chỉ còn chọn lựa chót là dối gạt sự nài nỉ kia: “ Vâng. Anh để tôi xuống xe lấy thuốc lá cho anh.” Tôi đi thẳng một mạch tới thang máy.

Những mẩu thuốc nở, trương, sũng nước, hớ hênh, cười nhạo dưới ánh đèn đường. Mưa tiếp. Núp trong hiên, tôi rút thuốc. Đốt cho chính mình. Cho mưa. (Và,) cho sự dối gạt còn ướt trên môi tôi.

-5:30PM: T. xuống. Đưa tôi miếng giấy. Đúng hơn, đó là bao đựng mấy miếng sponges của nhà thương. Miếng giấy có mấy chữ viết tay nghuệch ngoạc, cuối cùng, của một người có trên nửa thế kỷ ăn, ở trân trọng, nghiêm chỉnh với chữ, nghĩa: Bốn chữ hai hàng: “cà phê sữa đá”

Mưa xắn xổ ném lên những con chữ, như thể muốn nuốt chửng, muốn bôi xóa chúng; hay, tố cáo sự bất lực, nỗi hèn hạ, đốn mạt của chúng tôi.

(.....)

-8:20PM: Mưa tiếp. Nằm trên ghế sofa, vẫn bằng giọng lạc quan, trả lời điện thoại của Đỗ Ngọc Yến, tôi nói. Nói. Nói...

(......)

-9:00PM: Mưa tiếp. Nguyên Sa gọi. Hỏi thăm. Tôi tóm tắt những diễn biến chính. Anh bảo: Vậy thì tốt. Tốt hả anh? Tốt chứ. Mai về lại nursing home mà. Đâu có ở nhà thương nữa.”

Houston, Thứ Bảy ngày 10 tháng 1 , 98.

-8:30AM: Đường Tuam. Trời se lạnh. Tin thời tiết cho biết Texas sẽ có được một ngày nắng ráo. Nhiệt độ, thấp nhất 50; cao nhất 65 độ F. Bão sẽ đi qua Houston và, vùng phụ cận vào ngày hôm sau; khoảng từ 12 giờ trưa tới 4 giờ chiều. Có “chill wind,” và mực nước mưa trút xuống có thể từ 2 tới 5”. Tùy khu vực.

Quán mở cửa. H. gọi cho tôi một ly café sữa đá. Một tô phở.

Cửa xịch mở. Nắng rỡ ràng. Người phụ nữ tất tả bước vào. Chị tới thẳng bàn chúng tôi (......)Tôi ngước nhìn chị. Đôi mắt PH đỏ hoe. Chuyện gì? Tôi hỏi. PH cúi xuống ly café sữa đá của mình. Tiếng lanh canh bứt rứt, khua rộn thêm một hồi. Rời rạc. Rồi tắt.

Tôi không thể đợi tới lúc anh ăn xong tô phở...” Vẫn cúi xuống ly café sữa đá của mình, PH tiếp, “Anh Mai Thảo mất rồi. T. mới báo cho chúng tôi biết... Tôi nghĩ, phải ra đây cho anh biết trước khi anh đi Austin.” Tôi đặt muỗng, đũa xuống. H. đặt muỗng, đũa xuống. Khi nào? Ba giờ sáng nay.”

(......)

-2:50PM, Austin: Trên xa lộ 290W., tôi như bị treo ngược bởi câu nói của ai đó: “Được làm người đã khó; nhưng sống cho ra một con người, còn khó hơn nữa!” Nếu được phép sửa một chút, tôi sẽ viết:

Sống cho ra một con người, đã khó. Nhưng sống như Mai Thảo / Nguyễn Đăng Quý, trong đời sống này, còn khó hơn một bậc vậy.”

Du Tử Lê.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Giêng 202211:48 CH(Xem: 9084)
Anh Đinh Cường gọi phone cho tôi chỉ hỏi:” Làm sao để thành ...Cá?”. Cá bơi xuôi lội ngược, vẫy vùng trong biển lớn, hay quanh quẩn trong hồ ao? Cá đẹp óng ánh bơi ngược dòng, hay lừ đừ chịu trận trong lưới ngày, và ngay cả đang giãy dụa chết bởi những lưỡi câu lờ lững? Không phải, Anh hỏi tôi về cá khác. Cá Vàng.
05 Tháng Giêng 20228:26 CH(Xem: 3910)
Chúng tôi đều sinh ra trong thời nước Việt Nam còn có vua, nhưng lại là thuộc địa của người Pháp. Tôi nhớ lại thời đó là một thời thanh bình. Rồi chúng tôi đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh triền miên suốt hơn ba mươi năm trời. Đệ Nhị Thế Chiến 1939-45, quân Nhật tràn vào Đông Dương lật đổ người Pháp. Trên trời thì máy bay Mỹ dội bom xuống doanh trại của lính Nhật và phá hủy các trục lộ giao thông. Cùng chứng kiến cảnh hai triệu người chết đói ở các làng quê và một số đông đã lần về thành phố Hà Nội mong có miếng ăn, nhiều người nằm chết la liệt hàng ngày trên các đường phố. Nguyên do lính Nhật cấm nông dân trồng lúa và phải trồng các cây phục vụ cho kỹ nghệ chiến tranh của họ.
30 Tháng Mười Hai 20215:32 CH(Xem: 10405)
Khi chợt nghĩ tới số 60, tôi nhắm mắt uống thêm 3 hớp cafe một lúc. Trôi xuống cổ tôi là cái nóng cháy và đắng ngắt của ly cafe vừa sôi, không đường, sữa. Nếu cafe mà làm biến mất đi được cái số đáng sợ này, chiều nay tôi tình nguyện uống thêm vài ngàn ly nữa. Đánh đổi lại với tuổi trẻ mướt xanh, tôi thà bỏng môi, tôi thà rát cổ. Phản ứng với số 60 dễ ghét, tôi tiếp tục mặc jean bó sát, áo trễ xuống thêm chút nữa và luôn đi giày cao gót. Tiếng gót khua vang, vọng theo mỗi bước chân, khi rộn rã, lúc reo vui đã làm tôi thân ái, ấm áp hơn với số tuổi không còn trẻ nữa của đời.
27 Tháng Mười Hai 20218:32 CH(Xem: 8987)
Đọc trên face tôi biết ở Mỹ có những người già khi con cái bận bịu hoặc vì hoàn cảnh neo đơn không người chăm sóc họ đã vào viện dưỡng lão ở trong những ngày cuối đời. Đa phần tôi thấy họ buồn bã, cô đơn hơn là hạnh phúc. Không hiểu sao dạo này tôi lại quan tâm đến điều này. Hồi trước mà nghe ai bị đưa đi viện dưỡng lão tôi thấy họ thật đáng thương nhưng bây giờ tôi lại thấy đó là điều bình thường.
15 Tháng Mười Hai 20218:23 CH(Xem: 9176)
Chúng tôi cũng đã đến rặng Thiên Sơn, như chàng chinh phu của Lê Thương nhưng ở phía bên này của miền Trung Á, xứ Kyrgyzstan. Không vất vả cưỡi ngựa hay lội bộ hàng năm trời, nhưng phải chuyển ba chuyến bay và mất gần 30 giờ. Từ Seattle, một thành phố ven biển Thái Bình Dương, phía Bắc nước Mỹ, chúng tôi bay qua New York, theo ngả Thổ Nhĩ Kỳ, chờ ở đó khá lâu để bay tiếp đến thủ đô Bishkek của xứ Kyrgyzstan. Còn một ngả khác là bay qua Moscow.
28 Tháng Mười Một 20218:07 CH(Xem: 9337)
Bạn có bao giờ đứng trên đỉnh núi lộng gió, xung quanh sương mù bao phủ, cùng bạn bè nắm tay nhau hát vang giữa bạt ngàn rừng núi? Tôi may mắn đã nhiều lần trãi nghiệm như vậy suốt con đường cái quan từ Nam ra Bắc, từ miền xuôi lên đến miền ngược.
24 Tháng Mười Một 20219:38 CH(Xem: 10246)
Chiều buông, từ cột cờ Lũng Cú chúng tôi phải quay lại ngã ba gần dinh vua Mèo để kịp đến cao nguyên đá Đồng Văn trước khi trời tối hẳn, đoạn đường khúc khuỷu, nguy hiểm vì đang thi công, người ta cho nổ mìn phá núi để mở rộng đường đèo. Trên núi cao chỉ cần mặt trời lặn thì bóng tối bao trùm, chỉ có đèn pha của xe chiếu vào vách núi, phía ngoài sương mù giăng phủ, một bên là núi một bên là vực sâu hun hút.
18 Tháng Mười Một 20214:35 CH(Xem: 9942)
Đêm Tuyên Quang chìm trong tiếng rù rì quái dị thành nhà Mạc chập chờn trong giấc mơ. Tôi chạy xuyên qua tường thành mờ ảo những mê cung bàn cờ, tôi lao vào ngõ cụt bức tường thành khổng lồ chắn lối, những hình vẽ lay động bước ra nhìn tôi, ánh mắt có thần của một nữ nhân có khuôn mặt đầy nếp nhăn của thời gian làm tôi chết sửng, bà là một vị thần? những chạm khắc trên tường với những phù điêu Champa. Hay tôi đang trôi vào thời Óc eo thế kỷ thứ 7 của xứ Phù Nam. Không tôi đang đi về miền Đông Bắc Việt Nam.
02 Tháng Mười Một 20218:38 CH(Xem: 9938)
Biển chạy dọc, dài theo hết California, vừa huyên náo, rất mơ màng, lại có chút gì đó nhịp nhàng trong cái tĩnh lặng của hoàng hôn. Chiều tàn, với sắc đỏ thắm rọi soi xuống dòng nước, là chút mầu sâu thẳm của ráng chiều đang nhạt nhoà vào đêm tối. Chút ánh sáng sắp tàn, phai dần cho bóng đêm, đã luôn làm tôi chìm đắm trong những ly rượu đỏ, có khi muốn uống hết, uống cho đến khi nào im hơi…
19 Tháng Mười 20216:46 CH(Xem: 10316)
Bài thơ tựa một khúc du ca trong trẻo, cất lên giữa chiều thu yên bình, giữa khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của một miền quê Bắc Mỹ, xuyên qua một con đường quanh co rợp bóng cây mang tên “Con đường tình ta đi”- cái tên như một thứ “định mệnh” ngọt ngào đối với hai người…