- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Mai Thảo: “ Cà Phê Sữa Đá!”

11 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 32663)

(......)

-5:20PM (8 tháng 1 năm 1998): Mưa bị tòa nhà 8 tầng chặn lại. Tôi bị người phụ nữ Mê Tây Cơ mặc áo blouse mầu hồng, lớn tiếng, đuổi ra khỏi căn phòng 608. Bà đang vật lộn với trở ngại ngôn ngữ. Với bộ xương dài. Ngoẵng. Bất động trên chiếc giường sắt.

Hành lang bệnh viện lạnh. Trắng. Hút, hút những câu hỏi không có câu trả lời nơi những cửa phòng đánh số (và,) những ngã rẽ. Đôi ba bóng người hiện ra. Biến đi, tựa những hình nộm.

Bình nước tiểu sóng sánh chút nước đỏ cạch. Những tấm drap bẩn được mang đi với nụ cười của người phụ nữ Mễ. Chúng tôi bước vào.

Mắt anh sáng lên. Có dễ cả nửa năm qua, tôi mới gặp lại ánh mắt tinh, ranh, thoáng chút giễu cợt, khinh mạn nơi đuôi mắt. Linh tính tôi sai bét. Dự báo nhảm. Vũ Tài... gì thì lần này cũng té giếng thôi! Tôi nghĩ.

Không một chờ đợi trầm trọng nào trong phỏng đoán của chúng tôi, xẩy ra. Anh ra dấu cho anh một điếu thuốc. Những ngón tay dài, ngoẵng (đúng hơn, những lóng xương nối nhau,) khó nhọc, vất vả đưa lên gần đôi môi mỏng, mím, nơi khuôn mặt đã bị biến dạng. Anh ra dấu. Ra dấu. Ra dấu. Vài giây im lặng lăn qua.

Tôi hỏi “anh cần gì? Thuốc lá phải không anh?” Ánh rạn rỡ nơi đôi mắt anh tăng cấp số nhân. Vài giây im lặng lại lăn qua. Rạn rỡ ngúm tắt. Tôi đọc được ý nài nỉ nơi chiếc đầu anh cố gắng kéo xuống gần ngực. Tôi đọc được ý nài nỉ nơi đuôi mắt anh chuyển động. Nháy. Nháy.

T. buột miệng bảo tôi, “Không được anh. Anh phải ra báo y tá thôi. Nguy hiểm lắm. Máy báo động sẽ kêu. Còn giường bên cạnh...”

Đôi mắt tiếp tục nháy. Nháy. Cường độ nài nỉ tăng cấp số nhân trên toàn bộ khuôn mặt anh, (những phần da, xương còn khả năng biểu lộ.) Tôi ra khỏi phòng, tựa vách tường.

Hành lang bệnh viện lạnh. Trắng. Hút, hút những câu hỏi không có câu trả lời nơi những căn phòng đánh số (và,) những ngã rẽ. Đôi ba người xuất hiện. Biến đi, tựa những những hình nộm.

T. bước ra. Trên tay lắt lẻo miếng plastic mầu xanh, ghi hàng chữ: “Patient: Nguyễn, Quý. Dr. Nguyễn, Khiêm.”

Tôi hỏi, ở đâu ra cái đó? T. đáp: “Em gỡ. Anh ấy đòi. Em sợ anh ấy giựt bỏ mọi thứ giây nhợ chạy quanh người. Triệu chứng gì? Em không biết. Nhưng đây là lần đầu tiên... Phải báo y tá thôi!” Tôi gật đầu: “Phải báo y tá thôi!”

Tôi báo sự việc bất thường này với bà y tá già và, người đàn bà nurse aid, Mễ Tây Cơ; rồi vào phòng lại.

Những lóng xương xếp thành hình dạng những ngón tay dài, ngoẵng, lại lẩy bẩy nhấc lên. Chúng lại khó khăn, vất vả lắm mới về được gần đôi môi mỏng. Mím. Lần này, cùng với thủ hiệu là đuôi mắt trái của anh lại nháy. Nháy. Tôi chỉ còn chọn lựa chót là dối gạt sự nài nỉ kia: “ Vâng. Anh để tôi xuống xe lấy thuốc lá cho anh.” Tôi đi thẳng một mạch tới thang máy.

Những mẩu thuốc nở, trương, sũng nước, hớ hênh, cười nhạo dưới ánh đèn đường. Mưa tiếp. Núp trong hiên, tôi rút thuốc. Đốt cho chính mình. Cho mưa. (Và,) cho sự dối gạt còn ướt trên môi tôi.

-5:30PM: T. xuống. Đưa tôi miếng giấy. Đúng hơn, đó là bao đựng mấy miếng sponges của nhà thương. Miếng giấy có mấy chữ viết tay nghuệch ngoạc, cuối cùng, của một người có trên nửa thế kỷ ăn, ở trân trọng, nghiêm chỉnh với chữ, nghĩa: Bốn chữ hai hàng: “cà phê sữa đá”

Mưa xắn xổ ném lên những con chữ, như thể muốn nuốt chửng, muốn bôi xóa chúng; hay, tố cáo sự bất lực, nỗi hèn hạ, đốn mạt của chúng tôi.

(.....)

-8:20PM: Mưa tiếp. Nằm trên ghế sofa, vẫn bằng giọng lạc quan, trả lời điện thoại của Đỗ Ngọc Yến, tôi nói. Nói. Nói...

(......)

-9:00PM: Mưa tiếp. Nguyên Sa gọi. Hỏi thăm. Tôi tóm tắt những diễn biến chính. Anh bảo: Vậy thì tốt. Tốt hả anh? Tốt chứ. Mai về lại nursing home mà. Đâu có ở nhà thương nữa.”

Houston, Thứ Bảy ngày 10 tháng 1 , 98.

-8:30AM: Đường Tuam. Trời se lạnh. Tin thời tiết cho biết Texas sẽ có được một ngày nắng ráo. Nhiệt độ, thấp nhất 50; cao nhất 65 độ F. Bão sẽ đi qua Houston và, vùng phụ cận vào ngày hôm sau; khoảng từ 12 giờ trưa tới 4 giờ chiều. Có “chill wind,” và mực nước mưa trút xuống có thể từ 2 tới 5”. Tùy khu vực.

Quán mở cửa. H. gọi cho tôi một ly café sữa đá. Một tô phở.

Cửa xịch mở. Nắng rỡ ràng. Người phụ nữ tất tả bước vào. Chị tới thẳng bàn chúng tôi (......)Tôi ngước nhìn chị. Đôi mắt PH đỏ hoe. Chuyện gì? Tôi hỏi. PH cúi xuống ly café sữa đá của mình. Tiếng lanh canh bứt rứt, khua rộn thêm một hồi. Rời rạc. Rồi tắt.

Tôi không thể đợi tới lúc anh ăn xong tô phở...” Vẫn cúi xuống ly café sữa đá của mình, PH tiếp, “Anh Mai Thảo mất rồi. T. mới báo cho chúng tôi biết... Tôi nghĩ, phải ra đây cho anh biết trước khi anh đi Austin.” Tôi đặt muỗng, đũa xuống. H. đặt muỗng, đũa xuống. Khi nào? Ba giờ sáng nay.”

(......)

-2:50PM, Austin: Trên xa lộ 290W., tôi như bị treo ngược bởi câu nói của ai đó: “Được làm người đã khó; nhưng sống cho ra một con người, còn khó hơn nữa!” Nếu được phép sửa một chút, tôi sẽ viết:

Sống cho ra một con người, đã khó. Nhưng sống như Mai Thảo / Nguyễn Đăng Quý, trong đời sống này, còn khó hơn một bậc vậy.”

Du Tử Lê.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Bảy 202211:32 SA(Xem: 25584)
Tôi hiểu nỗi thất vọng, sự đau lòng của em sau đợt thi năng khiếu chuyên ngành đạo diễn vừa rồi; và mọi lời an ủi lúc này là vô nghĩa. Tôi chỉ có đôi dòng tâm sự may ra có thể giúp em bình thản lại, dù lúc này có thể một số người thân gia đình em đang bĩu môi: “Ai bảo cứ khích nó đi vào cái nghề "chân không tới đất cật không tới trời", mơ mộng viển vông! Kỹ sư, bác sĩ còn chẳng ăn ai, nữa là cái nghề “đào giếng” (nhại vui cách nói của người miền Trung Trung Bộ)…
06 Tháng Bảy 20225:37 CH(Xem: 22262)
Người ta nói con trai thương má, còn con gái thì thương ba nhưng tôi là con gái tôi lại thương má tôi lắm, thương tự khi tôi còn nhỏ. Má tôi là một người phụ nữ đẹp và thật nhiều cá tính rất sống động. Nghe Má kể ngày xưa bà Ngoại thuộc loại tân tiến nên Ngoại cho Dì Hai, cho Cậu và cho Má được đi học chứ không câu nệ là con gái con trai gì cả. Hồi đó Má tôi học giỏi lắm nhưng Dì mất sớm rồi Ngoại cũng đột ngột mất, Má ở với bà Cố nên không có điều kiện đi học nữa cho đến lúc lấy chồng.
29 Tháng Sáu 20227:35 CH(Xem: 23796)
Thuở nhỏ, tôi cứ đinh ninh họ Phan nhà tôi toàn là người bên lương, không có ai và không có nhà nào theo đạo Thiên chúa. Đối với tôi, những người bên đạo rất xa lạ bởi không cùng tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên như mình, mặc dù làng tôi rất gần hai giáo xứ lớn của tổng Trung Châu, phủ Diên Khánh xưa: Giáo xứ Đại Điền và giáo xứ Cây Vông.
29 Tháng Sáu 20226:56 CH(Xem: 25071)
Bút hiệu, một ẩn khuất của định mệnh, vô hình chung đã gắn bó cùng tác giả cho đến hết một đời người. Nói thế chẳng có nghĩa là tôi đã duy tâm, nhưng phải nghiệm theo cách đó mới giải thích được "Sao Trên Rừng" của ngàn thông trên vùng thâm u Phương Bối. Từ balcony của căn chung cư nhỏ, tôi hay đứng ngó mông ra xa nhìn chút nắng nhạt nhoà trên những tàn cây thấp rất xanh, chi chít mọc dọc theo bờ sông bên kia, nơi có con đường mòn rất dài, loanh quanh dẫn qua Làng Báo Chí.
29 Tháng Sáu 20225:07 CH(Xem: 18652)
Quên bớt dần đi sẽ thấy tổn thương mình bé lại, thấy cuộc đời nhẹ nhàng hơn, thấy oán hận phôi pha theo ngần ấy thời gian không còn trong tâm tưởng. Đa phần những người quên mất dần mọi thứ dần trở nên hiền hòa hơn, tôi thấy như vậy đó. Sư Giác Nguyên giảng mình càng đau đớn, khổ đau hơn vì mình còn ham muốn nên tiếc nuối hoài những gì đã mất. Đi về phía cuối rồi cũng rơi rớt mất dần chẳng còn gì. Nếu ta có một tôn giáo để tin mà nương tựa thì tuổi hoàng hôn sẽ được an bình.
22 Tháng Sáu 20221:27 SA(Xem: 22787)
Mùa trăng, với chúng tôi chỉ có một ngày duy nhất. Đúng rằm, phải đúng ngày 15. Nghe cứ như ngày của cúng bái khói hương, với hoa trái cùng tiếng chuông chùa trong những chiều lao xao, đình đám...
17 Tháng Sáu 202212:07 SA(Xem: 25406)
Trong những ngày chờ đợi có nhà sản xuất phim, T. cận tôi ngồi đọc và hỏi han để lấy tư liệu cho một cuốn sách nhỏ đang “âm mưu”, viết về đời sống Điện ảnh nước nhà & thân phận những thế hệ người làm phim từ trước tới nay - trong đó có tôi. Tôi đọc lại hồi ký “Đêm giữa ban ngày” của nhà văn mà tôi hâm mộ kể từ khi đọc cuốn “Bông hồng vàng” của K. Pautovski do ông dịch từ tiếng Nga… Tôi chợt nhớ lại những ngày tháng không được làm phim, phải rời cơ quan vào Sài Gòn làm thuê, viết thuê…
25 Tháng Năm 20226:26 CH(Xem: 20202)
“Anh trẩy chùa Hương phía xót thương”, đó là câu thơ thường chợt hiện trong tôi giữa những ngày rong ruổi khắp Kinh Bắc làm phim về Học Vấn vùng đất này - theo yêu cầu của Sở Giáo dục Hà Bắc, sau đó là làm phim chân dung về thi sĩ Hoàng Cầm - theo nhu cầu của đạo diễn Tự Huy và bản thân tôi…
29 Tháng Tư 20221:40 SA(Xem: 22712)
Xin mượn tạm tên tập thơ của thi sĩ họ Chế để miêu tả cảnh tượng cơ quan cũ của tôi trong ngày 30 tháng 4 lịch sử, cùng tâm trạng chung của nhiều cô bác, anh chị em từng làm việc tại đây: Hãng phim truyện VN, 4 Thụy Khuê Hà Nội, cơ sở làm phim truyện lớn nhất nước - mặc dù tính chất Điêu tàn mới chỉ nói được phần nào cái vẻ ngoài của hiện tượng cũng như bản chất sự việc… / ... Nền điện ảnh đàn em, sinh sau đẻ muộn ở ta tuy không mắc căn bệnh ung thư tới độ trầm trọng như sự miêu tả của Bondarev, song lại không có đủ nội lực để tự vượt thoát và tự “xạ trị” như “ông lớn Mosfilm”, nên đã bị “đầu độc” một lần tới gần chết vào đầu những năm 90 thế kỷ trước - khi Liên Hiệp Điện ảnh VN đã có chủ trương hãm hại nó bằng nhiều phương thức khá tàn độc - trong đó có việc xóa bỏ tất cả các rạp chiếu phim và chuyển chúng thành quán bia, vũ trường, các kinh doanh văn hóa lặt vặt không dính líu gì tới Nàng tiên thứ Bảy… Hãng phim, cùng cả nền ĐA dân tộc chết lâm sàng từ đó...
02 Tháng Tư 202212:34 SA(Xem: 25942)
Tôi sinh ra ở Hà Nội, và xa Hà Nội năm tôi 18 như một bài ca người ta thường hát. Tôi cũng có người em mười sáu trăng tròn. Khi cả hai cùng di cư vào Nam năm 54, gặp nhau lại. Mối tình học trò đó, như bong bóng mùa mưa tan lúc nào không hay. Bốn mươi năm sau, tôi trở lại Hà Nội vào mùa Thu, năm mới mở cửa, đường phố, nhà cửa gần như không thay đổi, nhưng cũ đi nhiều