- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Mai Thảo: “ Cà Phê Sữa Đá!”

11 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 29946)

(......)

-5:20PM (8 tháng 1 năm 1998): Mưa bị tòa nhà 8 tầng chặn lại. Tôi bị người phụ nữ Mê Tây Cơ mặc áo blouse mầu hồng, lớn tiếng, đuổi ra khỏi căn phòng 608. Bà đang vật lộn với trở ngại ngôn ngữ. Với bộ xương dài. Ngoẵng. Bất động trên chiếc giường sắt.

Hành lang bệnh viện lạnh. Trắng. Hút, hút những câu hỏi không có câu trả lời nơi những cửa phòng đánh số (và,) những ngã rẽ. Đôi ba bóng người hiện ra. Biến đi, tựa những hình nộm.

Bình nước tiểu sóng sánh chút nước đỏ cạch. Những tấm drap bẩn được mang đi với nụ cười của người phụ nữ Mễ. Chúng tôi bước vào.

Mắt anh sáng lên. Có dễ cả nửa năm qua, tôi mới gặp lại ánh mắt tinh, ranh, thoáng chút giễu cợt, khinh mạn nơi đuôi mắt. Linh tính tôi sai bét. Dự báo nhảm. Vũ Tài... gì thì lần này cũng té giếng thôi! Tôi nghĩ.

Không một chờ đợi trầm trọng nào trong phỏng đoán của chúng tôi, xẩy ra. Anh ra dấu cho anh một điếu thuốc. Những ngón tay dài, ngoẵng (đúng hơn, những lóng xương nối nhau,) khó nhọc, vất vả đưa lên gần đôi môi mỏng, mím, nơi khuôn mặt đã bị biến dạng. Anh ra dấu. Ra dấu. Ra dấu. Vài giây im lặng lăn qua.

Tôi hỏi “anh cần gì? Thuốc lá phải không anh?” Ánh rạn rỡ nơi đôi mắt anh tăng cấp số nhân. Vài giây im lặng lại lăn qua. Rạn rỡ ngúm tắt. Tôi đọc được ý nài nỉ nơi chiếc đầu anh cố gắng kéo xuống gần ngực. Tôi đọc được ý nài nỉ nơi đuôi mắt anh chuyển động. Nháy. Nháy.

T. buột miệng bảo tôi, “Không được anh. Anh phải ra báo y tá thôi. Nguy hiểm lắm. Máy báo động sẽ kêu. Còn giường bên cạnh...”

Đôi mắt tiếp tục nháy. Nháy. Cường độ nài nỉ tăng cấp số nhân trên toàn bộ khuôn mặt anh, (những phần da, xương còn khả năng biểu lộ.) Tôi ra khỏi phòng, tựa vách tường.

Hành lang bệnh viện lạnh. Trắng. Hút, hút những câu hỏi không có câu trả lời nơi những căn phòng đánh số (và,) những ngã rẽ. Đôi ba người xuất hiện. Biến đi, tựa những những hình nộm.

T. bước ra. Trên tay lắt lẻo miếng plastic mầu xanh, ghi hàng chữ: “Patient: Nguyễn, Quý. Dr. Nguyễn, Khiêm.”

Tôi hỏi, ở đâu ra cái đó? T. đáp: “Em gỡ. Anh ấy đòi. Em sợ anh ấy giựt bỏ mọi thứ giây nhợ chạy quanh người. Triệu chứng gì? Em không biết. Nhưng đây là lần đầu tiên... Phải báo y tá thôi!” Tôi gật đầu: “Phải báo y tá thôi!”

Tôi báo sự việc bất thường này với bà y tá già và, người đàn bà nurse aid, Mễ Tây Cơ; rồi vào phòng lại.

Những lóng xương xếp thành hình dạng những ngón tay dài, ngoẵng, lại lẩy bẩy nhấc lên. Chúng lại khó khăn, vất vả lắm mới về được gần đôi môi mỏng. Mím. Lần này, cùng với thủ hiệu là đuôi mắt trái của anh lại nháy. Nháy. Tôi chỉ còn chọn lựa chót là dối gạt sự nài nỉ kia: “ Vâng. Anh để tôi xuống xe lấy thuốc lá cho anh.” Tôi đi thẳng một mạch tới thang máy.

Những mẩu thuốc nở, trương, sũng nước, hớ hênh, cười nhạo dưới ánh đèn đường. Mưa tiếp. Núp trong hiên, tôi rút thuốc. Đốt cho chính mình. Cho mưa. (Và,) cho sự dối gạt còn ướt trên môi tôi.

-5:30PM: T. xuống. Đưa tôi miếng giấy. Đúng hơn, đó là bao đựng mấy miếng sponges của nhà thương. Miếng giấy có mấy chữ viết tay nghuệch ngoạc, cuối cùng, của một người có trên nửa thế kỷ ăn, ở trân trọng, nghiêm chỉnh với chữ, nghĩa: Bốn chữ hai hàng: “cà phê sữa đá”

Mưa xắn xổ ném lên những con chữ, như thể muốn nuốt chửng, muốn bôi xóa chúng; hay, tố cáo sự bất lực, nỗi hèn hạ, đốn mạt của chúng tôi.

(.....)

-8:20PM: Mưa tiếp. Nằm trên ghế sofa, vẫn bằng giọng lạc quan, trả lời điện thoại của Đỗ Ngọc Yến, tôi nói. Nói. Nói...

(......)

-9:00PM: Mưa tiếp. Nguyên Sa gọi. Hỏi thăm. Tôi tóm tắt những diễn biến chính. Anh bảo: Vậy thì tốt. Tốt hả anh? Tốt chứ. Mai về lại nursing home mà. Đâu có ở nhà thương nữa.”

Houston, Thứ Bảy ngày 10 tháng 1 , 98.

-8:30AM: Đường Tuam. Trời se lạnh. Tin thời tiết cho biết Texas sẽ có được một ngày nắng ráo. Nhiệt độ, thấp nhất 50; cao nhất 65 độ F. Bão sẽ đi qua Houston và, vùng phụ cận vào ngày hôm sau; khoảng từ 12 giờ trưa tới 4 giờ chiều. Có “chill wind,” và mực nước mưa trút xuống có thể từ 2 tới 5”. Tùy khu vực.

Quán mở cửa. H. gọi cho tôi một ly café sữa đá. Một tô phở.

Cửa xịch mở. Nắng rỡ ràng. Người phụ nữ tất tả bước vào. Chị tới thẳng bàn chúng tôi (......)Tôi ngước nhìn chị. Đôi mắt PH đỏ hoe. Chuyện gì? Tôi hỏi. PH cúi xuống ly café sữa đá của mình. Tiếng lanh canh bứt rứt, khua rộn thêm một hồi. Rời rạc. Rồi tắt.

Tôi không thể đợi tới lúc anh ăn xong tô phở...” Vẫn cúi xuống ly café sữa đá của mình, PH tiếp, “Anh Mai Thảo mất rồi. T. mới báo cho chúng tôi biết... Tôi nghĩ, phải ra đây cho anh biết trước khi anh đi Austin.” Tôi đặt muỗng, đũa xuống. H. đặt muỗng, đũa xuống. Khi nào? Ba giờ sáng nay.”

(......)

-2:50PM, Austin: Trên xa lộ 290W., tôi như bị treo ngược bởi câu nói của ai đó: “Được làm người đã khó; nhưng sống cho ra một con người, còn khó hơn nữa!” Nếu được phép sửa một chút, tôi sẽ viết:

Sống cho ra một con người, đã khó. Nhưng sống như Mai Thảo / Nguyễn Đăng Quý, trong đời sống này, còn khó hơn một bậc vậy.”

Du Tử Lê.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Mười Hai 20201:49 SA(Xem: 11865)
Tôi yêu cây Khế, yêu từ thuở ấu thời cho đến bây giờ vẫn mãi còn yêu. Chiều hôm qua ngang qua nhà xưa của ba mẹ ở đường Phan bội Châu trời bỗng đổ mưa to; tôi đứng đụt mưa trước hiên nhà cũ, lòng chợt chùng xuống nhớ nhung kỷ niệm của một thời xa xôi và tôi nhớ cây Khế. Đó là kỷ niệm của tôi.
13 Tháng Tám 20203:03 CH(Xem: 14952)
Mãi tới năm 2010, hơn 45 năm sau, chúng tôi mới có dịp quay lại Phú Quốc. / Chuyến bay hôm đó, ngồi trong một máy bay cánh quạt của Nga, gần giống như máy bay DC3 thời xưa của Air Vietnam, nhưng xập xệ hơn nhiều. Bầu trời vẫn xanh, nắng vẫn rực rỡ, những đám mây vẫn bạc trắng tinh. Phía dưới những thị trấn nhỏ mới mọc lên bên các nhánh Cửu Long Giang. Ruộng đồng xanh mát không còn những hố bom đạn loang lổ như ngày xưa.
02 Tháng Sáu 20209:59 CH(Xem: 14880)
Ve, loài côn trùng quen thuộc với tôi từ tấm bé, nhưng vì sao lại gọi là ve sầu thì tôi không rõ lắm. Mãi sau này biết sầu, mới dần dà nhận ra (!) Ngày xưa rất xưa, thời dân làng chỉ nhận tin qua giọng loa vang vang sau tiếng cốc cốc của mỏ làng vào rạng sáng hay lúc chiều sập tối, thủa tôi còn loăng quăng bám chéo áo ngoại ra vườn, tiếng ve đã in vào trí óc non nớt của tôi rồi.
17 Tháng Năm 20208:17 CH(Xem: 6595)
Những cơn mưa chiều hiu hiu nhẹ giăng ngang qua thành phố, hàng cây Anh Đào trụi lá khẳng khiu, chúng tôi như thường ngày đội mưa xuống phố. Nhuần lúp xúp chạy…Được mấy ly cà phê…Hiệp cười trong bụi mưa… Bốn thằng ba ly, tốt chán… Bửu vỗ bình bịch vào ngực…Một bịch thuốc rê đây này…Tôi lặng lẽ đi theo các bạn mình và vu vơ thầm đếm bước chân… Chiều một mình qua phố. Âm thầm nhớ nhớ tên em… Ở đây buồn quá, thành phố hiền hòa và nhỏ nhắn như bàn tay, chúng tôi thường rủ nhau lang thang qua các nẻo đường trước khi đến quán cà phê.
25 Tháng Ba 20209:25 CH(Xem: 16202)
Đêm đêm, nhất là những đêm trăng sáng, thỉnh thoảng có những “sinh hoạt” gì đó tôi cũng chẳng biết. Và thỉnh thoảng, có những đoàn quân rất đông người với bao nhiêu là súng ống đạn dược, kéo về trong một đêm, rồi sáng sớm hôm sau họ lại lên đường. Chắc là đánh nhau ở đâu đó. Tôi nghe loáng thoáng cha mẹ tôi nói là bộ đội chủ lực gì gì đó.
23 Tháng Giêng 20201:14 SA(Xem: 17002)
Mấy hôm rày tôi không hát " ầu ơ ví dầu..." để ru cháu ngủ mà hát thật "mùi" cái bài "Đón xuân này tôi nhớ xuân xưa". Cái thằng cu Ben em cu Tèo nghe êm tai nó "phê" một giấc. Bởi vì "ruột gan" của quại nó có gởi qua đó để hát mà lỵ Bây giờ già già thiệt rồi nên cứ hay nhắc câu: " Nhớ hồi xưa!!...". Mà nhớ gì nhất nào!? Chắc ai cũng như tôi. "Nhớ Tết nhất!". Đó là nỗi nhớ nồng nàn nhất trong muôn nỗi nhớ của cuộc đời.
13 Tháng Mười Hai 20198:55 CH(Xem: 15098)
Ba giờ sáng…tôi bước ra đường, những ngọn gió cuối tháng chạp như con ngựa hoang lồng lộng chạy qua các nẻo phố. Tôi lặng lẽ đi dưới hàng cây Phượng vĩ già trong rét mướt yên tĩnh đêm sâu. Có tiếng rao…Ai bánh nậm, bánh dày đây… cất lên trong khoắc khoải, một vài chiếc xe ba gác chở hàng sớm xình xịch chạy qua lầm lũi.
07 Tháng Mười Một 20198:36 CH(Xem: 19969)
Trong thời niên thiếu, anh cũng như một số bạn đều mê đọc tiểu thuyết, đọc thơ của các văn thi sĩ tiền chiến. Trong các nhóm nhà văn đó thì nhóm Tự Lực Văn Đoàn đã ảnh hưởng đến anh nhiều nhất. Văn của họ nhẹ nhàng, trong sáng, với những truyện tình lãng mạn lồng trong khung cảnh quê hương đơn sơ và lúc nào cũng man mác tình yêu. Truyện của họ, không lúc nào thiếu trong tủ sách gia đình của anh. Trong nhóm đó, Nhất Linh được anh coi như một mẫu người lý tưởng, một nhà văn, một chiến sĩ cách mạng. Nhiều nhân vật trong truyện đã in sâu vào ký ức anh. Họ không những đã trở thành một phần đời sống của anh mà đôi khi lại là những giấc mộng không thành. Trong những năm cuối cuộc đời, ông xa lánh cảnh trần tục, như một tiên ông quy ẩn bên dòng suối Đa Mê của rừng lan Đà Lạt.
31 Tháng Mười 20191:28 SA(Xem: 17375)
Khi tôi đi gần hết cuộc đời tôi mới nhận ra được điều kỳ diệu nhất trên đời này là tôi có Mẹ. Mẹ là ánh sao, tỏa ánh sáng dịu dàng mang cho tôi đến thế gian này. Khi tôi đi đến cuối con đường tôi chợt nhận ra rằng mẹ là người sống cạnh tôi nhiều nhất hơn hẵn tất cả những người mà tôi đã gặp ở thế gian này. Chín tháng mười ngày mẹ mang tôi tận ở trong lòng, tôi ăn ngủ, buồn vui từ mẹ chở che và chia sẻ cho tôi. Cho đến lúc chào đời, tôi cũng được nằm sát bên mẹ, mẹ lại chuyền hơi ấm, chuyền dòng sữa ngọt ngào món ăn đầu đời cho tôi đủ sức chào đón thế giới bên ngoài.
24 Tháng Mười 201912:51 SA(Xem: 16460)
Lúc đó vào khoảng 22giờ45 tối ngày 08-10-2019 tôi bỗng nghe chuông điện thoại reo.Sau đó là giọng Ngô nguyên Nghiễm.Anh báo tin nhà thơ Trần tuấn Kiệt đã mất mất lúc 5 giờ sáng. Tháng 9-2018 gia đình chuyển từ Cao lãnh về Sai gon tôi có đến thăm . Anh gầy lắm lại ho nhiều., cứ mỗi lần nói vài tiếng lại ngừng để và ho.gặp lại anh em cũ anh như khỏe hẳn lên, nói rất nhiều và cũng ho rất nhiều.Anh ở nhà thui thủi một mình. Suốt ngày ngồi trên cái ghế đồng thờicũng là "giường ngủ"...Mùng hai tết Kỉ hợi tôi lại ghé thăm . Anh rất vui. Dù sức khỏe suy giảm rất nhiều nhưng vẫn đem mấy bài thơ (khoảng bảy bài thơ dài) anh mới sáng tác đọc cho tôi nghe, vừa đọc vừa ngừng đế thở và ho. Tôi nói anh nghỉ cho đỡ mệt, nhưng anh vẫn đọc tiếp, đọc một hơi cho đến bài cuối cùng tưởng như không còn dịp để đọc nữa. Sợ anh quá mệt , tôi tìm cách giã từ anh ra về dù muốn ở lại nghe anh đọc nữa.Tôi dịnh bụng mai mốt sẽ tới thăm anh không ngờ... Sáng ngày 9-10 2019 tôi tới vĩnh biệt a