- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Nhân cách người cầm bút của Tô Hoài

17 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 32156)


tohoai-demen3

 Nhà văn Tô Hoài


Nghe nhiều người khen cuốn Ba người khác của nhà văn Tô Hoài, tôi cố tìm đọc. Đọc xong thì hoang mang…

 

Nói cho ngay, đấy là cuốn sách viết khéo với nhiều cảnh đời sống động và được “lên hương” bằng yếu tố gợi dục đậm đà. Quả là cái khéo của bà hàng xén chợ phiên biết bày bán bắt mắt những món hàng xanh xanh đỏ đỏ …

 

Từng đọc Don Quichotte, từng đọc Tội ác và trừng phạt, Chiến tranh và Hòa bình, Vụ án, Trăm năm cô đơn rồi Số đỏ, Nỗi buồn chiến tranh, Hồ Quý Ly… người đọc khó lòng chấp nhận Ba người khác là tiểu thuyết! Nếu không phải lập lờ đánh lận con đen thì điều này chứng tỏ nhà văn lớn của chúng ta thiếu kiến thức sơ đẳng về thể loại văn chương.

 

Tiểu thuyết (novel) là truyện kể nhưng không phải mọi truyện kể đều là tiểu thuyết. Phẩm chất chân chính của tiểu thuyết là hư cấu (fiction), là tưởng tượng, là sự khát quát. Do thiếu hư cấu tưởng tượng mà cuốn truyện trở nên manh mún, vụn vặt thậm chí nhảm nhí trước hiện thực lớn lao của cuộc Cải cách ruộng đất long trời lở đất. Do thiếu tính khái quát nên hiện thực dù sống động trong cuốn sách cũng chỉ là một nửa sự thực, làm cho thực tế đất nước bị bóp méo, xuyên tạc đến thảm hại. Thực chất cuốn sách chỉ là một thứ tự truyện (non-fiction) trá hình…

 

Không, Cải cách không đơn giản như vậy. Không phải bỗng dưng mà “ba thằng lăng nhăng” làm đảo lộn được xã hội. Nó có nguyên nhân sâu xa từ những cuộc chỉnh quân chỉnh cán, từ phát đạn bắn vào Người Mẹ Việt Nam yêu nước là bà Nguyễn Thị Năm. Nông thôn Việt Nam cũng không hèn hạ khiếp nhược như vậy. Nếu không phải là sự cố đẫm máu Ba làng An thì cũng có hàng nghìn “địa chủ” “phản động” viết thư tuyệt mệnh gửi cho Đảng, cho Bác “xin cứu con, cứu các đồng chí, cứu đất nước” và có hàng nghìn người trước khi chết thảm miệng còn hô: “Hồ Chủ tịch muôn năm! Đảng Lao động Việt Nam muôn năm!”

 

Hậu Cải cách cũng không như tác giả mô tả. Dù cho ông cam đoan là sự thực thì cái sự thực được mô tả một cách tự nhiên chủ nghĩa hóa ra lại quá chừng dối trá! Hàng nghìn “ông đội” trung kiên sau Cải cách được đề bạt. Hàng nghìn cốt cán bần cố nông do tố điêu được kết nạp Đảng, khi sửa sai bị nông dân săn đuổi, đã được điều lên huyện lên tỉnh, được chuyển vùng. Họ trở thành nòng cốt trong đội ngũ cán bộ, là những chủ thể của hợp tác hóa, rồi cải tạo công thương nghiệp tư bản sau này. Cái tàn hại của Cải cách ruộng đất không phải là cơn bão đổ nhà gẫy cây mà là di hại lâu dài trong suốt hành trình của đất nước từ những cốt cán đó!

 

Nếu văn là người thì phải hiểu thế nào đây về tư cách công dân, tư cách nhà văn của Tô Hoài? Những người chính trực đi cùng cách mạng nửa thế kỷ nay thường nói: mình là nạn nhân mà cũng là tội phạm của hiện tình đất nước. Nguyễn Minh Châu sám hối bằng “Lời ai điếu…” Chế Lan Viên sám hối trong Di cảo thơ… Nhưng với Tô Hoài thì không thế. Ông không hề là nạn nhân vì trong những năm tháng hiểm nghèo nhất cho hàng triệu người thì ông là đội phó cải cách, trên cả trời, có toàn quyền luận tội, kết án, đêm ôm gái quê.

 

Sau Cải cách, khi văn học cách mạng là thống soái, ông có Vợ chồng A Phủ, Truyện Tây Bắc để hóa thân thành một trong vài ba người vai vế nhất của Hội Nhà văn Việt Nam, cái hội sang trọng và hưởng nhiều ơn mưa móc. Miệng thế gian có cả câu vè về ông: “Đảng đoàn là đảng đoàn Hoài, chỉ đi nước ngoài thực tế thì không!”. Vì những cống hiến đó, ông “ẵm” Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1, giải văn chương Giao Chỉ danh giá bậc nhất và nghe đâu ông còn được bằng khen về công trạng bảo vệ Đảng! Khi đất nước đổi mới, ông có Cát bụi chân ai, Chiều chiều rồi bây giờ là Ba người khác… Trước vấn nạn của dân tộc, ông xoa hai bàn tay như người vô can, “hò lơ hò lờ”, tưng tửng kể chuyện đời xưa, chuyện của người khác! Một tuần chay nữa ông có nước mắt: được suy tôn là người can đảm, dám nói sự thật!

 

Dù có thực lòng nghĩ thế thì tôi cũng buộc phải nghi ngờ mình, bởi lẽ nhiều nhà văn uy tín và không ít người tử tế ngợi ca tác phẩm của ông.

 

Vì sao, tôi tự hỏi?

 

Một dịp may khiến tôi giác ngộ. Đấy là Tết Đinh Hợi, tôi đến thăm người bạn thân, là nhà văn “có môn bài”. Câu chuyện của chúng tôi tâm đắc êm xuôi xướng tùy trong mọi đề tài cho tới khi đụng vào Ba người khác. Tôi vừa hé lộ suy nghĩ của mình thì bị dằn mặt:

 

“Tôi kính phục Tô Hoài.” Bạn ngắt lời tôi khá thô bạo. Sau Dế mèn phiêu lưu ký thì đây là tác phẩm quan trọng nhất của ông ta.

 

Thấy bạn “lên cơn”, tôi đấu dịu:

 

“Nhưng đấy đâu phải là tiểu thuyết!”

 

“Vậy ông bảo phải thế nào mới là tiểu thuyết?” Bạn tôi vặc lại. Mỗi nhà văn là người tạo ra phong cách! Mà cần gì phải là tiểu thuyết hay không tiểu thuyết? Miễn dám nói những điều người khác không dám nói là quý rồi. Ông xem, cuộc cải cách như vậy mà mới chỉ có Sắp cưới của Vũ Bão gãi gãi bên ngoài như gãi ghẻ. Đến bây giờ Tô Hoài dám nói lên tất cả! Đảng căm Tô Hoài lắm mà chưa tìm cách nào trị được! Ông cứ viết đi. Tô Hoài đang chờ được “đánh” đó! Bất kỳ kẻ nào đụng đến Tô Hoài cũng là nịnh Đảng, là chống lại tâm linh, nguyện vọng của nhân dân…

 

Nghe giọng nói mang vẻ gây hấn dữ dằn chưa từng thấy nơi người bạn thân thường ngày vốn hiền lành, tôi lặng im ngơ ngác. Chợt tôi nhận ra…. Bạn tôi như lò lửa ngùn ngụt hận thù, là nỗi uất ức như chiếc lò so bật tung lên thỏa thuê sau bao năm tháng bị kìm nén!

 

Tôi hiểu bạn, hiểu nỗi đau nỗi hận vẫn âm thầm chứa chất trong lòng người.

 

Cuộc Cải cách ruộng đất là vết dao phản trắc đâm sâu vào lòng dân tộc. Do chưa được sửa sai thỏa đáng mà sau năm mươi năm vẫn còn nung mủ và rỉ máu! Công việc bây giờ là phải lý giải một cách thuyết phục nguyên nhân của biến cố bi thảm này để tránh lặp lại trong tương lai và hơn hết là hóa giải nỗi thù hận chưa nguôi. Nhà văn đảng viên phải thay mặt Đảng của mình nhỏ những giọt nước mắt sám hối trước dân tộc! Trong hoàn cảnh đảo điên của xã hội hiện tại, có lẽ hơn cả tài năng, chính nhân cách nhà văn làm nên phẩm giá của văn chương!

 

Ba người khác của Tô Hoài không phải là như vậy!

 

Có thể như bạn tôi nói: Ba người khác là tác phẩm quan trọng nhất của nhà văn Tô Hoài. Nếu vậy thì cái quan trọng chính là ở chỗ nó chôn vùi nhà văn cả về văn chương cả về nhân cách?

 

Hà Văn Thủy

Khai bút Xuân Đinh Hợi

Nguồn: http://anhbasam.wordpress.com/2014/07/18/2774-nhan-cach-nguoi-cam-but-cua-to-hoai/

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Năm 20211:54 SA(Xem: 9921)
Tôi gặp anh Nguyên Minh lần đầu tại một quán cà phê vỉa hè đường Phan Xích Long. Hơn mười năm trước tôi thường viết bài trên trang vanchuongviet, ngày ấy chủ biên Nguyễn Hòa chưa ngã bệnh anh còn xông xáo chuyện chữ nghĩa. Anh em thỉnh thoảng gặp nhau khi tôi vào Sài Gòn, hôm ấy có tôi, vợ chồng anh chị Trương Văn Dân _ Elena, anh Nguyễn Hòa hẹn gặp Sâm Thương và Nguyên Minh. Các anh đều là những bậc tiền bối tôi ngồi nghe các anh bàn luận và dự tính ra mắt một tập san văn học nghệ thuật riêng của mình, từ đó anh em quen nhau.
20 Tháng Tư 20215:10 CH(Xem: 10204)
Mỗi lần nghĩ đến chiến tranh, giải phóng đất nước, cách mạng dân tộc, tự do nhân quyền, xuống đường biểu tình... đầu óc tôi lơ mơ liên tưởng đến vụ Thiên An Môn năm nào. Hình ảnh người đàn ông hiên ngang tiến ra giang rộng hai tay đòi hỏi tự do, chận đứng xe tăng, chống lại quyền lãnh đạo độc tài của đảng cộng sản Trung Quốc. Hình ảnh anh hùng, xem cái chết tựa lông hồng, với lòng đầy thách thức, đòi hỏi tự do dân chủ nhân quyền cho xứ sở. Hình ảnh đó đã đánh mạnh vào tâm não toàn thể người dân trên toàn thế giới. Riêng tôi, vẫn âm thầm nghĩ tới người lính lái chiếc xe tăng khổng lồ đầy răng sắt. Hẳn ông phải là một người rất đỗi từ bi, nhân hậu? Thương người như thể thương thân. Ông từ chối giet người, dù trong tay nắm toàn quyền nghiền nát người đàn ông hiên ngang hùng dũng kia. Hành động nghiền nát đó, sẽ được coi như một chiến công hiển hách đối với đảng và nhà nước.
20 Tháng Tư 20214:59 CH(Xem: 10752)
Tháng tư năm ấy, sao tôi không mấy lao đao về cái chết tự tử của một người chị họ chưa đầy hai mươi tuổi. Năm ấy, một chín bảy lăm, nghe mạ tôi nói chị bị cào nát mặt hoa và ăn đòn phù mỏ chỉ vì lỡ tranh giành một miếng nước ngọt trên chuyến tàu tản cư từ Đà Nẵng vào Nha Trang. Liệu như thế đủ để chị chán sống hay còn vài lý do thầm kín khác mà tôi không đoán được. Ồ phải rồi, nghe kể mẹ chị ấy là mợ tôi ngồi đâu cũng thở dài rất thảm, lâu lâu tuồng như muốn nuốt ực những giọt nước mắt dội ngược vào lòng và lâu lâu thì lại trào ra trăm lời nguyền rủa về những xui xẻo không tránh được, ví dụ nỗi đau rát rực rỡ của mấy bợm máu kinh nguyệt thời con gái chị tôi đã phọc lai láng trên đít quần suốt những ngày chạy giặc thiếu nước và máu ôi thôi là máu của những xác người vô thừa nhận trên con đường lánh nạn.
20 Tháng Tư 20214:23 CH(Xem: 10684)
Tôi đã thay đổi vì biến cố tháng Tư Bảy Lăm, nhưng cũng có thể tôi đã mất thiên đường từ trước khi ra đời. Đó là câu hỏi mà tôi ngẫm nghĩ gần đây. Năm nay tôi 43 tuổi, mặc dù tôi nhuộm tóc và vẫn thích người ngoài khen tôi trẻ, tôi hiểu mình nhiều hơn, và cũng chân thật với mình nhiều hơn lúc còn trong tuổi niên thiếu. Trên nhiều phương diện, có thể tôi cũng đầy đủ hơn ngày xưa. Nhưng tất cả những câu chuyện mà tôi hay kể với bạn bè để biểu lộ tâm trạng “cá ra khỏi nước” mà tôi vẫn cảm thấy đeo đuổi mình thường trực, đều bắt nguồn từ trước biến cố Bảy Lăm.
20 Tháng Tư 20214:18 CH(Xem: 10377)
Tháng 4, 1975, tôi 11 tuổi. Lúc đó tôi sống với cha, em trai và bà nội ở ngang chợ An Đông, Sài Gòn. Mẹ tôi ly dị cha tôi trước đó 2 năm để lấy người tình. Người tình của mẹ tôi làm tài xế cho cha tôi khi hai người còn là cảnh sát. Ông này trẻ, cao, vạm vỡ và đẹp trai hơn cha tôi. Ông cũng galăng, nhỏ nhẹ hơn cha tôi. Có lẽ ông cũng dai và dẻo hơn cha tôi. Vô tư mà chấm, có lẽ hai người xứng đôi. Ai cũng khen mẹ tôi đẹp, nhưng tôi không thấy mẹ tôi đẹp tí nào. Sau này, khi cãi lộn với chồng mới, bà bị bạt tai nên vung lời, “Đồ tài xế!”
15 Tháng Tư 20211:03 SA(Xem: 4259)
Ngày này 46 năm trước, tôi đang rong ruổi trên đường cái quan chạy về Sài Gòn. Gia đình tôi và những người dân miền Trung hớt hải tháo thân khi nghe tin bước chân của quân miền Bắc đang tiến vào Nam. Những người bạn thế hệ tôi ngày ấy ra sao, những ngày tàn cuộc chiến? Những ngày cuối tháng tư, giờ này bà ngoại của Thơ Thơ đang chia gia tài cho con cháu là những lọ xyanua, phòng nếu có điều gì. Mỗi người một lọ thuốc trong vắt, thơm mùi hạnh nhân, thuốc cực độc uống vào vài giây là chết tức khắc, bà nói cầm chắc thuốc độc trên tay là cầm chắc định mệnh của mình. Bà là vợ của nhà văn Hoàng Đạo, giòng họ của nhóm Tự lực văn đoàn, văn đàn vang danh một cõi xứ Bắc. Tôi hiểu tâm trạng của bạn tôi trong đêm cuối ở đài Tiếng nói Tự do trên phòng chờ lầu 2, tất cả gia đình nhân viên trong đài và văn nghệ sĩ miền Nam tập trung để được “ bốc” đi, đêm dài dằn dặc, phía dưới đường phố là sự hoảng loạn của người dân Sài Gòn, mọi người im lặng căng thẳng nghe cả tiếng máy lạnh rì rầm, bạn phải tìm
15 Tháng Tư 202112:27 SA(Xem: 10684)
Chiếc xe gài số lui ra khỏi sân nhà, ngang mấy hàng lan Hoa Hậu và gốc nhãn đang đậu trái nhỏ li ti, thành chùm. Tôi hỏi: Xe nhà mình lúc đó là xe gì? Ba nói Con không nhớ sao? Tôi gấp lại dãi khăn tang trắng. Hôm mãn tang Ba, ở chùa về, tôi đã định đốt dãi khăn trong lò sưỡi. Tháng này trời Cali chưa chiều đã nhá nhem. Tôi để cuộn khăn trở lại bàn nhỏ cạnh đầu giường. Ba không còn ngồi trên ghế gần cửa ra vào. Trong phòng còn có mình tôi.
15 Tháng Tư 202112:10 SA(Xem: 11235)
LTS: Một năm rưỡi trước khi từ trần, tướng Trần Độ đã hoàn thành một tập nhật ký mà ông đặt tên là Nhật Ký Rồng Rắn: bắt đầu từ cuối năm 2000, viết xong tháng 5 năm 2001. Nhật ký Rồng Rắn là một bút ký chính trị trong đó, với tất cả tâm huyết, tác giả trình bày suy nghĩ của mình về các vấn đề chính trị của đất nước. Tháng 6.2001, Trần Độ vào Sàigòn thăm con và nhờ người đánh máy bản thảo. Ngày 10.6, ông đi lấy bản thảo, bản vi tính và sao chụp thành 15 bản. Trên đường về nhà, ông bị tịch thu toàn bộ các bản thảo và bản in chụp, xem là "tang chứng" của tội "viết và lưu hành tài liệu xấu". Cho đến ngày từ trần 9.8.2002, tướng Trần Độ không được trả lại nhật ký của mình. Trích đoạn dưới đây là một phần của nhật ký này. {theo tạp chí Diễn Đàn}.
01 Tháng Tư 20214:31 CH(Xem: 12169)
Vào một ngày đầu hè năm 2019, tôi ngạc nhiên khi nhận được điện thoại của một người lạ, bạn ấy nói muốn gặp tôi trò chuyện vì đang làm ký sự Trịnh Công Sơn của Đài truyền hình Việt Nam. Chúng tôi hẹn gặp ở quán cà phê Trịnh Công Sơn trên đường Xuân Diệu để nghe nhạc và trao đổi cùng vài người bạn. Lúc ấy tôi mới biết bạn là Nguyễn Đức Đệ đạo diễn đang làm phim ký sự “Trịnh Công Sơn nhẹ gót lãng du” gồm 5 tập, kịch bản và cố vấn phim do nhà báo Trần Ngọc Trác ở Đà Lạt một người đam mê nhạc Trịnh đảm nhận. Anh Trác đề nghị cho anh photo tất cả tài liệu mà tôi sưu tầm được khi làm luận văn thạc sĩ Trịnh Công Sơn để làm tư liệu, ngày mai sẽ vào trường Đại học Quy Nhơn quay ngoại cảnh, tìm lại dấu vết cũ nơi Trịnh Công Sơn đã từng học thời gian 1962-1964. Phỏng vấn tôi xoay quanh luận văn thạc sĩ mà tôi đã làm về đề tại Trịnh Công Sơn.
25 Tháng Ba 202111:55 CH(Xem: 11475)
Đó là vào những ngày cả Hãng phim truyện VN như sôi sục lên trong giai đoạn tổ chức sản xuất bộ phim nhựa đen trắng “Tướng về hưu” dựa theo truyện ngắn cùng tên đang rầm rĩ dư luận xã hội của NHT. Sáng hôm ấy, đang ngồi họp xưởng đầu tuần theo thông lệ của Hãng, đồng chí bảo vệ ngó đầu vào nhắn: “Có nhà văn Nguyễn Huy Thiệp muốn gặp đạo diễn Nguyễn Anh Tuấn”.