- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Lục Bát Hai Trong Một Tại Sao Không?

11 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 8481)

Hôm nay các nhà thơ Việt Nam có thể không còn hào hứng nữa với lục bát khi cầm bút, vì nhiều lẽ khác nhau. Tôi có người bạn hiểu rõ điều ấy nhưng vẫn làm, đơn giản vì anh này không là thi sĩ, mà chỉ là một người "làm văn thể". Loại lục bát anh quan tâm không phải loại mọi người từng biết: Trước anh ta không ai làm nó - lục bát 2-trong-1, một loại lục bát thuận nghịch độc, cho phép đọc hai chiều xuôi, ngược. Thí dụ cặp câu sau:

ơi trời chán quá đi thôi

bông lông ngày tháng của tui mô còn

cũng có thể đọc là:

thôi đi quá chán trời ơi

còn mô tui của tháng ngày lông bông

Ý tưởng về thơ thuận nghịch độc không phải điều mới mẻ. Bất kỳ ai đã qua những giờ học Văn Thể (Cổ Văn) lớp 8 (miền Nam trước 75) cũng biết những bài Đường luật thất ngôn bát cú thuận nghịch độc của một vài thi nhân thời xa xưa. Ngoài ra, người ta có thể tìm thấy một bài rất hay của Phạm Thái trong tiểu thuyết Tiêu Sơn Tráng Sĩ - Khái Hưng. Tạp chí Văn (SG trước 75), số tưởng niệm Hàn Mặc Tử, cũng có một bài do nhà thơ này làm, rất đặc biệt, ở chỗ có thể đọc 6 cách: đọc xuôi/ đọc ngược/ bỏ 2 chữ đầu đọc xuôi/ bỏ 2 chữ đầu đọc ngược/ bỏ 2 chữ cuối đọc xuôi/ bỏ 2 chữ cuối đọc ngược.

Anh bạn tôi thoạt cũng làm 1, 2 bài thất ngôn bát cú kiểu 6-trong-1 như vậy, nhưng không gửi báo, vì thấy nó đã cổ lỗ sĩ; chỉ về sau, anh mới nảy ý định đem trò này thí nghiệm lên lục bát. Dù sao, anh ta sẽ không gọi nó là thơ, bởi đã hẳn không thể xem ấy là nghệ thuật; chẳng qua chỉ là kỹ thuật, hay xảo thuật - một trò chơi, không hơn. Trước đây lâu rồi anh gửi tôi 2 bài:

 

Bài 1: (đọc xuôi)

CANH TÀN

dài cơn gió trở sang đêm

trăng hồn rọi mái trời bên lạnh ngồi

song ngoài tạnh ngất mù khơi

hoa như vàng rụng nửa đời thờ ơ

qua rồi tỉnh giấc tan mơ

về nẻo xa mờ dội tiếng mông mênh

nghe thầm khắc điểm tàn canh

mùa theo đi lá trụi cành buồn trơ

 

(đọc ngược bài trên, từ phải sang)

TÀN CANH

đêm sang trở gió cơn dài

ngồi lạnh bên trời mái rọi hồn trăng

khơi mù ngất tạnh ngoài song

ơ thờ đời nửa rụng vàng như hoa

mơ tan giấc tỉnh rồi qua

mênh mông tiếng dội mờ xa nẻo về

canh tàn điểm khắc thầm nghe

trơ buồn cành trụi lá đi theo mùa

 

Bài 2: (đọc xuôi)

EM ĐI

 

đầy năm tháng phủ rêu rồi

mây ngàn chìm khuất với tôi theo về

quên đường đá sỏi em đi

quen gót thầm thì cỏ lá mù sương

tìm ngơ ngẩn bước thu vàng

 

(đọc ngược bài trên, từ phải sang, từ dưới lên)

 

ĐI EM

vàng thu bước ngẩn ngơ tìm

sương mù lá cỏ thì thầm gót quen

đi em sỏi đá đường quên

về theo tôi với khuất chìm ngàn mây

rồi rêu phủ tháng năm đầy

 

Gần đây lại gửi 3 bài khác, trong đó có bài sửa lại từ 1 bài cũ:

Bài 1: (đọc xuôi)

HẾT BIẾT

đù cha đéo mẹ mày ra

con nhà mồ bắt quỷ tha ma vồ

sông trôi chợ lạc về mô

chơi thời đùng cái rũ tù răng chơi

 

(đọc ngược bài trên, từ phải sang)

BIẾT HẾT

ra mày mẹ đéo cha đù

vồ ma tha quỷ bắt mồ nhà con

mô về lạc chợ trôi sông

chơi răng tù rũ cái đùng thời chơi

 

Bài 2: (đọc xuôi)

CANH TÀN

đòi cơn ỉa mót thâu đêm

trăng hồn rọi bóng trời bên thụp ngồi

sông ngoài toả ngất mù khai

hoa như vàng xổ cứt đời nên thơ

ra rồi bảnh mắt banh mơ

về ngõ xa chừ thấy đếch mông mênh

nghe ai đứng sục tàn canh

mùa theo đi cặc lõ cành buồn trơ

(đọc ngược bài trên, từ phải sang)

 

TÀN CANH

đêm thâu mót ỉa cơn đòi

ngồi thụp bên trời bóng rọi hồn trăng

khai mù ngất toả ngoài sông

thơ nên đời cứt xổ vàng như hoa

mơ banh mắt bảnh rồi ra

mênh mông đếch thấy chừ xa ngõ về

canh tàn sục đứng ai nghe

trơ buồn cành lõ cặc đi theo mùa

 

Bài 3: (đọc xuôi)

BIẾT RĂNG

mau cho mệ chịu chưa nì

tau thôi thà đặng nớ ni khoan ừ

mà ri miết cũng rằng nư

là có mi chừ biết đách mô ai

chi ra rứa riết răng coi

 

(đọc ngược bài trên, từ phải sang, từ dưới lên)

RĂNG BIẾT

coi răng riết rứa ra chi

ai mô đách biết chừ mi có là

nư rằng cũng miết ri mà

ừ khoan ni nớ đặng thà thôi tau

nì chưa chịu mệ cho mau

 

Hiển nhiên, ngôn ngữ anh bạn tôi khi sặc mùi cải lương, khi sặc mùi ba trợn, nhưng chúng ta chẳng nên mong anh này làm khá hơn: Khả năng của anh chỉ đến thế. Cũng đúng như anh ta thừa nhận, đấy không phải thơ, mà chỉ là những thí dụ minh hoạ một trò chơi văn thể. Tuy vậy nó cũng đáng tò mò: Có lẽ chỉ tiếng Việt, với tật lỏng lẻo cố hữu ở các mối nối từ cũng như câu, mới cung cấp khả năng này, mà phần lớn chúng ta thường chỉ phàn nàn rồi bỏ qua, chẳng màng tận dụng.

PIERRE BÙI

TPHCM, 2006
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10865)
(Xem: 10440)
(Xem: 10730)
(Xem: 11260)
(Xem: 10980)
(Xem: 10839)
(Xem: 10675)
(Xem: 10119)
(Xem: 11401)
(Xem: 11048)