- On The Way Home
- Mục Lục Hợp Lưu 102
- Thư Tòa Soạn Hợp Lưu 102
- Lâu Đài Trên Bãi Cát (phần 2 A )
- Lâu Đài Trên Bãi Cát (phần 2 B )
- Truyện Hà Ô Lôi Trong Lĩnh Nam Chích Quái Và Tinh Thần Phản Biện Xã Hội Dưới Thời Vãn Trần
- Vũ Khắc Khoan (1917-1986) Tác Phẩm Là Một Thác Ngôn
- Bài Sử Khác Cho Việt Nam (kỳ 2)
- Puerto Princesa City
- Sóc Nâu Ngày Tháng Dại
- Đêm Lạ
- Mưa
- Đầu Làng Có Cây Vông...
- Đọc Thơ Di Cảo Mới Của Lưu Quang Vũ
- Thơ Lưu Quang Vũ (di Cảo 1972-1975)
- Ngoại Lệ Duy Nhất
- Có Một Tình Yêu
- Mẹ Tôi Và Chuyến Xe Bus 92
- Hành Khách Cuối Cùng
- Thơ Nghiêu Minh
Về phương diện văn hóa-xã hội, hiện tượng suy thoái cũng khởi từ cuối thập niên 1950.
Phần lãnh thổ phía
Trong quân đội, ngày 7/7/1956, thành lập Nha Tuyên úy, nhưng chỉ có 40 Tuyên úy Ki-tô và Tin Lành, được cử đi thực tập tại Đà Lạt và Thủ Đức, hoặc Mỹ. 20 nhà thờ dành cho quân đội. Giám mục Trương Cao Đại làm Giám đốc (1956-1958); sau, GM Lê Hữu Từ (1958-1960) thay. (21)
Về giáo dục, toàn quốc chỉ có hai đại học công lập, nhưng có một đại học Ki-tô tư ở Đà Lạt, được trợ cấp đặc biệt bằng công quĩ và tài sản tịch thu của Bảy Viễn. Giới linh mục và sư huynh Ki-tô thống trị các học hiệu, từ Đại học tới bậc trung học, nhất là về bộ môn “Triết.” Mật vụ văn hóa tràn ngập, nổi danh nhất có Bùi Văn Bảo, Lê Tôn Nghiêm, Nguyễn Văn Trung, Trần Văn Hiến Minh, Nguyễn Đăng Ngọc, v..v... (22) Đại đa số dân chúng, vốn chỉ theo đạo thờ cúng ông bà, đạo Phật, hay các tôn giáo khác – không những ngày đêm bị xúc phạm khi nghe Diệm kết thúc mỗi bài diễn văn bằng câu “Xin ơn trên hãy phò hộ cho chúng ta;” chẳng khác gì ở miền Bắc, và toàn cõi Việt Nam hiện nay, người ta không thể không dị ứng với khẩu hiệu: “Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội.”
Thông thường, trong một xã hội văn minh, thế quyền [state] và thần quyền [religion] tách biệt nhau. Nhưng tại Nam Việt Nam, cả thế quyền và thần quyền tập trung trong tay họ Ngô–Diệm, Nhu và Cẩn độc quyền cai trị và diệt Cộng hoặc móc nối Cộng sản, trong khi Thục thống trị Giáo hội Ki-tô. Bởi thế, những mảnh vụn văn hoá-xã hội Tây phương – với nền tảng thần và thế quyền Ki-tô giáo kiểu “tân” [neo] trung cổ(23) – được cấy trồng thêm trước sự đối kháng ngày một mãnh liệt trong mọi tầng lớp quốc dân.
Vì giáo dân Ki-tô chiếm chưa đầy 10% dân số, độc quyền sinh hoạt văn hoá-xã hội của giới trí thức Ki-tô từ cuối thế kỷ XIX tới giữa thế kỷ XX ngày một bị thách thức. Dấu hiệu chống đối và thách thức đầu tiên là sự thăng tiến của Đảng CSĐD. Quan trọng hơn, số trí thức không Ki-tô liên tục gia tăng trong lãnh thổ VNCH, sau khi những biện pháp hạn chế học vấn do người Pháp áp đặt bị loại bỏ. Việc chống đối, mỉa mai dự luật Gia Đình của Trần thị Lệ Xuân năm 1957 (tức Luật 1/59) hay Phong Trào Phụ Nữ Liên Đới (20/5/1958) chỉ là những gợn sóng nhỏ đầu tiên.
Cuộc tranh đấu đòi bình quyền tôn giáo trong mùa Phật đản 2,507 (8/5/1963) và cái chết bi thảm của anh em họ Ngô, cùng việc Thục bị trục xuất khỏi Giáo hội Vatican, tiếp nối bằng chính sách hòa hoãn với Cộng sản của Giáo hoàng Paul VI (1963-1978), đánh dấu nửa đường đi xuống của nền văn hoá Ki-tô tân Trung cổ. Mặc dù trong những năm cuối cùng của Đệ nhị Cộng Hòa, khối Ki-tô nỗ lực trở lại sân khấu chính trị, nền sinh hoạt văn hoá tân Trung Cổ không thể lội ngược dòng nước lũ suy thoái.
Vì tình trạng chiến tranh, giai cấp quân phiệt thống trị. Quân nhân được bổ vào chức vụ hành chính tới cấp quận để tiện việc chỉ huy các lực lượng quân sự, Cảnh sát. Nhưng đa số giai cấp quân phiệt VNCH – hãy tạm gọi thế – chỉ biết điều động phi cơ oanh tạc, pháo binh tác xạ, hay chĩa họng súng về phía người thù đao binh mà bóp cò. Phần đông yếu kém về phương diện chính trị, kinh tế cũng như văn hóa. Qua hệ thống tham nhũng, phe đảng – và trong khuôn khổ gọi là “kỷ luật quân đội” – họ chưa xứng tay đối nghịch với cán bộ hành chính và chính trị Cộng Sản. (24) Những phụ tá dân sự của họ – từng tốt nghiệp Học viện Quốc Gia Hành Chánh – thường chỉ dùng kiến thức chuyên môn để hợp thức hóa những việc làm phi pháp.
Không thể phủ nhận tài năng và thiện chí của một số người, dù chẳng được bao lăm sau sự gạn lọc của “công ty.” Đại đa số, khi được đưa vào giai tầng “lãnh đạo và chỉ huy” đều chăm lo thu lại vốn đầu tư, tức tiền bỏ ra mua chức vụ, và kiếm thêm số tiền lời cần thiết. Từ đó phát sinh ra hiện tượng “làm láo báo cáo hay.” Đó là chưa nói đến tệ nạn lính kiểng, lính ma v.. v... khiến nội tuyến Cộng sản đột nhập vào mọi cơ cấu chính quyền. Albert Phạm Ngọc Thảo, Vũ Ngọc Nhạ, Huỳnh Văn Trọng hay Phạm Xuân Ẩn, đầu mối đưa tin của các ký giả “tiến bộ” Mỹ – khiến không ít người đỏ mặt ngượng ngùng khi lá bài lật ngửa sau 1975. Hoặc “Mười Lễ” Nguyễn Văn Hướng, cố vấn chính trị của Thiệu năm 1967. Viên Thượng sĩ có nhiệm vụ nhật tu bản đồ tình hình quân sự mỗi ngày tại Dinh Độc Lập.
Sự xuất hiện của lực lượng mà Lodge gọi là “Baby Turks” từ năm 1966 – những người thực sự nắm binh quyền, từ cấp đại đội tới tiểu đoàn, lữ đoàn – là một hiện tượng hầu như chưa hề được nhắc đến trong các nghiên cứu nghiêm túc và đầy đủ về Việt Nam.
Nhưng tưởng cần nhấn mạnh, giai cấp quân phiệt miền
Sau giai cấp quân phiệt có giới lãnh đạo tôn giáo. Trong những năm cuối của VNCH, các giáo xứ Ki-tô đã chiếm lại uy thế cũ. Theo tài liệu Cộng sản, chính Hồng Y Spellman cùng Vũ Ngọc Nhạ – một cán bộ tình báo chiến lược len lỏi vào Ki-tô giáo từ giữa thập niên 1950 – móc nối cho Thiệu lên cầm quyền ở miền Nam.(25) Nhờ vậy, Thiệu được sự ủng hộ của một số lãnh tụ Ki-tô, và, đổi lại cho họ hưởng nhiều ân huệ. Từ tháng 9/1969, Thiệu còn tăng cường thêm uy quyền sau khi liên kết với Khiêm, không những chỉ gốc Cần Lao, mà còn được tình báo Mỹ bao bọc.
Với các tổ chức Phật giáo, Cao Đài, Hòa Hảo v.. v... Thiệu cũng theo đúng chính sách “trao đổi, mua bán.” Cao Đài và Hòa Hảo được duy trì những cơ cấu quân sự riêng; và được dành cho một số ghế Nghị sĩ hay Dân biểu. Phần Phật giáo, từ sau cuộc biến động miền Trung năm 1966, uy thế xuống dốc. Thiệu và các cố vấn Mỹ thực hiện chính sách bàn tay sắt bọc nhung, phân hóa Phật Giáo thành từng nhóm nhỏ, đối nghịch nhau–tiêu biểu nhất là khối “Ấn Quang” của nhóm miền Nam, “Việt Nam Quốc Tự” của nhóm Thượng tọa Tâm Châu, hay Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam (thành lập cuối năm 1964 với sự nâng đỡ của Trần Văn Hương). Rồi, nhân dịp Tổng công kích-Tổng khởi nghĩa của Cộng Sản Tết Mậu Thân 1968, Thiệu ra tay “bảo vệ an ninh” những lãnh tụ Phật giáo tranh đấu. Năm 1969, sau khi thất bại trong mưu toan ám sát Thích Thiện Minh, Thủ tướng Hương bắt giữ Thiện Minh rồi làm hai án khổ sai để cảnh cáo. Người được giao trách nhiệm theo dõi và trừng trị “bọn phản loạn Phật Giáo” này là Trung tá Nguyễn Mâu–cựu đảng viên Cần Lao, từng ra tay thanh trừng Phật Giáo Huế trong giai đoạn 21/8-31/10/1963. (26)
Mặc dù trong cuộc tranh cử 1970, liên danh Vũ Văn Mẫu của Phật giáo về đầu, nhưng vẫn chỉ là thiểu số trong Thượng viện mà 60% là đại biểu Ki-tô. Tại Hạ Viện, số dân biểu Phật Giáo đông hơn, nhưng xét theo tỉ lệ, Ki-tô giáo vẫn ưu thắng.
Do cường độ chiến tranh, tưởng nên ghi nhận, thế lực các tổ chức tôn giáo bị giới hạn. Giai cấp quân phiệt thống trị. Sự ưu thắng của mũi súng này bộc lộ rõ rệt qua những cuộc đàn áp đẫm máu trong năm 1965-1967, và nhất là mùa thu 1974 và đầu năm 1975, khi Thiệu thẳng tay đàn áp các phong trào tranh đấu của mọi giai tầng xã hội. Tổng đoàn Bảo An của Hòa Hảo bị giải tán. Thiệu cũng chẳng chút nương tình với lực lượng Ki-tô Tân Chí Linh hay Phong Trào Chống Tham Nhũng của Linh mục Trần Hữu Thanh trong cơn hấp hối của miền
Phần những giai tầng khác đều bị xáo trộn vì chiến tranh. Đại đa số nông dân vẫn tiếp tục cầy cấy ruộng đồng, trong vùng bóng tối nhá nhem của bạo lực, giữa cảnh một cổ hai tròng–cướp đêm là Việt Cộng, cướp ngày là Cộng Hòa. Số nạn nhân bỏ ruộng vườn, nhà cửa kéo về đô thị ngày một đông. Hậu quả tất nhiên là dân cư các thị xã, thị trấn ngày một gia tăng. Khối lượng thị dân “mới” này cung cấp cho Sài Gòn và các tỉnh lỵ, thị xã những quân đoàn ăn mày, gái điếm và tệ đoan xã hội. (Và, dĩ nhiên, một số không nhỏ “cơ sở” nằm vùng với những nhiệm vụ nào đó, giống như những cơ sở bí mật ở hải ngoại hiện nay)
Vì nhu cầu chiến tranh, vai trò các trí thức và công chức lu mờ dần. Phần đông đều bị động viên, và chỉ một thiểu số được biệt phái về nhiệm sở cũ. Trước ám ảnh của chết chóc, tàn phá–trong vùng trời bạo lực làm chủ tể–giới trí thức, công chức là giai tầng bị khủng hoảng nhất. Là sức sáng tạo và tiến bộ của bất cứ quốc gia nào không bị guồng máy quân phiệt hay “chuyên chính vô sản” chi phối, giới trí thức, công chức Nam Việt
Cuộc nổi dậy ở miền Trung trong mùa Xuân 1966 đánh dấu sự lụn tàn của giới trí thức, theo nửa đường đi xuống của phe Phật Giáo quá khích.(27)
Năm năm cuối cùng của Nam Việt
Tầng lớp quân phiệt cai trị–vì không đủ kiến thức để phân tích (kiểu Mỹ “đã mắc câu” [hooked] ở Việt Nam, chẳng bao giờ bỏ cuộc) và cũng có quá nhiều việc tư riêng để lo lắng (như cách nào chuyển ngân ra ngoại quốc hay cho con cháu du học)–hầu như chẳng mấy quan tâm đến khía cạnh văn hóa. Dựa trên sức mạnh họng súng ngày một yếu ớt của Thiệu, một số cựu sinh viên từ Mỹ về muốn lợi dụng bạo lực để cải tổ, hướng sinh hoạt văn hóa vào mục tiêu suy tôn cá nhân Thiệu. Việc làm hồ đồ này khiến sự thù ghét của mọi tầng lớp dân chúng với Hoàng Đức Nhã, Bí thư của Thiệu, cũng hằn học không kém các mưu toan bôi nhọ Nhã của Tòa Đại sứ Mỹ hoặc Cộng sản (vì một lý do khác).
Giống như thời Pháp thuộc, giai đoạn 1954-1975 còn xuất hiện ba giai tầng xã hội quen mặt: thông ngôn Mỹ, bồi Mỹ và me Mỹ. Mặc dù cần thêm những nghiên cứu nghiêm túc về ba giai tầng xã hội mới, nhưng một chi tiết nhỏ trong các báo cáo của Lodge phản ánh vai trò tai mắt của họ: Lodge đã trích dẫn ý kiến của bếp, bồi và tài xế của mình như “dư luận dân chúng” về cuộc “cách mạng” 1/11/1963 hay cuộc “chỉnh lý” của Raymond Khánh ngày 30/1/1964.
Trên mặt trận quân sự–mặt trận có tính cách quyết định–như đã trình bày chi tiết ở những chương trên, VNCH mất dần ưu thế từ năm 1974. Sự suy sụp này có nhiều nguyên do.
Yếu tố quan trọng, và quyết định, là việc Mỹ giảm viện trợ. Được huấn luyện theo lối đánh giặc kiểu Mỹ–tận dụng hỏa lực phi pháo và khả năng vận chuyển nhanh, tiếp liệu dồi dào–Nam quân khó thể trở lại lối “đánh giặc nhà nghèo.” Tiềm năng chiến đấu giảm sút. Vào mùa Thu 1974, dấu hiệu bại trận đã biểu lộ.
Yếu tố khác chẳng kém quan trọng là lãnh đạo, chỉ huy. Tổng Tư lệnh
Đã hẳn, 30 năm chiến tranh liên tục đã đào tạo cho VNCH nhiều cấp chỉ huy kinh nghiệm, có khả năng từ cấp Trung đoàn trở xuống. Nhưng qua màn lọc của hệ thống phe đảng và tham nhũng, những cấp chỉ huy tài ba nhất thường chết trẻ hay bị phế tật. Một số Tướng tá tài năng, tâm huyết nhưng không, hoặc chưa có thế lực chính trị. Nếu những ngày cuối năm 1974, hay đầu năm 1975, Tướng Trưởng cùng các Tư lệnh Dù, TQLC, SĐ 1, 2, 3, 5 v.. v... có dũng tâm lật đổ Thiệu, mọi việc có thể đã khác. Cảnh tượng đau khổ, nhục nhã của Mùa Xuân Kinh Hoàng ở Cao nguyên hay Huế, Quảng Ngãi, Đà Nẵng là cái giá mà Trưởng, Hinh, Lưỡng, Lân v.. v... phải trả cho sự ngần ngại, thận trọng quá mức.
Nền móng của quân đội, dĩ nhiên, vẫn là binh sĩ cùng cán bộ cấp nhỏ. Không thể phủ nhận được một điều là từ năm 1970-1973, những người lính VNCH thuộc hàng thiện chiến trên thế giới. Phải chứng kiến tận mắt lính VNCH lâm trận mới hiểu được khả năng của họ. Tuy nhiên, Hiệp định
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1973-1974, đồng thời với mức gia tăng cường độ các mặt trận “bảo vệ đình chiến,” gọt mỏng dần ý chí chiến đấu của đa số binh sĩ. Ngoại trừ vài đơn vị ưu tú, khả năng
Những người còn ở lại chiến đấu thì ngày thêm bất mãn. Thượng cấp của họ chỉ biết thu góp vốn riêng, ăn bớt, ăn xén tiền trợ cấp hành quân; cắt giảm quân trang, quân dụng bán ra chợ trời. Không, pháo yểm trợ hay phương tiện chuyển quân ngày một eo hẹp. Quần áo, giày dép rách rưới không có để hoán đổi. Ngay đến số lựu đạn cần thiết để cận chiến cũng không đủ. Địch quân thì mỗi ngày một mạnh hơn. Nhiều người lính VNCH đã chiến đấu đến phút cuối đời, nhưng uất hận khó tan–Họ chỉ là những con chốt qua sông, trước những xe, pháo, mã hùng hậu của đối thủ. Thảm kịch của 250 chiến sĩ Biệt Kích Dù ở Phước Long–những người lính Địa Phương quân đơn độc, đói khát trên núi Bà Đen–các chiến sĩ mũ nâu Tiểu Đoàn 34 trên đường 7-B–Hay những chiến sĩ Nhảy Dù từ M’Prack (Phượng Hoàng) xuống Phan Rang, từ Xuân Lộc về Ngã Tư Bảy Hiền, trại Hoàng Hoa Thám v.. v... bi tráng đến não lòng.
Đó là chưa nói đến sự thiển cận về chiến lược và biện pháp an ninh đề phòng đảo chính của Thiệu. Hai đại đơn vị Tổng trừ bị Nhảy Dù và TQLC phải hành quân thường trực ở Vùng I, giảm thiểu sức mạnh lưu động. Ở những ngày Xuân 1975, Thiệu còn xé nát hai đơn vị này qua “chiến lược đầu bé, đít to,” di tản chiến thuật Vùng II và Vùng I. Những người sống sót được gửi lên đèo M’Prack và phi trường Phan Rang cho chủ lực CSBV thanh toán hoặc bắt làm tù binh.
Sự sụp đổ của miền
Ngay trong số 20-30 phần trăm dân chúng trong vùng VNCH kiểm soát cũng chia làm nhiều khuynh hướng dị biệt. Nhờ sự tiếp xúc với những mảnh vụn văn minh vật bản, và những quầng sóng ngoại vi của cuộc cách mạng kỹ thuật-truyền thông–qua sự du nhập của máy truyền thanh, truyền hình, tủ lạnh, máy lạnh v.. v... –họ nghiêng về phía tự do tư sản. Nhưng dù oán ghét Cộng sản, họ cũng chẳng ủng hộ Thiệu-Hương-Khiêm và phe đảng. Để đối lại câu nói của Thiệu như “Đừng nghe những gì Cộng sản nói, hãy nhìn những gì Cộng sản làm,” người ta chỉ thay thế chữ “Cộng sản” bằng “Thiệu” hay “Tám”. Ngay các cháu nhỏ, mới bốn năm tuổi, cũng biết thêm vào khẩu hiệu “không nhường một tấc đất cho Cộng sản” bằng một câu nghe khiến thấm thía chua xót–“Vì một tấc đất quá ít!”
Với những người Cộng sản, cuộc sụp đổ của VNCH trong vòng 55 ngày đêm là một chiến thắng lớn. Sau 45 năm ngày thành lập, Đảng Cộng Sản Đông Dương đã chiếm được trọn vẹn miền
Nhưng chiến thắng của Đảng CSĐD không “vĩ đại” như cơ quan tuyên truyền Cộng Sản ra công tô vẽ, kể cả việc dàn cảnh cho xe tăng húc nghiêng cánh cổng Dinh Độc Lập xông vào nội viên. Về phương diện quân sự, CSBV chỉ thuộc cường quốc hạng ba. Người Mỹ đã quyết định tìm một giải pháp chính trị vì cảnh đổ nát của làng mạc, thị trấn Việt Nam khiến động lòng trắc ẩn dư luận thế giới cũng như quốc dân Mỹ, hơn vì “sức mạnh quân sự” của CSBV–thứ sức mạnh tùy thuộc vào viện trợ của khối Cộng sản, và việc đẩy đưa những thanh niên vô tội ra trước họng súng đối thủ. “Sức mạnh” của CSBV, so với hơn 500,000 quân nhân Mỹ, chỉ là những hình ảnh các bà già, phụ nữ khóc lóc thảm thương, chắp tay vái lạy tứ phương cầu xin được tha thứ; hay hình ảnh những trẻ thơ trần truồng la khóc, kinh hoàng chạy trốn lửa đạn, thi thể gãy nát đẫm máu được các ống kính truyền hình cố tình đưa vào các phòng khách hay phòng ngủ của thế giới Tây phương. Ngay về phương diện chính trị, cũng chẳng hề có chiến thắng cho Việt
Quyết định chiếm VNCH bằng võ lực của Hà Nội đã trắng trợn vi phạm hai Hiệp định Paris 1973 và hai bản tuyên cáo của La Celle St. Cloud vào tháng 6/1973. Sự vi phạm này khiến Mỹ–không phải là chẳng dự liệu trước, hoặc không chờ đợi việc làm của Hà Nội–có lý do rất chính đáng để hủy bỏ lời hứa viện trợ tái thiết, đồng thời theo đuổi chính sách không nhìn nhận và phong tỏa kinh tế suốt hai thập niên kế tiếp.
Nước “anh em chủ nghĩa xã hội” ở phương Bắc–chỗ nương tựa của CSVN từ thập niên 1920–cũng không thể khoanh tay nhìn thái độ “vô ơn” của Hà Nội. Không những chỉ mỉa mai giới lãnh đạo Hà Nội là bốn ông sư giữ chùa đòi oản chuối cúng lễ, từ năm 1977-1978, Bắc Kinh đưa đẩy Hà Nội vào thế sa lầy ở Kampuchea–một bãi lầy khiến hơn 10 năm sau mới có cơ hội vượt thoát. Đó là chưa nói đến những lò lửa Trường Sa, Hoàng Sa âm ỉ ngoài khơi mà Bắc Kinh tự nhận thuộc lãnh thổ Trung Hoa. Lê Duẩn, Trường Chinh, hay Phạm Hùng đều chết khó nhắm mắt khi nhận chân ra sự thực: tinh thần quốc tế vô sản khó thể vượt thắng tinh thần bá quyền nước lớn. Những lời nhục mạ Mao Trạch Đông hay Đặng Tiểu Bình trong thập niên 1980 trơ phơi sự xưng tụng, nịnh bợ lố bịch ít thập niên trước, và bẽn lẽn, ngượng ngùng từ ngày nối lại bang giao năm 1991.
Chiến thắng của CS cũng đưa đến sự vỡ mộng của dân chúng đối với “cách mạng” và “bộ đội giải phóng.” Trong hai năm 1975-1976, thế giới bắt đầu thấy rõ sự thực: Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam hay Chính Phủ Lâm Thời Cách Mạng chỉ là công cụ của Hà Nội để nhuộm đỏ miền
Đáng sợ hơn cả là sự biến chất của ngay các cán bộ trung kiên nhất. Cuộc sống vật chất tương đối cao ở miền Nam (so với miền Bắc) khiến các “anh hùng giải phóng” từ núi rừng, mật khu về thành ngỡ ngàng. Bao lời tuyên truyền về sự đói khổ của miền
Thêm một lần, trong lịch sử nhân loại, chủ thuyết Marxist-Leninism đã bộc lộ sự ham hố, lỗi lầm của nó–chủ thuyết này chỉ “đẹp” khi người Cộng sản chưa lên nắm chính quyền. Nó cũng không tưởng và thuần lý một cách ngây thơ và đẫm máu như bất cứ một học thuyết chính trị nào trước đó. Đây có lẽ là sự thảm bại lớn lao nhất của Đảng Cộng Sản Việt Nam nói riêng, và khối Cộng Sản Quốc Tế nói chung.
Để kết thúc tập sơ thảo này, một câu hỏi không thể không đặt ra: Tại sao Hà Nội không tạm thời duy trì hai “nước” Việt
Không dễ để tìm ra đáp án, vì tài liệu mật liên quan đến vai trò điện Krem-li trong chiến dịch tổng tấn công 1975[-1976] vẫn chưa được bạch hóa. Nhưng có thể suy đoán rằng Liên Sô đóng góp phần nào trong quyết định này. Mở rộng ảnh hưởng xuống Đông Nam Á vẫn là giấc mơ, đã lâu, của Liên Sô. Hơn nữa, cần tìm lợi tức để Hà Nội trả nợ Nga. Những kho dầu thô mới phát hiện ở thềm lục địa Nam Việt
Những thành viên của Bộ Chính Trị Đảng CSVN, dĩ nhiên, cũng có lý do riêng để quyết chiếm miền