- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Văn Chương Cần Trình Diễn Hay Trí Thức ?

09 Tháng Tư 200912:00 SA(Xem: 88041)

Olivier Le Naire thực hiện

Trần Vũ dịch thuật 

Giới thiệu của người dịch: Kể từ sau Marguerite Duras, tiểu thuyết Pháp đánh mất dần phẩm chất. Sự lạm phát các giải thưởng văn học: Hàn lâm, Liên tỉnh, Hội chợ và Radio càng làm độc giả mất phương hướng. Ngay cả giải thưởng Goncourt toàn quốc cũng rơi vào nhiều bê bối tai tiếng. Tháng 5-2005, nhà văn kỳ cựu Richard Millet, được xem người giữ đền thờ văn chương từ Bossuet đến Claude Simon, đã đánh chuông gọi hồn các đồng nghiệp đang vùi dập ngôn ngữ. Hơn một tiếng chuông, những phát súng nhắm bắn trường phái « tiêu thụ nhanh ». Ngay sau khi Millet trả lời phỏng vấn « Chúng ta đã giết chết Pháp văn » trên báo Le Nouvel Observateur (Người Quan Sát Mới), lập tức những tác giả có sách bán chạy phản ứng. Ngày 23 tháng 5-2005, tuần san L’Express chủ trì bàn tròn tranh luận trực tiếp giữa Millet, người gác cổng văn hoá, và Beigbeder, đại biểu của thể loại tiểu thuyết hình sự, vụ án, sự cố khủng bố, xiển dương giới tính, từng đoạt giải nhất Independent Foreign Fiction Award 2005 trong lúc hai giải nhì đồng hạng trao cho nguyên Nobel 1998 José Saramago và Nobel tương lai 2006 Orhan Pamuk... Tường thuật tranh luận do Olivier Le Naire, ký giả phụ trách trang văn nghệ của L’Express ghi lại, với ngôn từ phủ quyết không dung thứ ở cả hai phía. Những vấn đề đặt ra, hai năm sau, còn nguyên tính thời sự đầy vĩnh cửu của mọi nền văn học trên thế giới.

 

*

Dẫn nhập của Olivier Le Naire:

Phải nghe quá nhiều những cáo trạng kết án văn chương đương đại, chúng ta bão hoà đến mức không quan tâm đến nữa. Trừ phi chính một nhà văn lỗi lạc, khó tánh và thông thường kín đáo, vừa là thành viên của hội đồng giám định của nhà xuất bản Gallimard, đã đích thân thông báo đám tang sắp đến của văn chương Pháp.

Không tuân thủ quy ước ngầm giữa các văn gia, Richard Millet - 52 tuổi và là tác giả của

ba chục đầu sách, trong số có tiểu thuyết Vinh quang của giòng họ Pythre (La Gloire des Pythre), Giữa những bóng mờ (Ma vie parmi les ombres) - đã đi thẳng vào vấn đề không quanh co.

Qua tập phỏng vấn Sách nhiễu văn chương (Harcèlement littéraire), Richard Millet đã tấn công các đồng nghiệp Jean Rouaud, Jean Echenoz, Michel Houellebecq, chê trách họ thiếu phong cách và cú pháp, tấn công cả những tác giả chạy theo trường phái phục vụ đại chúng kiểu Amélie Nothomb, và cả những tập đoàn xuất bản, truyền thông…

Qua lời mời của tuần san L’Express, Frédéric Beigbeder, một nhà văn vừa làm xuất bản, vừa viết phê bình, và cũng vừa in tác phẩm Kẻ ích kỷ lãng mạn (L’Egoïste romantique), đã chấp nhận tranh luận.

Olivier Le Naire: Hơn năm chục năm qua, từ Julien Gracq đến Pierre Jourde, đã không ngừng đả kích văn chương đương đại! Ông bổ sung thêm điều gì trong trận khai hoả này?

Richard Millet: Chúng ta rơi vào kỷ nguyên Hậu văn chương. Hai ngàn năm văn minh từng tạo ra chúng ta ngày nay đang sụp đổ. Đã đến lúc phải chấm dứt giả vờ suy nghĩ là văn chương sẽ luôn hiện diện. Chúng ta đang sống trong một thời đại đáng tìm hiểu, bạo lực đặt biết bao câu hỏi cho từng nhà văn. Ngôn ngữ rơi vào sự lãng quên, giáo dục không còn làm tròn nhiệm vụ của mình. Mọi người chìm đắm trong kỷ nguyên không có sự chuyển tiếp, một kỷ nguyên của hàng mã. Trừ một số ít biệt lệ, những tác phẩm xuất bản hôm nay chỉ là một thứ tiền giả. Mà chưa bao giờ số lượng độc giả lại bị đánh lừa là hàng thật nhiều đến vậy. Lạm phát tác phẩm thể hiện sự lạm phát dân chủ, khiến ngự trị trong suy nghĩ của mỗi người ý niệm ai cũng có thể thành nhà văn và phải viết văn.

Frédéric Beigbeder: Đồng ý, văn chương đang bị đe dọa. Nhưng thay vì tấn công những nhà văn thật như Jean Echenoz hay Michel Houellebecq, những tiểu thuyết gia biết giũ bỏ phong cách, giặt giũ những định kiến, mà một cách vô tình thành công của họ đã đẩy lui ông vào bóng mờ, tốt hơn hết là ông nên tìm cách viết khác để bảo vệ chính loại văn chương của mình. Hãy nhìn Kundera! Trong Tấm màn (Le Rideau), từ một ghi nhận tương tự, ít nhất Kundera đã đề xuất những lối khai phá...

Olivier Le Naire: Khi Richard Millet tấn công loại “văn chương biểu diễn trên sân khấu”, Frédéric Beigbeder có tự cảm thấy bị nhắm bắn?

Frédéric Beigbeder: Tất nhiên! Mà tôi lại thấy tự hào được xếp ngang với những tay nguy hiểm đang phá hủy Pháp văn. Có lẽ, tôi nên làm nặng thêm trường hợp của mình! Nói chuyện nghiêm túc thì những đề tài, dự án, ngữ điệu, thế giới quan của chúng ta khác nhau. Tôi không trách cứ gì ông, Richard Millet, khi ông viết những cuốn sách tẻ nhạt, chán ngắt, vậy ông cũng đừng nên tấn công tôi bởi vì tôi viết truyện hiện thực.

Richard Millet: Vấn đề không phải ở đây! Vấn đề là hiện nay không còn tồn tại thứ bậc của những giá trị văn chương nhưng đang là một cao trào xuống cấp chung, mà mọi người ham muốn, vì lý do mặt trái hay khía cạnh đồi truỵ của khái niệm dân chủ đã khiến mọi thứ trở nên ngang giá. Hoặc mọi thứ đều không đáng giá và ngôn ngữ thật sự lâm nguy. Sắp tới, nên sáng tác bằng tiếng Anh sẽ hiệu quả hơn! Điều mà các ông làm phiền tôi, là sự lạm dụng từ ngữ tiếng Anh, tiếng lóng thời thượng, những trò chơi chữ của loại báo Libération (Paris Giải Phóng) hay chương trình hoạt náo Inrockuptibles, tóm lại, một thứ văn hoá cấp thấp.

Frédéric Beigbeder: Nhà văn không chỉ có nhiệm vụ làm thẩm mỹ. Với phong cách nhịp ngoại và lược bớt chữ của mình, tôi mô tả thời gian của tôi, hơi theo khuynh hướng của Stendhal, người đã xem tiểu thuyết là một tấm gương mà thế gian đem theo dọc đường.

Richard Millet: Đối diện với sự vô vị chung, tôi thích các nhà văn nuôi dưỡng ngược lại một bút pháp với ngôn từ càng cách xa càng tốt so với đời thường. Phải dấy loạn trong văn phong, bằng cách dàn trải những ẩn ý và những mệnh đề phụ phức tạp mà vẫn hiểu được. Đó là cách thức tôi đương đầu với sự xuống cấp văn hoá. Tôi không chắc rằng các ông có thể quật ngã được con quái vật vô văn hoá này bằng loại văn xã hội học tạm bợ.

Olivier Le Naire: Có phải sách bán chạy đã cho phép Beigbeder đưa văn chương đến một chốn khác, ra khỏi thế giới cũ, nơi mà loại văn này không có chỗ đứng. Millet, ông không thấy vậy?

Richard Millet: Ngày nay, để tồn tại, một nhà văn cần phải có một gương mặt, cần phải phô trương và trình diễn. Tôi không thuộc về bất kỳ một thiểu số giới tính hay sắc tộc nào, tôi không thoát y trên truyền hình. Tôi làm một người Pháp tuyệt vọng trong một nước Pháp đang biến mất, vì thế tôi không là gì nữa. Tôi hiện hữu duy nhất bằng sách của mình.

Frédéric Beigbeder: Ngửi được hậu vị của chua chát! Tuy nhiên, nếu Anna Gavalda hay tôi không hiện diện, sách của ông cũng chẳng bán được nhiều thêm, ông “cháy” rồi!

Richard Millet: Tôi không chua chát và những tác phẩm của tôi có công chúng riêng. Mặt khác, những người mà ông đề cập đến, đối với tôi chưa phải là nhà văn, chỉ là những tác giả…

Frédéric Beigbeder: Không đồng ý. Ví dụ, Gavalda nằm trong dòng chảy với Françoise Sagan…

Richard Millet: …Đúng vậy, có-nghĩa-là số không!

Frédéric Beigbeder: Tiêu chuẩn của ông là bút pháp, nhưng sự duyên dáng quyến rũ, riềng mối cảm động cũng quan trọng. Hay ông xem chúng thuần tuý là những trò nhảm nhí kịch trường?

Richard Millet: Một nhà văn, nhà văn đích thực, cá cược đời sống của hắn trong ý nghĩa hắn sẽ chấm dứt sự hiện diện trên trái đất một khi ngừng viết, hoặc không tồn tại nếu không cầm bút. Sự tìm kiếm của họ gần như là sự vươn cao trí tuệ. Chúng ta ở rất xa thứ câu hỏi về cần thiết lôi cuốn bằng duyên dáng! Françoise Sagan, Anna Gavalda và những hóa thân của Amélie Nothomb là những phó sản dưới cấp văn học. Họ không tài nào so sánh với những nhà văn đích thực. Không có hai hình thái văn chương. Chỉ có Văn Chương – với vài tên tuổi trong một thế kỷ - và phần dư thừa. Tiểu thuyết đã trở thành thứ công cụ dùng để thăng tiến danh vọng trong xã hội, giống như nhạc rap ở các khu vực ngoại thành!

Frédéric Beigbeder: Đó là điều làm cho tôi khó chịu khi đọc tác phẩm của ông. Những ước mơ trong sáng…

Richard Millet: “Trong sáng”? Đây là một từ mà hiện nay còn tai tiếng hơn cả từ “ấu dâm”! Trên đất nước này đang có một sự thù hận Thiên chúa giáo mà những ngôn từ dùng rao giảng Phúc Âm bị xem là tà dâm. Hết sức lý thú. Dù sao, việc chối từ đạo Ki-Tô, bắt tôi, với tư cách một nhà văn, đặt câu hỏi về sự trong sáng.

Frédéric Beigbeder: Nhưng cũng cần phải có một vị trí cho dòng văn chương tinh nghịch, của tự do. Ông hãy dành lấy hết nặng nề, trong sáng, hãy để cho chúng tôi tính trào phúng, chất phù phiếm! Tôi nhận trách nhiệm đòi quyền thụ lý sự tầm phào như một giá trị chủ yếu. Tự trong thâm tâm, ông muốn làm một nhà văn bị nguyền rủa, một thứ văn hào siêu thực đại loại Antonin Artaud Champêtre, vừa muốn mình được quần chúng biết đến như Alexandre Dumas!

Richard Millet: Tôi không đi tìm sự quảng bá bình dân. Tôi yêu sách sự thanh lọc tinh hoa.

Frédéric Beigbeder: Đối với ông, nhà văn là một kẻ cố thủ trong hầm lũy, theo cách của Maurice Blanchot hay Salinger. Nhưng nếu chúng ta không tham vọng đẩy công trình của mình vào công chúng, sẽ có nguy cơ là chính chúng ta dự phần đóng góp làm biến mất văn chương. Còn một cách làm văn chương khác, đó là hòa nhập sự hữu ích vào sự ngoạn mục, bằng cách bảo vệ vị trí của chữ viết trong lòng thế giới hình ảnh. Từ chối, đồng nghĩa đầu hàng bằng thái độ kiêu kỳ và ngạo mạn, chấp nhận tuyệt vọng như một con khủng long cam chịu số phận của con thú lỗi thời một khi trái đất tiến hoá. Tôi, tôi xét mình phải đi đến cùng, ngay cả phải hứng chịu nguy cơ lố bịch.

Richard Millet: Những cuốn sách, những tác phẩm vi hành rất chậm. Chúng ta phải lựa chọn hoặc sự tức thời, với nguy cơ bán mất linh hồn, hoặc phải đánh cuộc với thời gian. Với rất ít những trường hợp ngoại lệ, như Philippe Sollers, người đã thành công dung hòa cả hai; ngày nay, cả thế giới muốn trở thành những tiểu tư sản trưởng giả như trong tác phẩm của Balzac. Bất chợt, văn chương đương thời biến thành văn chương của thế kỷ thứ 19, muốn tự kéo dài, tự trở nên vĩnh cửu, tự đối đáp. Chúng ta không thoát ra khỏi hiện trạng này. Siêu thực Artaud sẽ chán sống để mà xuất bản vào năm 2005!

Olivier Le Naire: Phê bình văn học cũng đang đưa ma, như ông viết…

Richard Millet: Không còn những kim chỉ nam vạch hướng, quy định và kê toa thuốc. Cũng không còn nữa những độc giả trở thành phê bình gạo cội như trường hợp Roland Barthes, cũng đã hết chỗ cho phê bình văn học thật sự trên báo. Chúng tôi, với vài đồng môn, là những nhà văn cuối cùng, và chúng tôi sẽ sống thời khắc chót cùng này một cách hùng vĩ, có thể, ngay cả bằng cách cười nhạo.

Frédéric Beigbeder: Trên tạp chí Voici, tôi đã có thể bàn về Georges Bataille hay về Mikhaïl Boulgakov phía sau bìa báo in hình công chúa ly hôn Stéphanie của vương quốc Monaco. Tôi đã cố gắng thật mô phạm và tôi tự hào làm được chuyện này, bất kỳ tai tiếng nào. Tôi đẩy văn chương đến bất cứ nơi nào khả dĩ. Cá nhân tôi chiến đấu như vậy.

Olivier Le Naire thực hiện

 

Trần Vũ dịch thuật

Trích Olivier Le Naire, Le croisé et le rusé, tuần san L’Express số ra ngày 23 tháng 5-2005

 

Phụ lục:

Richard Millet: Sinh năm 1953, giải thưởng tiểu luận của Hàn lâm viện Pháp năm 1994 với tập Tình cảm ngôn ngữ (Le Sentiment de la langue). Trong ban chung khảo giải Goncourt 2006, và là thành viên ban duyệt xét văn bản của nhà xuất bản Gallimard. Chịu ảnh hưởng Proust, được xem kế thừa dòng văn xuôi từ Bossuet đến Claude Simon. Tác phẩm xây dựng thường xuyên trên những vấn đề thời gian, cái chết, tôn giáo, ngôn ngữ. Với Richard Millet, văn chương là sự thăng hoa trí tuệ, bằng cách điệu ngôn ngữ qua thao tác cú pháp, giúp vượt ra khỏi sự tầm thường. Bị Frédéric Beigbeder xếp hạng văn chương bảo tàng viện, bám trụ, cố thủ vì ế ẩm.

Frédéric Beigbeder: Sinh năm 1965, viết phê bình văn học cho các tạp chí quần chúng Elle, Paris Match, Voici, VSD và Playboy. Từng làm cố vấn văn hoá cho tổng thư ký đảng Cộng Sản Pháp Robert Hue khi ra tranh cử tổng thống năm 2002. Chủ trương văn chương phải biểu dương phái tính, bám sát thực tế, thời sự, và tiếp cận độc giả bằng mọi phương tiện. Dùng văn nói pha trộn tiếng lóng và Anh ngữ. Đoạt nhiều giải thưởng văn chương. Tuy bị Richard Millet phê phán phong cách biểu diễn sân khấu, văn chương thoát y truyền hình, không câu cú, Frédéric Beigbeder là tác giả có sách bán chạy kỷ lục (380.000 bản) và quay thành phim. Tháng 12-2007, tạp chí L'Atelier du Roman (Phân xưởng thử nghiệm tiểu thuyết) xem Beigbeder là bước ngoặc sống động, quốc tế và thời đại của văn chương Pháp. Nhà văn bị tạm giam ngày-29 01-2008 vì dùng ma túy.

 

Amélie Nothomb:
Sinh 1967, là một nhà văn Bỉ sử dụng tiếng Pháp. Kể từ 1992 đã xuất bản 16 tiểu thuyết. Giải thưởng của Hàn lâm viện Pháp năm 1999 cho tiểu thuyết Đê mê và Run rẩy (Stupeur et Tremblements). Sinh ra tại Nhật Bản, rồi sinh sống qua nhiều quốc gia Hoa kỳ, Trung Hoa, Đông Nam Á, Nothomb thường xuyên đưa vào truyện phong vị lạ châu Á. Hiện tượng tại Pháp, làm phát sinh tĩnh từ ‘‘Nothombesque’’, tuy bị giới đồng nghiệp châm biếm ‘‘xẩy thai tác phẩm’’ do bà sáng tác 3 tiểu thuyết một năm tuy chỉ chọn in 1. ‘‘Thế giới của Nothomb’’ đã trở thành một thành ngữ trong tiếng Pháp và đều đặn best-sellers hằng năm. ‘‘Sung sướng là một sự tuyệt vời đã dạy tôi biết tôi chính là mình’’ là cách diễn ý tiêu biểu của Nothomb. 

Anna Gavalda:
Sinh 1970, thuộc thế hệ nhà văn trẻ. Giải thưởng Radio France Inter 1992 với Lá thư tình đẹp nhất (La plus belle lettre d’amour). Giải thưởng Radio RTL-Lire năm 2000 với tiểu thuyết Em mong ai đó chờ em một nơi nào (Je voudrais que quelqu'un m'attende quelque part), tái bản 12 lần, và được dịch sang 27 thứ tiếng. Trở thành Quỳnh Dao của Pháp sau Em yêu chàng (Je l’aimais). Với trên 200.000 sách bán hàng năm, gần đây Gavalda đã mỉa mai: ‘‘Những trang tiểu thuyết diễm tình giá trị hơn những tấm chi phiếu nhiều số’’, sau khi đã kiêu kỳ từ chối lời đề nghị in sách của những nhà xuất bản văn học uy tín từng khước từ cô lúc trước.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 35435)
K hi về đã lạnh vườn xưa Chỉ nghe giá rét sang mùa mà thôi Giờ em heo hút phương trời Biết chăng đây có một người nhớ thương
19 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33995)
Q ua một loạt truyện gởi đến độc giả Hợp Lưu gần như liêu trai và siêu thực, Uyên Lê tâm sự: “ Em chỉ thích viết về quê hương này, về Việt nam, có những điều đẹp như hoang đường ... Chỉ có yêu thật lòng người ta mới thấy cái đẹp của người mình yêu. Em viết về Phan Thiết và nước mắm rất nhiều, em cho đó là cái đẹp và tình! Em cũng viết nhiều về Huế… em không biết HL có thích chất tự tình quê hương đó của em không…” Chúng tôi xin gởi đến quí bạn đọc một bài viết về Phan Thiết của tác giả Uyên Lê.
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 59110)
R ồi đến cuộc sụp đổ của miền Nam mùa Xuân 1975 và nhiệm kỳ Tổng thống vừa tròn 40 tiếng đồng hồ của Tướng Minh. Lệnh buông súng đầu hàng của Tướng Minh sáng ngày 30/4/1975 khiến nhiều người, vốn chẳng biết nhiều về những diễn biến tại hậu trường sân khấu chính trị, trút mọi trách nhiệm việc “ mất nước ” (sic) lên đầu ông “ hàng Tướng ” này. [Những lời thở than, khóc lóc “ mất nước ” cũng chẳng khác gì việc đồng hoá một chế độ chính trị với “ Tổ Quốc ” trên trình độ hiểu biết chữ Việt!]
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 36464)
C hỉ còn một góc phố Và một ngã tư chơ vơ không người chờ đợi Em đi qua hôm nào anh đâu biết Một nửa tình buồn lạc nhịp ngoài đêm
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 31688)
Đ ồng hồ cũng dừng lại đối với những người phải bỏ nước ra đi, sau khi ông Trần Mai Hạnh và bạn bè của ông vào Sài Gòn. Họ ra đi từng đợt: đợt di tản, đợt thuyền nhân, đợt đoàn tụ gia đình, đợt H.Ọ Mỗi đợt ra đi mang theo một loại quê hương, và trong hoài niệm, không ai muốn thay đổi hình ảnh thân yêu ấy. Bạn bè, nhà cửa, phố xá, tên đường tên đất, cả đến ngôn ngữ trao đổi thường ngày...giống như một cuốn phim đột ngột bị đứt, ngưng lại, thành tĩnh vật.
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 37076)
T hế kỷ chúng tôi trót buồn trong mắt Dăm bảy nụ cười không đủ xóa ưu tư. {Bây giờ} Qua hai câu thơ đó Nguyên Sa đã diễn tả tâm trạng của thế hệ ông, thế hệ của những người trai trẻ ở miền Nam thời 1954-75, đã nuôi nhiều kỳ vọng cho tương lai đất nước, nhưng chẳng bao lâu đầy tuyệt vọng trong một quê hương khói lửa.
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33987)
T ôi mãi bước trên con đường uốn cong chữ S móc nhau nối xích lại gần để biến dạng một hình lưỡi câu đu đưa trước cuống họng khát giữa tiếng rền than
17 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 34663)
LTS: Một năm rưỡi trước khi từ trần, tướng Trần Độ đã hoàn thành một tập nhật ký mà ông đặt tên là Nhật Ký Rồng Rắn: bắt đầu từ cuối năm 2000, viết xong tháng 5 năm 2001. Nhật ký Rồng Rắn là một bút ký chính trị trong đó, với tất cả tâm huyết, tác giả trình bày suy nghĩ của mình về các vấn đề chính trị của đất nước. Tháng 6.2001, Trần Độ vào Sàigòn thăm con và nhờ người đánh máy bản thảo. Ngày 10.6, ông đi lấy bản thảo, bản vi tính và sao chụp thành 15 bản. Trên đường về nhà, ông bị tịch thu toàn bộ các bản thảo và bản in chụp, xem là "tang chứng" của tội "viết và lưu hành tài liệu xấu". Cho đến ngày từ trần 9.8.2002, tướng Trần Độ không được trả lại nhật ký của mình. Trích đoạn dưới đây là một phần của nhật ký này. {theo tạp chí Diễn Đàn}.
17 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33840)
Đ ại văn hào Gabriel Garcia Márquez, tác giả cuốn tiểu thuyết danh tiếng “One Hundred Years of Solitude” và là người đã đoạt giải Văn Chương Nobel năm 1982, đã qua đời ngày 17 tháng 4 vừa qua, hưởng thọ 87 tuổi.
17 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 32222)
K hi em vừa lên 7 tuổi, anh Hai anh Ba tròn 15 tuổi, nghề trầu cau Nam Phổ hầu như suy tàn, đã qua thời kỳ cực thịnh. Vườn cau xưa san sát nhau vắt vẻo nhìn trời xanh đã thưa thớt, hàng cau già khẳng khiu trong gió. Cảnh thương lái thu mua tấp nập vào mùa cau rộ chỉ còn lại trong những câu chuyện kể chen lẫn tiếng chắt lưỡi thở dài như thạch sùng đeo dính thân cau của vú Mười hàng đêm.