- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Phỏng Vấn Đặc Biệt Giáo Sư/tiến Sĩ Anatoli Sokolov

01 Tháng Mười Hai 200812:00 SA(Xem: 102423)

w-final3-hopluu92-98_0_300x197_1Giáo sư Anatoli A. Sokolov, hiện công tác tại Đại Học Phương Đông, là một chuyên gia nổi danh về Việt Nam. Ông là tác giả nghiên cứu Việt Nam và Quốc Tế Cộng Sản, đã được chuyển dịch qua Việt ngữ, xuất bản tại Hà Nội năm 1999 (dù bản dịch không được nhuyễn và chính xác). Đây là tác phẩm đầu tiên trên thế giới nói về hơn 50 du học sinh Việt Nam đã đến Nga từ năm 1923 tới thập niên 1930.

Giáo sư Sokolov từng qua Mỹ du khảo hai lần, tại Indochina Archive, UC-Berkeley, Oakland, California và Trung Tâm Việt Nam thuộc Đại học Texas Tech ở Lubbock, Texas dưới sự bảo trợ của cố học giả Douglas Pike. Qua giao tình với Tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu, Giáo sư Sokolov đồng ý cho Hợp Lưu phỏng vấn về những biến cố mới nhất ở Việt Nam trong tháng 11/2006, mà ông có dịp viếng thăm nhân dịp dự Hội thảo văn học quốc tế ở Hà Nội.

Hợp Lưu trân trọng giới thiệu với quí văn hữu và độc giả bốn phương ý kiến của Giáo sư Sokolov. Chúng tôi cũng hy vọng trong tương lai được phổ biến những nghiên cứu giá trị của ông về Việt Nam, đặc biệt là bài Tham luận về liên hệ văn học Việt-Nga mà ông mới phát biểu tại Hà Nội.

Tạp chí Hợp Lưu

 

 

 

 

Hợp Lưu: Lần đầu tiên trong lịch sử bang giao quốc tế, Việt Nam đã tổ chức một hội nghị thượng đỉnh với sự tham gia của 21 lãnh tụ các quốc gia tại Hà Nội. Chủ đề chính là việc hợp tác kinh tế vùng Thái Bình Dương. Xin ông cho biết cảm tưởng chung về Hội nghị này?

 

Anatoli Sokolov: Thật là lần đầu tiên Việt Nam tổ chức một cuộc hội nghị thượng đỉnh như thế. Một mặt, đối với Việt Nam đây là một khả năng giới thiệu với thế giới những thành tựu kinh tế và xã hội trong 20 năm vừa qua. Mặt khác, Việt Nam đã chứng minh rằng Việt Nam có uy tín cao trong khu vực Đông Nam Á, cho nên có thể cầu vọng đóng vai trò của một nước thủ lĩnh (leader) trong khu vực này. Nói chung, Việt Nam đã tổ chức hội nghị quốc tế này rất tốt.

 

HL:. Là một học giả/chuyên gia Nga về Việt Nam, quen biết sâu rộng với các chuyên gia Việt Nam, ông có thể tóm lược quan điểm của giới lãnh đạo Việt Nam về chuyến đi của Tổng thống Vladimir Putin? Tổng thống George W. Bush? Và, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào? Theo sự đánh giá của ông, ai được "hoan nghênh?" Ai được "nhiệt liệt hoan nghênh?".

 

AS: Mục đích chung của Tổng thống Vladimir Putin, Tổng thống George W. Bush, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và những vị lãnh đạo khác là gặp nhau và trao đổi về những vấn đề chính trị và kinh tế nóng hổi trên thế giới và trong khu vực này, thảo ra những triển vọng hợp tác trong những năm sắp tới, nhất là trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO.

Cuộc thăm viếng của Tổng thống Putin xác định lại rằng nước Nga vẫn có lợi ích ở Việt Nam và sẵn sàng tiếp tục hợp tác, trước hết trong lĩnh vực năng lượng. Có thể nói rằng sau nhiều năm nước Nga thực sự trở về vào Việt Nam.

Cuộc thăm viếng của Tổng thống Bush khẳng định rằng Mỹ và Việt Nam phải xây dựng mối quan hệ đa phương, xuất phát trước tiên từ những lợi ích chung hiện nay và tương lai, rằng những vấn đề quá khứ đã ôn hòa rồi.

Cuộc thăm viếng của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào chứng minh rằng mối quan hệ Trung – Việt là mối quan hệ giữa hai nước láng giềng có lịch sử chung lâu đời. Như mọi người đều biết, lịch sử này vẫn tiếp diễn.

Theo tôi, cuộc thăm viếng của đoàn Mỹ được phía Việt Nam (giới chính thức) nhiệt liệt hoan nghênh. Và cái đó dễ hiểu, bởi vì đối với Việt Nam việc bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ là một sự kiện và thắng lợi rất quan trọng. Xin nêu lên một chi tiết như sau. Tổng thống Bush đã bắt đầu thăm viếng chính thức Việt Nam 2 ngày trước khi Hội nghị APEC khai mạc, cho nên toàn bộ thời gian lưu lại của Tổng thống Bush ở Việt Nam là tương đối dài. Trong khi đó, toàn bộ thời gian lưu lại của Tổng thống Putin ở Việt Nam chỉ có 3 hôm, kể cả 1 ngày thăm viếng chính thức.

Nếu nói về tình cảm của quần chúng thì chính là Tổng thống Putin được nhiệt liệt hoan nghênh từ phía nhân dân Việt Nam.

Theo tôi, chính quyền Việt Nam cũng rất chú trọng đến mối quan hệ với Nhật Bản, coi nước này là một đối tác hết sức quan trọng, không những trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong những lĩnh vực khác nữa.

 

HL: Báo chí thế giới nói về sự khác biệt giữa Nga và Mỹ về vấn đề Trung Đông, nhất là vấn đề trừng phạt [sanctions against] Iran. Theo dư luận Nga, có sự tiến triển nào trong việc thâu ngắn sự khác biệt Nga-Mỹ nói trên?

 

A.S.:Theo tôi, Nga và Mỹ sẽ tiếp tục trao đổi ("mặc cả") với nhau về vấn đề Iran. Nga vẫn sẽ tiếp tục chống lại trừng phạt Iran. Một trong những lý do của thái độ như vậy là như sau: Nga muốn tiếp tục xây dựng những công trình công nghệ cao ở Iran, trước hết bởi vì (1) đây là những đơn đặt hàng cho các xí nghiệp Nga, (2) ở nước Nga hiện nay không có điều kiện (nhu cầu) xây dựng những công trình tương tự.

 

HL: Thật là một trùng hợp đáng chú ý: Việt Nam chính thức vào Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) ngày 7/11/2006. Mười hai ngày sau, Nga và Mỹ cũng ký thỏa ước chấp nhận Nga vào WTO. Theo ông, gia nhập WTO có lợi gì cho Việt Nam? Cho Nga? Và, có những thách thức nào trong tương lai?

 

A.S.:Việc gia nhập WTO một mặt là quá trình khách quan trong bố cảnh toàn cầu hóa (globalization). Nói chung việc Việt Nam (và sau này nước Nga) hội nhập kinh tế thế giới là điều tốt. Mặt khác, nó đặt nhiều vấn đề hết sức khó khăn với các nước – thành viên mới của tổ chức này: chẳng hạn, nhiều ngành công nghiệp và nông nghiệp Việt Nam (sau này Nga) sẽ phát tiển trong tương lai như thế nào, sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam (sau này – hàng hoá Nga) trên thị trường quốc tế sẽ ra sao? Ở nước Nga các ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp nhẹ và nông nghiệp sẽ vấp phải nhiều khó khăn sau khi Nga gia nhập WTO. Cái gì có lợi, cái gì có hại thì phải chờ thời gian mới biết rõ được.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 90326)
G he chòng chành giữa dòng nước, tôi sợ hãi ngồi bám chặt mạn thuyền, mắt láo liên nhìn trời đêm sáng lờ mờ ánh trăng mười chín. Chúng tôi ngồi dồn đống trong khoang thuyền. Hai tên đàn ông to người chèo ghe gõ nhẹ trên mui báo hiệu đã đến nơi tạm an toàn, chúng tôi có thể cử động đôi chút. Người chèo mũi vén tấm lá che mui nhìn vào.
26 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 81247)
C húng tôi tới thị xã Cẩm Phả vào hồi mười giờ sáng. Một cơn mưa bất thường ập xuống, làm như trời cũng cảm được lòng người, nhỏ những giọt nước mắt của trời để làm chất xúc tác cho những giọt nước mắt của người có dịp tuôn trào.
25 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 74951)
Ở mức độ cao hơn một tiểu thuyết khiêu dâm, Florence Dugas dẫn người đọc tiến dần đến chỗ thưà nhận nỗi đau và sự chối từ hiện hưũ, mà nguyên nhân bắt nguồn từ một tuổi thơ bất hạnh. Viết thẳng tay bằng một văn phong sống sượng - nhưng không trơ trẽn - Florence Dugas, với tự truyện Thống Muội , đã bóc trần mọi tình huống, gây xót xa, băn khoăn, trăn trở nơi người đọc. Là giáo sư kịch nghệ của hàn lâm viện kịch nghệ tại Pháp, cô cho xuất bản Thống Muội năm 1996, lúc 28 tuổi.
25 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 77240)
C uộc phỏng vấn Cổ Ngư, Thận Nhiên, và Đỗ Lê Anh Đào với những tiêu đề: "Trở về cùng nhịp thở đất nước; Thơ, con đường ngắn nhất ; Việt Nam, không chỉ là một cuộc chiến" đã được Hợp Lưu thực hiện...
25 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 81472)
"Tôi mang đất nước tôi trong tim như một chàng trai mang chiếc bào thai đôi. Đó là sự nối kết dị thường. Nối kết với quê hương tôi và vì vậy bào thai đôi này phải được che đậy, bóp nghẹt, công nhận và cũng đồng thời bị từ chối. Thế là ta mang nó như mang một đứa trẻ đã chết. Sự nối kết dị thường buộc tôi phải có mối quan hệ với một đất nước khác.
24 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 87303)
N gay sau khi tỉnh dậy, Aisawa đã đi tìm bố mẹ và những người thân của mình. Mỗi ngày cậu bé đều để lại lời nhắn trên giấy: “Con sẽ đến vào 11h ngày mai, xin hãy đợi con. Con sẽ đến vào ngày mai”. Những dòng chữ nhắn nhủ của cậu bé này đã khiến cho bất kỳ ai dù là cứng rắn nhất cũng phải rơi lệ.
23 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 83910)
B ắt chước nhà văn Song Thao, tôi dùng vỏn vẹn chỉ một chữ, làm tựa đề cho cuộc trao đồi này. Nhà văn Song Thao cư ngụ cùng thành phố với tôi, mặc dầu chẳng “cách hai đoạn đường dài”, mặc dù không “cách nhau một dậu mồng tơi”… nhưng gạt bỏ vấn đề địa hình nhiêu khê nọ, chúng tôi luôn gần kề trong gang tấc, bởi giản dị, chúng tôi cùng táy máy “vọc chữ” dưới ngôi nhà chung: Văn chương. Lần chuyện trò này, hình thành do hai điều: Thứ nhất, những người bạn phương xa của tôi vẫn thường dọ hỏi: Song Thao là ai? Thứ hai, cách đây mấy hôm, nhà văn chung “phường khóm” với tôi đã vừa in xong cuốn Phiếm số 9. Để câu chuyện đi gần với tinh thần “vui thôi mà” của cố thi sĩ Bùi Giáng, tôi tránh hỏi tới những vấn đề nặng nề, nghiêm trọng của tình hình đất nước. Hy vọng những người từng tủm tỉm cười khi đọc Phiếm, sẽ hay biết đôi điều về tác giả, vốn kín tiếng nhưng rất sung (hiểu ở nghĩa viết mạnh). Hồ Đình Nghiêm
22 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 116772)
H ình như tôi bắt đầu yêu anh. Rất mơ hồ, nhẹ nhàng. Thật lạ lùng khi tôi không muốn ngăn chặn sự phát triển của tình cảm âm thầm đó, mà như còn muốn vun đắp cho nồng nàn thêm. Tưởng vô tâm mà lại như cố tình. Tưởng đùa vui mà hóa ra lại đau đớn. Mà, đau đớn thật. Và vô duyên nữa. Cuộc đời đang bình thản êm đềm bên Matt tự nhiên bị xáo trộn, bị đảo tung mọi trật tự.
22 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 107178)
H ọ đã lặn ở một chiều sâu nhất mà họ có thể làm được. Họ không nói gì được với nhau. Người cha bao giờ cũng bám sát cạnh con, cái khoảng cách giữa hai người trước sau chỉ dài bằng đúng một chiều dài của người cha. Ông vừa lặn vừa nghĩ, một là cả hai cha con cùng thoát, hai là một mình nó thoát. Nhất định không phải chỉ một mình ta. Nó còn trẻ, nó cần sống hơn mình.
21 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 107462)
d ấu vết bàn chân trên lối đi không màu nhiều nỗi buồn trong anh đã nhập viện không có chỗ nằm sao nỗi buồn không chết ngay trên đường nhập viện mà đòi theo cái chết khốn nạn đời anh