- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Phỏng Vấn Đặc Biệt Giáo Sư/tiến Sĩ Anatoli Sokolov

01 Tháng Mười Hai 200812:00 SA(Xem: 102599)

w-final3-hopluu92-98_0_300x197_1Giáo sư Anatoli A. Sokolov, hiện công tác tại Đại Học Phương Đông, là một chuyên gia nổi danh về Việt Nam. Ông là tác giả nghiên cứu Việt Nam và Quốc Tế Cộng Sản, đã được chuyển dịch qua Việt ngữ, xuất bản tại Hà Nội năm 1999 (dù bản dịch không được nhuyễn và chính xác). Đây là tác phẩm đầu tiên trên thế giới nói về hơn 50 du học sinh Việt Nam đã đến Nga từ năm 1923 tới thập niên 1930.

Giáo sư Sokolov từng qua Mỹ du khảo hai lần, tại Indochina Archive, UC-Berkeley, Oakland, California và Trung Tâm Việt Nam thuộc Đại học Texas Tech ở Lubbock, Texas dưới sự bảo trợ của cố học giả Douglas Pike. Qua giao tình với Tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu, Giáo sư Sokolov đồng ý cho Hợp Lưu phỏng vấn về những biến cố mới nhất ở Việt Nam trong tháng 11/2006, mà ông có dịp viếng thăm nhân dịp dự Hội thảo văn học quốc tế ở Hà Nội.

Hợp Lưu trân trọng giới thiệu với quí văn hữu và độc giả bốn phương ý kiến của Giáo sư Sokolov. Chúng tôi cũng hy vọng trong tương lai được phổ biến những nghiên cứu giá trị của ông về Việt Nam, đặc biệt là bài Tham luận về liên hệ văn học Việt-Nga mà ông mới phát biểu tại Hà Nội.

Tạp chí Hợp Lưu

 

 

 

 

Hợp Lưu: Lần đầu tiên trong lịch sử bang giao quốc tế, Việt Nam đã tổ chức một hội nghị thượng đỉnh với sự tham gia của 21 lãnh tụ các quốc gia tại Hà Nội. Chủ đề chính là việc hợp tác kinh tế vùng Thái Bình Dương. Xin ông cho biết cảm tưởng chung về Hội nghị này?

 

Anatoli Sokolov: Thật là lần đầu tiên Việt Nam tổ chức một cuộc hội nghị thượng đỉnh như thế. Một mặt, đối với Việt Nam đây là một khả năng giới thiệu với thế giới những thành tựu kinh tế và xã hội trong 20 năm vừa qua. Mặt khác, Việt Nam đã chứng minh rằng Việt Nam có uy tín cao trong khu vực Đông Nam Á, cho nên có thể cầu vọng đóng vai trò của một nước thủ lĩnh (leader) trong khu vực này. Nói chung, Việt Nam đã tổ chức hội nghị quốc tế này rất tốt.

 

HL:. Là một học giả/chuyên gia Nga về Việt Nam, quen biết sâu rộng với các chuyên gia Việt Nam, ông có thể tóm lược quan điểm của giới lãnh đạo Việt Nam về chuyến đi của Tổng thống Vladimir Putin? Tổng thống George W. Bush? Và, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào? Theo sự đánh giá của ông, ai được "hoan nghênh?" Ai được "nhiệt liệt hoan nghênh?".

 

AS: Mục đích chung của Tổng thống Vladimir Putin, Tổng thống George W. Bush, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và những vị lãnh đạo khác là gặp nhau và trao đổi về những vấn đề chính trị và kinh tế nóng hổi trên thế giới và trong khu vực này, thảo ra những triển vọng hợp tác trong những năm sắp tới, nhất là trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO.

Cuộc thăm viếng của Tổng thống Putin xác định lại rằng nước Nga vẫn có lợi ích ở Việt Nam và sẵn sàng tiếp tục hợp tác, trước hết trong lĩnh vực năng lượng. Có thể nói rằng sau nhiều năm nước Nga thực sự trở về vào Việt Nam.

Cuộc thăm viếng của Tổng thống Bush khẳng định rằng Mỹ và Việt Nam phải xây dựng mối quan hệ đa phương, xuất phát trước tiên từ những lợi ích chung hiện nay và tương lai, rằng những vấn đề quá khứ đã ôn hòa rồi.

Cuộc thăm viếng của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào chứng minh rằng mối quan hệ Trung – Việt là mối quan hệ giữa hai nước láng giềng có lịch sử chung lâu đời. Như mọi người đều biết, lịch sử này vẫn tiếp diễn.

Theo tôi, cuộc thăm viếng của đoàn Mỹ được phía Việt Nam (giới chính thức) nhiệt liệt hoan nghênh. Và cái đó dễ hiểu, bởi vì đối với Việt Nam việc bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ là một sự kiện và thắng lợi rất quan trọng. Xin nêu lên một chi tiết như sau. Tổng thống Bush đã bắt đầu thăm viếng chính thức Việt Nam 2 ngày trước khi Hội nghị APEC khai mạc, cho nên toàn bộ thời gian lưu lại của Tổng thống Bush ở Việt Nam là tương đối dài. Trong khi đó, toàn bộ thời gian lưu lại của Tổng thống Putin ở Việt Nam chỉ có 3 hôm, kể cả 1 ngày thăm viếng chính thức.

Nếu nói về tình cảm của quần chúng thì chính là Tổng thống Putin được nhiệt liệt hoan nghênh từ phía nhân dân Việt Nam.

Theo tôi, chính quyền Việt Nam cũng rất chú trọng đến mối quan hệ với Nhật Bản, coi nước này là một đối tác hết sức quan trọng, không những trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong những lĩnh vực khác nữa.

 

HL: Báo chí thế giới nói về sự khác biệt giữa Nga và Mỹ về vấn đề Trung Đông, nhất là vấn đề trừng phạt [sanctions against] Iran. Theo dư luận Nga, có sự tiến triển nào trong việc thâu ngắn sự khác biệt Nga-Mỹ nói trên?

 

A.S.:Theo tôi, Nga và Mỹ sẽ tiếp tục trao đổi ("mặc cả") với nhau về vấn đề Iran. Nga vẫn sẽ tiếp tục chống lại trừng phạt Iran. Một trong những lý do của thái độ như vậy là như sau: Nga muốn tiếp tục xây dựng những công trình công nghệ cao ở Iran, trước hết bởi vì (1) đây là những đơn đặt hàng cho các xí nghiệp Nga, (2) ở nước Nga hiện nay không có điều kiện (nhu cầu) xây dựng những công trình tương tự.

 

HL: Thật là một trùng hợp đáng chú ý: Việt Nam chính thức vào Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) ngày 7/11/2006. Mười hai ngày sau, Nga và Mỹ cũng ký thỏa ước chấp nhận Nga vào WTO. Theo ông, gia nhập WTO có lợi gì cho Việt Nam? Cho Nga? Và, có những thách thức nào trong tương lai?

 

A.S.:Việc gia nhập WTO một mặt là quá trình khách quan trong bố cảnh toàn cầu hóa (globalization). Nói chung việc Việt Nam (và sau này nước Nga) hội nhập kinh tế thế giới là điều tốt. Mặt khác, nó đặt nhiều vấn đề hết sức khó khăn với các nước – thành viên mới của tổ chức này: chẳng hạn, nhiều ngành công nghiệp và nông nghiệp Việt Nam (sau này Nga) sẽ phát tiển trong tương lai như thế nào, sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam (sau này – hàng hoá Nga) trên thị trường quốc tế sẽ ra sao? Ở nước Nga các ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp nhẹ và nông nghiệp sẽ vấp phải nhiều khó khăn sau khi Nga gia nhập WTO. Cái gì có lợi, cái gì có hại thì phải chờ thời gian mới biết rõ được.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 35621)
T ôi đưa tin Nhà văn Phạm Viết Đào bị bắt lên blog Đưa tin mà vẫn không tin Một nhà văn bị bắt Cũng như tôi đã không tin một nhà báo bị bắt có tên là Trương Duy Nhất. Ôi đất nước tôi "Chơi công an đi bắt quân gian/ béng beng"
16 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 38591)
LTS: Khánh Trinh là bút danh. Có lẽ Khánh Trinh là người viết trẻ nhất trong Tạp chí Hợp Lưu hiện nay. Khánh Trinh sinh ngày: 30/08/1991. Quê ở Quế Sơn, Quảng Nam. Hiện là Phóng viên truyền hình tại Sài gòn. Thơ của Khánh Trinh lạ một cách tự nhiên và nồng nàn như tuổi trẻ…Chúng tôi hân hạnh giới thiệu những sáng tác của Khánh Trinh đến với quí độc giả và văn hữu khắp nơi. (TCHL)
16 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 27167)
" ...Có thể coi đây là bài viết cuối cùng của nhà báo Vũ Ánh. Và cũng là một "tình cờ định mệnh", chủ đề của bài là tự do báo chí, một vấn đề ông quan tâm hầu như suốt cuộc đời làm truyền thông của ông. Chúng tôi xin đăng lại bài này như một nén hương kính viếng ông, đồng thời bày tỏ, qua ngòi bút của ông, niềm ao ước sớm có tự do báo chí trên đất nước Việt Nam.” (Diễn Đàn Thế Kỷ)
15 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 24259)
Vô cùng thương tiếc Nhà báo Vũ Ánh  Vừa tạ thế tại quận Cam, California, U.S.A. vào ngày Thứ Sáu, 14 tháng Ba, 2014. Hưởng thọ 73 tuổi.
15 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 32008)
Sống trọn vẹn đời mình như đã muốn, phải là, điều ấy đẹp như một bài thơ dù là bài thơ đắng. Xin mượn lời Vũ Hoàng Chương tiễn một nhà thơ để giã biệt Vũ Ánh: Người thơ nằm xuống đó hiên ngang Như một câu thơ trắng thẳng hàng Đẩy mãi bàn chân tìm đất đứng Ngoài ba chiều cũ sắp tan hoang .
15 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 36190)
N hững ngày này, năm Bảy Lăm, tháng Ba, ”Mặt Trận Miền Tây Vẫn Yên Tĩnh”. Đơn vị tôi là một tiểu đoàn Địa Phương Quân (TĐ 497/ ĐP Tiểu Khu Châu Đốc), vẫn trấn đóng trên ngọn 554 thuộc núi Giài, Thất Sơn, Châu Đốc. Bộ Chỉ Huy đặt tại Ba Xoài.
15 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 46682)
Với đại đa số người Việt đương thời, chẳng có gì quí hơn một cuộc sống no đủ, yên lành. Luật sinh tồn là khuôn thước có hàng ngàn năm lịch sử. Giấc mộng độc lập, tự chủ người Việt nào chẳng thầm mơ ước. Nhưng những người có viễn kiến không thể không nhìn về giai đoạn hậu-thuộc-địa. Một nước “độc lập” trên giấy tờ, truyền đơn, khẩu hiệu—nhưng thực chất độc tài, chuyên chế, nghèo khổ, lạc hậu, người cầm quyền trở thành những kẻ cướp ngày, công khai có vũ khí và được “luật pháp” bảo vệ—chưa hẳn đã đáng mong ước, trông đợi hơn một chế độ lệ thuộc ngoại nhân. Đó là chưa nói đến hiểm họa đời kiếp từ phương Bắc.
14 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 31534)
V ũ Ánh là một nhà báo yêu nghề và say mê với công việc. Ông qua đời tại phòng làm việc tại tư gia; bài báo cuối cùng của ông mang tựa đề "Hà Nội vẫn chưa đủ niềm tin cởi trói báo chí," được gởi đến Nhật Báo Người Việt lúc 11:37 phút sáng của ngày cuối cùng trong cuộc sống ông. Bài báo được đăng trong trang A1 của số báo hôm nay, trên mục “Sổ Tay” hàng tuần.
14 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 31513)
s ài gòn bé tí ti chỉ một người vui tay xách đi là không còn gì nữa cây cầu vắt qua nụ cười bước chân kéo theo cả chiều nông nổi nắng em gọi mình về bằng một cái xiết tay
13 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 33256)
V ừa qua trên các phương tiện thông tin đại chúng xôn xao các vấn đề liên quan đến giải thưởng Nhà nước, Hồ Chí Minh… Trò chuyện về ảnh hưởng tích cực của các giải thưởng, Nhà văn Vũ Đảm – Phó tổng Biên tập Tạp chí Nhà văn có đưa ra một vài ý tưởng rất đáng quan tâm. Ý tưởng này cách đây sáu năm đã được Nhà văn Vũ Đảm nêu lên trong một bản luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ văn hóa của mình. Sau đây là cuộc phỏng vấn với nhà văn Vũ Đảm do Thủy Hướng Dương thực hiện.