- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CHỢ LỚN QUI NHƠN

16 Tháng Mười 20235:52 CH(Xem: 4806)
Chợ Lớn QUI NHON ngày xưa

CHỢ LỚN QUI NHƠ NGÀY XƯA- nguồn YUME.VN



Thái Thanh

CHỢ LỚN QUI NHƠN 

 

 

Tôi có duyên với chợ nên đi về cuối đường đời thì dấu ấn sâu đậm nhất trong tôi là cái chợ, nhớ nhất là cái thời còn buôn bán ở chợ nên đến bây giờ cả trong giấc ngủ tôi vẫn thường mơ thấy chợ, nơi ấy là nhà là kỷ niệm ăn sâu nhất không quên được.

 

Nhà ba má tôi ngày xưa ở gần sát chợ lớn Qui Nhơn.

Sau này tôi có nhà riêng, xui khiến sao nhà tôi cũng sát chợ Đầm Qui Nhơn.

 Tôi là dân chợ, tôi lớn lên tại các chợ gần nhà cho đến thời làm mẹ làm bà với ắp đầy kỷ niệm thân thương. Thuở nhỏ, tôi thường chạy ra chợ nhìn ngắm hàng hóa người ta trưng bày trong sạp để bán. Nhất là những ngày sắp Noel hay giáp tết khu xóm chợ đông đúc hẵn lên. Nhà tôi hồi đó má tôi bán đường đậu, bán gạo, bán đồ nhôm nhựa người mua kẻ bán đông vui lắm. Ba tôi là một thương gia nhưng ba rất coi trọng việc học hành của con nên con gái con trai đều cho đi học hết, hồi đó tôi không có ý niệm gì trong đầu rằng lớn lên tôi làm nghề buôn bán cả, chỉ biết vui học cùng trường lớp thầy cô bạn bè nên tôi khờ đặc không lanh khôn như mấy đứa con nhà buôn bân ở chợ.

 

Năm tôi đi dạy học ở miền quê, tôi ham chơi ra trường trễ, các bạn của tôi đã nghĩ rằng tôi là dân ở chợ chắc đanh đá khôn ngoan lắm ai dè ngược lại như vậy. Rồi sau đó tôi bị mất dạy vì đi vượt biên không trót lọt. Cuối cùng rồi có chồng sinh con và lăn ra chợ buôn bán kiếm sống nuôi con năm tôi chỉ mới tròn 26 tuổi.

 

Tôi bán mật hàng đồ chơi trẻ em và đồ si mạ trang sức cho phụ nữ. Nhờ buôn bán ở chợ lớn Qui Nhơn tôi đủ sức nuôi con, tôi có niềm vui chia sẻ mỗi ngày. Thời đó sau 1975 thời cấm chợ ngăn sông nên rất khó có được một sạp hàng buôn bán ở chợ, vì mấy ông Việt cộng ở Bắc về nói dân buôn ở chợ  là dân: "ngồi trong mát ăn bát vàng" không cho người trẻ ra bán ở chợ, may tôi nhờ ông chú bên chồng làm chức chủ tịch liên khu 5 mới xin lô được. Dân bán chợ luôn bị  hạch sâch coi thường, chúng tôi bị đóng thuế cao, đóng công trái, hàng hóa thì bị bắt bớ trên đường đi cho đến lúc bán ra cho khách hàng, mọi hoạt động gì mà nhà nước cần huy động vốn đều bắt buộc tiểu thương phải đóng góp nhiều  ... Chúng tôi lại bị coi thường dân buôn là loại dân ít học không đủ trình độ để đi làm nhà nước, song nghĩ cho thấu đáo vào thì lý lịch có tốt đâu mà xin việc được.

 

Nhưng nhìn chung những bà mẹ buôn bán ở chợ lại sinh ra và nuôi con thành đạt rất nhiều đa phần đều có con là bác sĩ kỹ sư.

Một phụ nữ buôn bán ở chợ thường rất thủy chung vì suốt cả ngày từ sáng sớm cho đến tối cả những ngày nghỉ trong tuần họ đều buôn bán,  đồng tiền kiếm được là đồng tiền từ công sức tằn tiện của mình, họ sẽ lo từng bữa cơm, từng cái áo vật dụng cho chồng con. Hồi đó tôi thường dắt con ra chợ khi rảnh rỗi kèm nó học. Con tôi học luôn đứng nhất lớp thời đó. Phụ nữ bán ở chợ không có ngày nghỉ nào cho riêng mình, quanh năm buôn bán, có được món ngon vật lạ dành dụm mua về cho chồng cho con không biết đàn đúm đi chơi bè bạn bồ bịch gì.

 

Tôi nhớ cái thời buôn bân phồn thịnh những ngày tết trung thu, tết tây tết ta và noel chúng tôi buôn bán liền tay không biết mỏi mệt là gì. 

Tôi nhớ những người bạn hàng thân thương chung thủy mua hàng mình từ thời trẻ đến phơ phơ đầu bạc. Hồi đó nếu lỡ mất một người bạn hàng là lòng xốn xang bần thần như mất một người tình vậy đó nhưng lạ là như theo quy luật; thường khi ta mất người này lại có người khác ...

Tôi yêu cái chợ lớn Qui nhơn. Yêu cái nghề buôn bán này, nên hồi đó tôi cứ nghĩ mình sẽ bán cho đến già thật già để mình có tiền cho cháu ăn quà. Nhưng rồi sự cố. Chợ lớn Qui Nhơn bị cháy tan hoang, bao nhiêu vốn liếng, bao ước mơ ấp ủ đã không còn.

Ngày ấy có mình tôi là thảm nhất. Ai cũng có chồng con, có còn của để dành. Còn tôi lại đem gởi hết tài sản mình trong cái lô hàng, khi chợ cháy ba má đều mất, chồng cũng không còn, hai đứa con thì đang học đại học. Tôi trắng trơn trơ trụi đôi tay ...

 

Sau đó chúng tôi phải bán tại chợ tạm và chờ cho đến ngày ông nhà nước bán cái chợ lại cho nhà đầu tư, họ xây thành Trung tâm thương mại An phú Thịnh bây giờ.

Mất tài sản. Mất bạn hàng. Mất đi cái chợ truyền thống mộc mạc gần gũi thân quen ngày xưa cũ.

Tôi phải vay mượn để mua lại hàng về bán ...

Và thời gian cứ trôi đi, tóc tôi cũng đã ngã màu chiều, tôi chậm chạp hơn xưa mua bán không còn đắt đỏ nữa nhường chỗ cho bọn trẻ lớn lên kế tục. Bây giờ thì buôn bán được mở rộng hơn, người ta tự do mua bán đủ mọi hình thức cũng là lúc tôi không còn chỗ để chen chân chợ đời.

 

Tôi dần xa chợ cho đến ngày rời bỏ tất cả để vào Sài Gòn sống cùng cháu con.

Nhớ chợ lớn Qui Nhơn. Nỗi nhớ ủ hoài trong trí nhớ, nhớ cả một thời thanh xuân tôi gởi trọn nơi này.  Xin cảm ơn tất cả những người bạn hàng thân thương ngày cũ. Cảm ơn Trời Phật đã cho con có duyên lành đến với chợ Qui Nhơn. Cảm ơn ba má đã giúp con tồn tại cùng chợ cho đến ngày cuối cùng này ...

 

 

Thái Thanh

(Sài Gòn 7/9/2023)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Tư 20242:54 CH(Xem: 1710)
Tối thứ sáu 23/2/2024, chị Duyên gửi cho tôi link bài thơ “Tạm biệt một căn phòng” [1] của anh Phạm Cao Hoàng ghi gửi anh Trương Vũ./ Căn phòng này / chiếc bàn này / nơi chúng ta đã từng ngồi / nâng ly / chúc mừng một bức tranh vừa hoàn tất / chúc mừng một cuốn sách vừa in xong / chào mừng một người bạn từ phương xa đến /
22 Tháng Tư 20242:24 CH(Xem: 1900)
Ngày nào tôi cũng gắng làm cho đặc sắc / Cố hữu chỉ là một chủ xị buồn / Đêm tôi uống với lá / Nghe gió rung cành / Rồi chỉ thấy giọt mù lên mắt tượng / Ngày nào là ngày nào làm sao biết /
22 Tháng Tư 20241:03 SA(Xem: 1710)
Lời Giới Thiệu: Ủy Ban Sông Mekong Việt Nam thông báo sẽ tổ chức một cuộc họp tham vấn vào ngày 23/04/2024 tại thành phố Cần Thơ về Dự án Kênh đào Funan Techo. Việt Ecology Foundation xin giới thiệu một bài viết của BS Ngô Thế Vinh về Dự án đang gây nhiều tranh cãi này. Ông là người từ rất sớm gióng lên tiếng chuông cảnh báo về hiểm họa của các đập thủy điện thượng nguồn sông Mekong, đã viết nhiều bài khảo luận và là tác giả hai cuốn sách Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng (2000) và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch (2007). Ông cũng được biết tới như một nhà hoạt động môi sinh bền bỉ từ ngót 30 năm nay, với mối quan tâm bảo vệ hệ sinh thái sông Mekong và ĐBSCL.
22 Tháng Tư 202412:07 SA(Xem: 1692)
Vào ngày 31 tháng 10 năm 1974, nhật báo Sóng Thần do tôi làm chủ nhiệm bị chính phủ kiện ra tòa với tội danh “phỉ báng mạ lỵ” Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Việc này xẩy ra sau khi số báo đề ngày 21 tháng 9, 1974 bị tịch thu vì đã đăng tải bản cáo trạng tham nhũng trong chính quyền do Phong trào Nhân dân Chống Tham nhũng và Kiến tạo Hòa bình phổ biến. Có hai tờ nhật báo khác cùng chung số phận với Sóng Thần, đó là Đại Dân Tộc và Điện Tín. Phiên tòa cho hai tờ này được ấn định vào một ngày khác.
21 Tháng Tư 202410:31 SA(Xem: 1926)
PHÂN ƯU / Nhận được tin buồn /Phu quân của bà Đỗ-Thị-Hoằng / Cụ ông VŨ NGỰ CHIÊU /Sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942, tại Phụng-Viện-Thượng, Bình-Giang, Hải-Dương, VN./ Mệnh chung ngày 19 tháng 4 năm 2024 tại Houston, TX Hoa-Kỳ. Hưởng thọ 82 tuổi. Cụ ông VŨ NGỰ CHIÊU
21 Tháng Tư 20249:22 SA(Xem: 2131)
Gia đình chúng tôi rất đau buồn & thương tiếc báo tin cùng thân bằng quyến thuộc & bạn hữu: Chồng, Cha, Ông, Em, Anh, Chú, Bác của chúng tôi:Cụ Ông VŨ - NGỰ- CHIÊU / Tiến-Sĩ Sử Học Thế-Giới, Đại Học Madison, WI, Hoa-Kỳ / Tiến-Sĩ Luật Khoa, Đại Học Houston, TX, Hoa-Kỳ / Cử Nhân Giáo Khoa Triết Đông, Đại-Học Văn-Khoa Sài gòn, Việt nam / Cựu Sĩ-Quan Trừ-Bị Thủ-Đức Khóa 16; Cựu Sĩ-Quan Pháo Binh Nhẩy Dù / QLVNCH / Nhà văn NGUYÊN-VŨ / Sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942, tại Phụng-Viện-Thượng, Bình-Giang, Hải-Dương, VN./ Mệnh chung ngày 19 tháng 4 năm 2024 tại Houston, TX Hoa-Kỳ. / Hưởng thọ 82 tuổi.
19 Tháng Tư 20246:57 SA(Xem: 1838)
Sáng sớm Chủ Nhật, điện thoại gõ nhẹ, nhìn vào messenger thấy dòng chữ nhắn tin từ chú Khánh Trường: “Tập thơ in xong rồi. Ghé lấy nhé.” 30 phút sau tôi ghé nhà, chú chỉ lên kệ sách: “Chỉ mới in 3 cuốn. Cháu cầm 1 cuốn về đọc trước.” Mở trang đầu dưới dòng chữ THƠ KHÁNH TRƯỜNG là hàng chữ “Tặng cháu, Nina Hòa Bình Lê”. Cảm động. Bài viết này xin có lúc được gọi Chú, xưng cháu.
18 Tháng Tư 20248:23 CH(Xem: 1750)
Lê Chiêu Thống là vị hoàng đế thứ 16 và là cuối cùng của nhà Hậu Lê. Triều đại nhà Hậu Lê của ông đã chứng kiến nhiều cảnh rối ren của lịch sử nước nhà. Đó là giai đoạn Trịnh Nguyễn Phân Tranh, cả hai đều mang danh nghĩa "phù Lê diệt Mạc". Chúa Trịnh đã diệt được nhà Mạc cho nhà Hậu Lê. Nhưng quyền hành lại nằm trong tay nhà Trịnh. Và sau đó là sự tranh giành và kết thúc của các đời chúa Trịnh. Và sự phát triển lớn mạnh của nhà Tây Sơn đã đánh đổ Chúa Trịnh với danh nghĩa "phù Lê diệt Trịnh". Lòng dân Bắc Hà hoang mang cực độ. Nguyễn Huệ tuy thắng trận, nhưng chưa nắm được lòng dân nên không xưng đế. Nguyễn Huệ vẫn tiếp tục để nhà Lê làm vua. Nhưng cả ông lẫn nhà Lê điều hiểu rõ quyền hành đang nằm trong tay ai? Nguyễn Huệ tham khảo ý kiến vợ là Công chúa Lê Ngọc Hân việc đưa nhân vật nào lên ngôi. Cuối cùng Nguyễn Huệ đồng ý đưa Duy Khiêm lên ngôi vua. Vua mới đổi tên thành Duy Kỳ, đặt niên hiệu là Chiêu Thống. Ông làm vua chưa tới 3 năm, từ tháng 7 (âm lịch) 1786 tới tháng 1-1789.
15 Tháng Tư 202410:16 SA(Xem: 1769)
Vòng Tay Học Trò là tác phẩm tiêu biểu của nữ văn sĩ Nguyễn Thị Hoàng, được đăng nhiều kỳ trên tạp chí Bách Khoa năm 1964. Tác phẩm được công chúng nồng nhiệt đón nhận và theo đó cũng hứng nhiều luồng ý kiến khác nhau, càng làm cho tác phẩm nổi tiếng hơn. Chính vì vậy, từ khi xuất hiện, tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn, làm xôn xao dư luận trong giới chuyên môn và công chúng độc giả, Hàng chục năm sau, lúc chúng tôi còn nhỏ, chưa đọc tác phẩm đã thuộc tựa đề vì Vòng Tay Học Trò gắn liền với tên tuổi tác giả. Nói đến Nguyễn Thị Hoàng người ta nhớ đến Vòng Tay Học Trò.
15 Tháng Tư 202410:12 SA(Xem: 2411)
đời đã một lần ta có nhau / thời gian sương trắng nhạt phai màu / tóc xanh ngày mộng nào xa ngái / rồi bỗng chìm quên trong mắt sâu