- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CHỢ LỚN QUI NHƠN

16 Tháng Mười 20235:52 CH(Xem: 4802)
Chợ Lớn QUI NHON ngày xưa

CHỢ LỚN QUI NHƠ NGÀY XƯA- nguồn YUME.VN



Thái Thanh

CHỢ LỚN QUI NHƠN 

 

 

Tôi có duyên với chợ nên đi về cuối đường đời thì dấu ấn sâu đậm nhất trong tôi là cái chợ, nhớ nhất là cái thời còn buôn bán ở chợ nên đến bây giờ cả trong giấc ngủ tôi vẫn thường mơ thấy chợ, nơi ấy là nhà là kỷ niệm ăn sâu nhất không quên được.

 

Nhà ba má tôi ngày xưa ở gần sát chợ lớn Qui Nhơn.

Sau này tôi có nhà riêng, xui khiến sao nhà tôi cũng sát chợ Đầm Qui Nhơn.

 Tôi là dân chợ, tôi lớn lên tại các chợ gần nhà cho đến thời làm mẹ làm bà với ắp đầy kỷ niệm thân thương. Thuở nhỏ, tôi thường chạy ra chợ nhìn ngắm hàng hóa người ta trưng bày trong sạp để bán. Nhất là những ngày sắp Noel hay giáp tết khu xóm chợ đông đúc hẵn lên. Nhà tôi hồi đó má tôi bán đường đậu, bán gạo, bán đồ nhôm nhựa người mua kẻ bán đông vui lắm. Ba tôi là một thương gia nhưng ba rất coi trọng việc học hành của con nên con gái con trai đều cho đi học hết, hồi đó tôi không có ý niệm gì trong đầu rằng lớn lên tôi làm nghề buôn bán cả, chỉ biết vui học cùng trường lớp thầy cô bạn bè nên tôi khờ đặc không lanh khôn như mấy đứa con nhà buôn bân ở chợ.

 

Năm tôi đi dạy học ở miền quê, tôi ham chơi ra trường trễ, các bạn của tôi đã nghĩ rằng tôi là dân ở chợ chắc đanh đá khôn ngoan lắm ai dè ngược lại như vậy. Rồi sau đó tôi bị mất dạy vì đi vượt biên không trót lọt. Cuối cùng rồi có chồng sinh con và lăn ra chợ buôn bán kiếm sống nuôi con năm tôi chỉ mới tròn 26 tuổi.

 

Tôi bán mật hàng đồ chơi trẻ em và đồ si mạ trang sức cho phụ nữ. Nhờ buôn bán ở chợ lớn Qui Nhơn tôi đủ sức nuôi con, tôi có niềm vui chia sẻ mỗi ngày. Thời đó sau 1975 thời cấm chợ ngăn sông nên rất khó có được một sạp hàng buôn bán ở chợ, vì mấy ông Việt cộng ở Bắc về nói dân buôn ở chợ  là dân: "ngồi trong mát ăn bát vàng" không cho người trẻ ra bán ở chợ, may tôi nhờ ông chú bên chồng làm chức chủ tịch liên khu 5 mới xin lô được. Dân bán chợ luôn bị  hạch sâch coi thường, chúng tôi bị đóng thuế cao, đóng công trái, hàng hóa thì bị bắt bớ trên đường đi cho đến lúc bán ra cho khách hàng, mọi hoạt động gì mà nhà nước cần huy động vốn đều bắt buộc tiểu thương phải đóng góp nhiều  ... Chúng tôi lại bị coi thường dân buôn là loại dân ít học không đủ trình độ để đi làm nhà nước, song nghĩ cho thấu đáo vào thì lý lịch có tốt đâu mà xin việc được.

 

Nhưng nhìn chung những bà mẹ buôn bán ở chợ lại sinh ra và nuôi con thành đạt rất nhiều đa phần đều có con là bác sĩ kỹ sư.

Một phụ nữ buôn bán ở chợ thường rất thủy chung vì suốt cả ngày từ sáng sớm cho đến tối cả những ngày nghỉ trong tuần họ đều buôn bán,  đồng tiền kiếm được là đồng tiền từ công sức tằn tiện của mình, họ sẽ lo từng bữa cơm, từng cái áo vật dụng cho chồng con. Hồi đó tôi thường dắt con ra chợ khi rảnh rỗi kèm nó học. Con tôi học luôn đứng nhất lớp thời đó. Phụ nữ bán ở chợ không có ngày nghỉ nào cho riêng mình, quanh năm buôn bán, có được món ngon vật lạ dành dụm mua về cho chồng cho con không biết đàn đúm đi chơi bè bạn bồ bịch gì.

 

Tôi nhớ cái thời buôn bân phồn thịnh những ngày tết trung thu, tết tây tết ta và noel chúng tôi buôn bán liền tay không biết mỏi mệt là gì. 

Tôi nhớ những người bạn hàng thân thương chung thủy mua hàng mình từ thời trẻ đến phơ phơ đầu bạc. Hồi đó nếu lỡ mất một người bạn hàng là lòng xốn xang bần thần như mất một người tình vậy đó nhưng lạ là như theo quy luật; thường khi ta mất người này lại có người khác ...

Tôi yêu cái chợ lớn Qui nhơn. Yêu cái nghề buôn bán này, nên hồi đó tôi cứ nghĩ mình sẽ bán cho đến già thật già để mình có tiền cho cháu ăn quà. Nhưng rồi sự cố. Chợ lớn Qui Nhơn bị cháy tan hoang, bao nhiêu vốn liếng, bao ước mơ ấp ủ đã không còn.

Ngày ấy có mình tôi là thảm nhất. Ai cũng có chồng con, có còn của để dành. Còn tôi lại đem gởi hết tài sản mình trong cái lô hàng, khi chợ cháy ba má đều mất, chồng cũng không còn, hai đứa con thì đang học đại học. Tôi trắng trơn trơ trụi đôi tay ...

 

Sau đó chúng tôi phải bán tại chợ tạm và chờ cho đến ngày ông nhà nước bán cái chợ lại cho nhà đầu tư, họ xây thành Trung tâm thương mại An phú Thịnh bây giờ.

Mất tài sản. Mất bạn hàng. Mất đi cái chợ truyền thống mộc mạc gần gũi thân quen ngày xưa cũ.

Tôi phải vay mượn để mua lại hàng về bán ...

Và thời gian cứ trôi đi, tóc tôi cũng đã ngã màu chiều, tôi chậm chạp hơn xưa mua bán không còn đắt đỏ nữa nhường chỗ cho bọn trẻ lớn lên kế tục. Bây giờ thì buôn bán được mở rộng hơn, người ta tự do mua bán đủ mọi hình thức cũng là lúc tôi không còn chỗ để chen chân chợ đời.

 

Tôi dần xa chợ cho đến ngày rời bỏ tất cả để vào Sài Gòn sống cùng cháu con.

Nhớ chợ lớn Qui Nhơn. Nỗi nhớ ủ hoài trong trí nhớ, nhớ cả một thời thanh xuân tôi gởi trọn nơi này.  Xin cảm ơn tất cả những người bạn hàng thân thương ngày cũ. Cảm ơn Trời Phật đã cho con có duyên lành đến với chợ Qui Nhơn. Cảm ơn ba má đã giúp con tồn tại cùng chợ cho đến ngày cuối cùng này ...

 

 

Thái Thanh

(Sài Gòn 7/9/2023)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Tư 202410:04 SA(Xem: 2228)
Cạn đêm vàng võ mảnh sầu Bạc vương nhánh tóc áo nhàu dung nhan Còn chăng ta với nồng nàn? Đếm xanh xuân rụng vơi tan cuộc người
15 Tháng Tư 20249:48 SA(Xem: 2039)
Sài gòn buổi sáng ngồi một mình Cây cao đường vắng phố lặng thinh Người phu quét lá gom từng lá Chiếc lá vàng khô hết nhục vinh
15 Tháng Tư 20248:23 SA(Xem: 1742)
Thế nào gọi là tiểu-thuyết-mới (Nouveau Roman). Đó là câu hỏi của những người chuyên viết về tiểu thuyết và những người thường đọc tiểu thuyết. Giữa hậu bán thế kỷ XX; một phong trào văn chương thuộc thế hệ trẻ Pháp như Alain Robbe-Grillet, Michel Butor, Claud Simon, Jacque Derrida, Nathalie Sarraute, Pierre Bourdier…được tung ra giữa “thị trường” văn học thời ấy vào đầu thập niên 1962,cái gọi là Tiểu-Thuyết-Mới, lập tức phong trào nầy được khám phá ngay, không những ở Pháp mà ngay một vài nước khác trên thế giới,Việt Nam ta cũng chịu ảnh hưởng phong trào thời thượng lúc đó, kể cả bộ môn nghệ thuật khác, tuy không rực rở nhưng đã hội nhập được với trào lưu thời bấy giờ…
14 Tháng Tư 202411:29 SA(Xem: 1824)
đã tháng tư rồi ... mây vẫn bay nước xuôi dòng cũ … ngày qua ngày đôi khi cứ tưởng là trong mộng một triệu vui buồn cuộc đổi thay *
14 Tháng Tư 202411:02 SA(Xem: 1642)
- “Chiều nay chị nhớ về thăm mẹ, chị vắng năm mười ngày lại nhắc. Hổm rày, cứ mỗi chiều là mẹ ra đứng ngõ sau, dáng như chờ đợi ai!”. Chị em cô Hai tình cờ gặp nhau trên bến sông, lúc cô đang bưng rổ cá từ thuyền lên bờ. Thoáng nghe em trai nhắc nhở về mẹ, tay cô trĩu nặng và lòng nhói lên nỗi niềm sâu kín, lặng nhìn một hồi lâu về bên kia sông, nơi có tuổi thơ cô và với bao người sướng vui buồn khổ đến rồi lại đi như dòng nước lớn ròng của dòng sông quê mẹ. Càng có tuổi người ta có nhiều hồi ức về thời xa xưa, có khi sống với nó hàng giờ như kẻ mộng du.
14 Tháng Tư 20249:53 SA(Xem: 1789)
Tôi vẫn nghĩ vợ chồng sống được với nhau cả một đời thì thương nhau phải biết. Tôi không có được cái may mắn này nhưng tôi thích ngắm những cặp đôi người già bên nhau ở tuổi xế chiều. Tôi trân trọng những đôi vợ chồng thương yêu kề cận suốt cuộc đời. Nhớ lời của bài hát hồi xưa tôi hay nghe: "Nhiều năm trời chẳng thương tình, để em làm kẻ đa tình". Phụ nữ khi ly hôn chồng thi thường có nhiều người khác phái để ý nhưng tôi không hề làm kẻ đa tình yêu đương vớ vẩn đâu nhé, tôi biết chắc rằng tôi là người chung thủy nếu tôi gặp đúng một người thương.
10 Tháng Tư 20248:36 SA(Xem: 2017)
Buổi tối, Ngạc trở về sau bữa tiệc sinh nhật của người bạn. Ngạc nghĩ tới cô gái Mỹ tóc bạch kim, được tụi Ngạc hùn tiền mướn về để "surprise" Eric. Ngạc nhớ đôi mắt Eric bừng lên ngạc nhiên, cùng dáng điệu lính quýnh khi người con gái gì đầu hắn xuống vùng ngực lồ lộ như hỏa diệm sơn. Cặp chân dài của cô xoắn vào người Eric, bốc lửa. Dư âm của tiếng cười nói, của những nhịp pháo tay rập rình theo theo điệu vũ uốn éo của cô gái khỏa thân vẫn còn theo Ngạc trên đường về.
08 Tháng Tư 20248:51 CH(Xem: 2792)
Từ phòng ngủ của Tư-Lệnh bước ra, Y-Sĩ Thiếu-Tá Đàm-Quang-Hiển xúc động, nghẹn ngào : “Thiếu-Tướng… đi rồi!” … Các Sĩ-Quan hiện diện, không cầm được nước mắt, kính cẩn nghiêng mình tiễn biệt chủ tướng. Bác-sĩ Đàm-Quang-Hiển, hiện định cư tại Mỹ, bang Minesota, nguyên là y sĩ trưởng Sư-Đoàn 5 Bộ Binh, kiêm Tiểu-Đoàn-Trưởng Tiểu-Đoàn 5 Quân-Y. Vào trưa ngày 30 tháng 4 năm ấy, ông được gọi lên, với hy vọng cấp cứu Chuẩn-Tướng Tư-Lệnh vừa dùng súng tự sát... Bác sĩ Hiển khám nghiệm, bắt mạch….Nhưng không kịp ! Người đã “đi” rồi! Ôi ! Thực buồn làm sao!
04 Tháng Tư 202410:16 CH(Xem: 2575)
PHÂN ƯU / Vô cùng thương tiếc khi được tin: Nhà thơ, Nhà văn, Nhà báo / VIÊN LINH / tên thật là Nguyễn Nam Tạ thế ngày 28 tháng 3, 2024 tại Annandale, VA, Hoa Kỳ / Hưởng Thọ 86 tuổi
03 Tháng Tư 20248:43 CH(Xem: 3197)
Nhận được tin buồn / Cụ Bà : TRẦN THỊ NGÃI / Pháp danh:QUẢNG NIỆM / Sinh ngày 10 tháng 5 năm 1929 tại Đà Nẵng, Việt Nam / Đã tạ thế ngày 25 tháng 03 năm 2024 / (Nhằm ngày 16 tháng 02 năm Gíap Thìn) / Tại San Jose, California, Hoa Kỳ Hưởng thượng thọ 95 tuổi.