- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CÂY CẢNH, THÚ CHƠI TAO NHÃ

12 Tháng Chín 20231:37 SA(Xem: 11690)
buoi sang mua thu - PhuongBinh
Buổi Sáng Mùa Thu - tranh Phương Bình

 

 

 

Nguyễn Thanh Sơn

CÂY CẢNH, THÚ CHƠI TAO NHÃ

 

Nghêu ngao vui thú yên hà

Mai là bạn cũ, hạc là người quen.
( Nguyễn Du)

 

 

 

 

Phàm những gì người ta thích thì thường chòi mòi chốc mảy vì thứ ấy. Ví như người mê gái đẹp (thấy gái đẹp ai không mê, người nào nói không mê gái có mà hâm!), cô nào có vóc dáng lả lướt, ngồ ngộ, trang phục hơi sex đôi chút thì con ngươi như dán chặt vào đó. Lại có người thích chơi chim, mỗi lần nghe tiếng hót là như bị hốt hồn. Mỗi cách chơi đều có hội riêng, tập hợp những người cùng sở thích, chủ nhân của những quán cà phê vỉa hè cũng đã tận dụng cái sở thích ấy để mà câu khách. Trên cành cây có treo dăm ba lồng chim, bên ly cà phê mà tán pháo, tán cái vui dân dã của mình. So cọ con chim này hót hay , con chim kia đang bắt đầu thay lông. Và cũng từ đó, có nhiều kẻ tìm được khối tiền vì những trò chơi.

 

Trò chơi nào cũng có cái giá của nó, khó phân biệt trò chơi này cao hay thấp, thanh sạch cao thượng hay ô trọc tầm thường, tôi thì thích chơi cây cảnh. Cây thường cho hơn là nhận, chỉ cúc cung phụng sự cho người.

 

Trồng người trăm năm, trồng cây phải kỳ công mươi năm mới tạm là chơi được. Thú chơi cây cảnh là chơi cái thời gian, chơi cái chờ đợi, tỉ mẫm, học lấy chữ nhẫn của người xưa, chắt bóp từng chút một của thời gian như lão già keo kiệt quý cái quỷ thời gian ít ỏi của mình mà tận hưởng cho hết cái vốn trời cho. Thời gian càng dài cây càng quý (người thì chọn tuổi trẻ, chơi cây ưu ái cỗi già), nó như sống với mình suốt chặng đường, ta như gửi gắm vào đó bao nỗi niềm.

Trong vườn nhà tôi có mươi chậu. Có cây coi được, tàm tạm nhưng tựu trung chưa có cây nào là cây tri kỷ, bởi ở đó có cái đẹp, cái góc cạnh của đời thường, chưa đủ tuổi già để ngộ ra sức trẻ của cây?

 

Chơi cây, nhất là những cây bonsai, cây đặt trong chậu nhỏ, nhỏ bé nhưng đó là bé “hạt tiêu” đầy nét cổ kính, rêu phong mà có người ví như những câu thơ haiku, với chỉ có mười bảy âm tiết mà đã diễn tả đa dạng, súc tích, ẩn tàng một tình cảm hay trạng thái tinh thần dồi dào.

 

Chọn cây như chọn mặt để gửi vàng nên không phải cây nào cũng đạt đến độ ưng ý hết mức, để hết tâm huyết vào đó. Có những chi cành mà mỗi lần cắt tỉa lại phân vân, đắn đo mãi, nên thế này hay như thế khác. Nó như nỗi buồn niềm vui mà có nhà thơ đã viết:

 

“ Đôi khi nỗi buồn vui của ta như bánh tráng tròn vành vạnh

Bẻ chỗ nào cũng thấy phân vân.”

 

Những người được sống với rừng , hay có điều kiện được gần rừng , đêm nằm nghe cây nẩy mầm tách hạt, mỗi buổi sáng thức dậy, mở cửa ra là nghe được, cảm được không gian tươi tắn, yên tĩnh chảy ùa vào , gờn gợn chất sống mãnh liệt mà mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng cho ta cái thần hồn, cái đẹp, cái của kho vô tận của mình riêng.

 

Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng một lần ngộ được nó, chỉ một thoáng thôi. Đó là một buổi sáng, tinh khiết và trong trẻo.

 

“Sáng nay ra đường chưa gặp ai

Gặp đóa súng hồng

Hồng như chưa có môi nào hồng được vậy.

Rồi bất ngờ:

Nhà thơ đi rồi còn quay lại

Hỏi: Hoa súng hồng, hoa súng hồng mày có phải hoa không?”

 

Sinh thời, cụ Cao Bá Quát mê cây, nhất là mai. Cụ viết: “Nhất sinh đề thủ bái hoa mai”. Nhà thơ kiêu hãnh mà suốt đời chỉ trọng mỗi loài mai.

 

Có nhiều thế chơi cây. Có người theo quan niệm phong thủy, thuyết âm dương ngũ hành là chọn chi cành theo số dương 3,5,7 hoặc 9 số của sự hưng thịnh, của sự phát triển, của lẽ tồn sinh. Tam đa, ngũ phúc, thất hiền hay cửu trùng. Nhưng trong các con số người ta ít khi dùng số 9 vì ngại số đó đã đạt ở độ viên mãn, điểm đỉnh của đường parabol, thường thì dùng số bảy . Số bảy là biểu tượng của trời, đất và con người, tượng trưng cho tổng thể không gian và tổng thể thời gian . Suy rộng ra, chơi cây cảnh là hội nhập nào trò chơi của tạo hóa, của dịch, của nguyên khí âm dương. Thế của tam đa là gì, có phải là thế của trời , đất và của con người chăng. Thế của nam tính và nữ tính, có trai có gái có tính giao rồi từ đó mới nẩy sinh bao điều!

 

Nay người ta ít chơi theo lối cũ mà chọn cái thế tự nhiên, nhi nhiên, theo chu kỳ phát triển, cây được lột xác, bất chấp luật lệ nào. Chi cành nào cũng được miễn là nó đạt tiêu chí cổ, kỳ, mỹ là được. Nhìn vào cây ta cảm cái kỳ kỳ, ngộ ngộ, cái thâm u bí hiểm như đang sống giữa thiên nhiên, giữa bao la đất trời. Nhưng theo thế ngẫu nhiên này nếu không có cái óc thẩm mỹ, một tay chơi “cao tay ấn” rất dễ sa ngã vào rối rắm, bùng nhùng trông giống như những con lươn nằm chung trong rổ.

 

Càng chơi lâu tôi càng ngẩm ra một điều là cây cũng giống như người vậy. Cây có đời sống động vật người có đời sống thực vật. Khi con người gặp hoàn cảnh phải sống đời sống thực vật, tức là phải được người khác chăm sóc, dìu đỡ từng chút một trong sinh hoạt đời thường. Mỗi buổi sáng, khi cái bụng đói tức là nó đang đòi hỏi, đang réo rắc, đang sục sôi nhưng không có cách nào biểu lộ ra ngoài bằng hành vi của mình. Và cây cũng vậy, mỗi cây là cả một nhà máy đang hoạt động, để cho cái nhà máy đó hoạt động bình thường thì cần đầu tư chăm sóc nó .Mai ,lan, tùng, cúc đó là những giống cây ưa nũng nịu, dỗi hờn. Nó cũng biết “giả đau ốm” để được ưu ái , chăm sóc riêng tư, cũng biết tránh yêu đương cận huyết, cảnh báo nguy hiểm để được sinh tồn.

Tâm linh cây và theo các nhà khoa học đều chứng minh rõ ràng, thực vật cũng có tâm thức.

 

Bằng chứng là nếu các bạn cho cây nghe nhạc cổ điển hay ballad, cây sẽ phát triển nhanh và tươi tốt hơn. Cũng trong cùng một điều kiện chăm sóc và cùng thời điểm, nếu bạn cho cây nghe nhạc rock hoặc nhạc kích động, cây sẽ héo tàn và chết. Vậy nên khoa học đã nhận định, thực vật không phải vô tri như chúng ta thường nghĩ. Đặc biệt, cây càng sống lâu năm, tâm thức sẽ càng lớn, càng linh mẫn.

 

Còn có giống cây dân dã như những gia đình đông con, bật bựa lây lất nhưng có sức sống mãnh liệt, ví như sanh , sung, cây đa, cây đề. Cái giống cây ném vào bờ rào làm phên dậu, làm bóng mát, che nắng bụi bặm thời gian, tạo không gian tĩnh mịch, sâu lắng u trầm cho ngôi nhà và có khi sau đó làm củi đốt!. Những giống cây như thế bây giờ lại làm nên chuyện, có người bỗng trở nên có của ăn của để nhờ cây sanh, duối bứng được ở mé rừng nào đó. Có người cả đời chưa hề biết tiền trăm , tiền triệu lại bỗng dưng lại được nài nỉ đưa đẩy đẩy đưa vào tay chục triệu, thậm chí có tiền tỉ để được sở hữu cho bằng được cái cây trồng làm hàng rào, bờ dậu kia!

 

Giá cả của cây cảnh cũng tùy thuộc vào tâm lý, thẩm mỹ người bán lẫn người mua, bởi nó là “vô giá”, giá trị của cây lắm lúc trên trời dưới đất, hễ ưng ý rồi dù mấy cũng cố nài nỉ cho được, và người bán cứ thế bốc giá lên. Đôi lúc người bán được một nhưng lời đồn đãi thành mười thành trăm, giá bốc lên cao chất ngất cũng là trong giới chơi cây cảnh với nhau. Giá cả lúc thăng lúc trầm và người chơi cũng phải biết chờ đợi.

 

Trên cộng đồng cư dân mạng đang xôn xao tin đồn 600 ha rừng ở đất Bình Thuận có nguy cơ xoá sổ để xây hồ chứa nước , làm thuỷ lợi. Như vậy hàng hàng gỗ quý sẽ bị bứng trốc gốc, hàng tỉ cây bonsai được mẹ thiên nhiên tác tạo sẽ là củi đun cho các bà nội trợ. Tiếng chim kêu , vượn hú rồi dần sẽ mai một. Mai là bạn cũ , hạc là người quen chỉ còn lại trong trang sách cũ!.

 

Hàng tỷ sinh vật 600 ha trong rừng ở tỉnh Bình Thuận đang kêu gào vì chúng biết chúng sắp bị giết, hàng triệu cây xanh đang khóc. Khi ta tàn phá thiên nhiên, sẽ đến một ngày sẽ phải trả giá bằng sinh mạng của chính mình, không có tai nạn nào khắc nghiệt hơn khi thiên nhiên nổi giận.

 

NGUYỄN THANH SƠN

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Tư 20241:51 SA(Xem: 7298)
Vô cùng thương tiếc khi được tin: Nhà văn, Sử gia NGUYÊN VŨ - VŨ NGỰ CHIÊU Sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942, tại Phụng-Viện-Thượng, Bình-Giang, Hải-Dương, VN. Mệnh chung ngày 19 tháng 4 năm 2024 tại Houston, TX Hoa-Kỳ. Hưởng Thọ 82 tuổi
31 Tháng Tám 202311:33 CH(Xem: 12517)
Sunday afternoon, September 2, 1945. High on a stage at Cot Co [Flag Pole] park—which was surrounded by a jungle of people, banners, and red flags—a thin, old man with a goatee was introduced. Ho Chi Minh—Ho the Enlightened—Ho the Brightest—a mysterious man who had set off waves of emotion among Ha Noi's inhabitants and inspired countless off-the-record tales ever since the National Salvation [Cuu Quoc], the Viet Minh organ, had announced the first tentative list of the "Viet Minh" government on August 24. It was to take the Vietnamese months, if not years, to find out who exactly Ho Chi Minh was. However, this did not matter, at least not on that afternoon of September 2. The unfamiliar old man — who remarkably did not wear a western suit but only a Chinese type "revolutionary" uniform — immediately caught the people's attention with his historic Declaration of Independence. To begin his declaration, which allegedly bore 15 signatures of his Provisional Government of the Democ
02 Tháng Mười 20246:16 CH(Xem: 299)
Chủ nghĩa phê bình văn học thời cổ điển ở phương Đông thường diễn ra trong các hình thức: Bình văn, bình thơ và ca xướng hay ngâm vịnh; trong lúc ở phương Tây thì hình thức khá phổ biến là diễn thuyết và tranh luận. Cái hay của văn chương chỉ trụ vào hình thức diễn đạt một phần; nhưng sự tinh túy lại là cái “thần” nằm trong góc khuất của cảm xúc và tư tưởng. Bởi vậy, khi nói đến những trường hợp xướng văn, bình thơ hay phê bình văn học đã có rất nhiều văn nghệ sĩ Đông Tây như Jacques Prévert, Francoise Sagan, Mark Twain… ở trời Tây hay Tô Đông Pha, Bùi Giáng…
02 Tháng Mười 20245:30 CH(Xem: 265)
Những bài thơ dưới đây được tuyển dịch từ cuốn ”Một Trăm Bài Thơ Nhật” rất nổi tiếng của thi sĩ-dịch giả Mỹ Kenneth Rexroth với thơ của các thi sĩ Nhật qua nhiều thế kỷ. Trong cuốn này, dịch giả Rexroth đã nắm bắt được rất nhiều tích cách tinh tế của thi ca cổ điển Nhật Bản: chiều sâu của niềm đam mê chừng mực, văn phong sang trọng khắc khổ, và hình tượng phong phú nhưng cô đọng. (- Bạt Xứ)
02 Tháng Mười 20245:12 CH(Xem: 241)
Cách nay hơn chục năm, tôi đã viết: Luân Hoán, người kể chuyện bằng thơ. Tuy nhiên, ngay sau đó tôi đã nhận ra, bài viết chưa thực sự mở ra được hồn cốt, kiến thức và khối lượng sáng tác đồ sộ của ông. Vì vậy, hôm rồi, nhận được tập bản thảo: Nỗi Nhớ Quê Nhà Từ Montreal, do Luân Hoán gửi tặng, dù đang rất bận, tôi cũng dành thời gian đọc ngay. Một cảm xúc khác, Luân Hoán đã để lại trong tôi, khi đọc xong tập thơ dày đến 300 trang này. Thật vậy, Nỗi Nhớ Quê Nhà Từ Montreal như một cuốn hồi ký về tình yêu, cuộc sống chìm vào nỗi nhớ quê nhà được Luân Hoán viết bằng thơ: “càng già càng bớt nhớ nhà?/ quẩn quanh nhớ mỗi cái ta thật nhiều/ nhớ từ thời bé hạt tiêu/ phơi nắng giang gió thả diều, đi rông“ (Trí nhớ về chiều)
02 Tháng Mười 20245:02 CH(Xem: 266)
Chồng tôi bị bạo bệnh qua đời được vài năm thì tôi quyết định bán căn nhà cũ và văn phòng địa ốc của anh ấy để dời đi nơi khác, cố quên đi môt dĩ vãng đau thương. Tôi đã quá mệt mỏi với công việc làm ăn mà xưa kia anh ấy luôn gánh vác những phần nặng nhọc nhất. Chồng tôi là một người hiền hòa, hoạt bát rất lo cho vợ con, cho nên sự ra đi của anh ấy đã mang theo không những một chỗ dựa vững chắc cho mẹ con tôi mà cả linh hồn và thể xác của tôi.
02 Tháng Mười 20244:46 CH(Xem: 298)
Đối với người xa quê, cứ đồng hương là thân nhau rồi, hà huống lại là nhà văn. Thường các nhà văn rất thích gặp nhau, có thể bàn với nhau những dự định sáng tác, động viên nhau khám phá thi pháp mới. Thân hơn nữa, đọc bản thảo của nhau, góp ý để sửa chữa tác phẩm tốt hơn, hay hơn... Tôi viết rất chậm, ba bốn tháng mới viết được một truyện ngắn. Còn Nguyễn Anh thì ngược lại, chỉ vài tháng đã có tiểu thuyết gáy dày như hòn gạch. Bao giờ viết xong anh cũng in ra, đóng thành tập, có bìa giả như một luận văn tiến sĩ, đưa tôi đọc, nhờ góp ý. Tiểu thuyết của anh là loại tình cảm xã hội nên hấp dẫn, tôi đọc một hai bữa là xong mà không thấy quá vất vả. Mới có mấy năm anh đã có hơn năm mươi đầu sách. Tác phẩm ra ào ạt nhưng anh vẫn chưa nổi tiếng trên văn đàn. Trong giới viết lách chẳng mấy người biết đến Nguyễn Anh.
02 Tháng Mười 20244:38 CH(Xem: 290)
Như tuổi trẻ của chúng ta, hôm nay / Thứ hoàng hôn oằn mình rực rỡ / Đang chìm dần / Khuất vào nơi biển lạnh. / Bình minh rồi sẽ mọc / Nhưng không thuộc về chúng ta.
24 Tháng Chín 202412:07 SA(Xem: 596)
ừ có lụt thiên nhiên / nhưng có ai quên khuấy / vẫn còn cơn lụt kia / vẫn quanh năm thường trực ru ngủ / và đánh chìm
23 Tháng Chín 20241:01 SA(Xem: 957)
Lời giới thiệu: Thủ tướng Hun Manet với hậu thuẫn của cha ông, người đã đề xướng ra công trình kênh Funan Techo như một Đại vận hà của dân tộc Khmer, đồng thời là di sản triều đại của cha con họ. Về địa chính trị, tuyến đường thủy vận này cho họ phương tiện chuyển hàng hóa từ Phnom Penh ra biển, không còn phải theo tuyến đi trên Sông Tiền hay Sông Hậu, sẽ giải thoát họ khỏi sự phụ thuộc vào Việt Nam. Cha con Hun đã được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của dân chúng khi đặt cho dự án này dưới tên Funan, khơi động lên tinh thần dân tộc bài Việt, và soi sáng lại lịch sử Đế chế Funan của họ. Theo giới chuyên gia quốc tế, và phân tích trên Viet Ecology Foundation, lợi ích kinh tế của công trình này chắc chắn không khả thi, tác động nặng trên môi sinh cho Cam Bốt và xuyên biên giới xuống Việt Nam nhưng đã bị chính quyền Phnom Penh giảm thiểu hóa và gạt bỏ. Phnom Penh không giải trình toàn bộ chi phí và việc di dời đền bù cho người dân họ như thế nào. Họ cung cấp thông tin bất nhất và sai lệch ...