- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: LỐI VỀ CỦA NƯỚC - Trần C. Trí

18 Tháng Sáu 20236:37 CH(Xem: 10752)

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

 

Lối Về Của Nước

Trần C. Trí

 

 

 LỐI VỀ CỦA NƯỚC

 

 

Lối Về Của Nước là một tập truyện & kịch có những nét đặc biệt.  Nó viết về Con Người, về Ngôn Ngữ, về Hiện-hữu-người, Thể-tính-người. Nó trình hiện trước mắt người đọc những tương-giao-người giăng mắc, chồng chéo, và đầy phức tạp. Tất cả chập chờn giữa mộng và thực. Mộng và thực gắn bó, trộn lẫn vào nhau. Con người nhìn vào hiện cảnh như nhìn vào một giấc mơ.

Truyện & kịch của Trần C. Trí mở ra cho ta thấy một cách sáng rõ ngôn ngữ là những quan hệ. Là giao tiếp. Là tâm hồn con người. Nó phả ra cái hơi thở, cái tình cảm của con người. Nó soi chiếu và phóng lên màn hình nội tâm chúng ta những phác đồ tâm lý người. Tôi lại nghĩ đến Heidegger với ý tưởng Ngôn ngữ là nơi an cư của tính thể. Con người cư ngụ trong chính ngôn ngữ của nó. 

Những câu chuyện trong tập sách một phần phản ánh cuộc sống và thời đại; mặt khác, nó pha trộn tưởng tượng vào hiện thực cuộc sống. Cuốn sách cho thấy những ám ảnh nghệ thuật của tác giả với nhiều cảnh ma mị, phi thực, siêu thực. Nhưng những ám ảnh này lại được pha vào khá nhiều nét thơ mộng.  Có một sự kết hợp giữa Logic, Hiện thực, Tưởng tượng, Thơ, và Cuộc đời trong các cảnh-tượng-của-đời sống, của tâm lý các nhân vật. Đó là một thứ lắp ráp hiện thực. Có một thứ hiện thực thơ pha lẫn chút huyền hoặc ma quái, như trong tranh của Giorgio de Chirico. Lại có thứ hiện thực-siêu thực lan toả, hoà nhập vào đời sống như trong tranh của René Magritte.  Ngôn ngữ, câu văn có sự mạch lạc, logic, nhưng cái được diễn tả lại là những hiện thực không thuần tính logic, thậm chí phi-logic. Chúng giống như những hiện thực ảo. Có khi kinh dị. Ở một mức độ, có truyện gần với phim The Birds của Alfred Hitchcock (phỏng theo truyện ngắn cùng tên của Daphne du Maurier); ở một truyện khác, lại gần với Portrait of Jenny (Chân dung nàng thơ) của Robert Nathan.  Nhiều truyện mang tính ảo giác, phi thực hay siêu thực, nhưng lại được pha với những luận giải mang màu sắc khoa học. Hay tính chuyên biệt của ngành tâm lý trị liệu. Một thứ psychotherapy. Có truyện lại như gần với khung cảnh và cái không khí huyền ảo, dù chỉ một vài nét, trong kiệt tác Pedro Páramo của Juan Rulfo. 

Nhìn chung, tác giả đã đặt những nhân vật mình vào một thế giới rất mong manh. Một thế giới có thể biến đổi bất cứ lúc nào ngay trước mắt ta. Con người như sống trong một không gian đa-vũ-trụ, đa chiều kích. Chỉ cần (vô tình) đặt (sai) một bước chân, con người như lách qua một thế giới khác.

Bùi Vĩnh Phúc, nhà phê bình văn học

___________________________________________________________

 

LỐI VỀ CỦA NƯỚC của Trần C. Trí
do nhà xuất bản Nhân Ảnh ấn hành, 6-2023, gồm hai vở kịch và 13 truyện ngắn, 252 trang – 6 x 9.

Trình bày bìa: Uyên Nguyên Trần Triết

Tranh bìa trước: HS Cẩm Tâm

Tranh bìa sau: HS Đặng Ngọc Sinh

Giới thiệu: Nhà phê bình văn học Bùi Vĩnh Phúc

Tựa: Nhà văn Trần Thị NgH

Phỏng vấn tác giả: Nhà văn Đặng Thơ Thơ

Nhấn vào link LỐI VỀ CỦA NƯỚC để tìm sách trên Amazon.com.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 102517)
Trọn năm 1946, New Times chỉ đăng hai bài của A. Guber và Vera I. Vasilyeva (1900-1959), cựu chủ nhiệm Văn Phòng Đông Dương của Ban Phương Đông QTCS về “French-Indochina.” Guber yểm trợ mô hình Khối Liên Hiệp Pháp [L’Union francaise] trong Dự thảo Hiến Pháp của Pháp, và nhấn mạnh vào sự thắt chặt liên hệ giữa “nhân dân Đông Dương” với “lực lượng tiến bộ” Pháp, vì đây là chỗ nương dựa cho những đòi hỏi chính đáng.
04 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 106451)
Trong đời hoạt động của Hồ Chí Minh–ngoại trừ chuyến “đi biển” năm 1911–mỗi cuộc xuất ngoại đều có sứ mạng riêng. Chuyến đi Nga cuối tháng 6/1923 từ Paris–do Quốc Tế Cộng Sản [QTCS] dàn xếp–là chuyến cầu viện thứ nhất. Nó mở ra cho Hồ giai đoạn hoạt động suốt 22 năm kế tiếp như một cán bộ QTCS chuyên nghiệp [agitprop = political agitation and propaganda].
04 Tháng Mười Hai 200912:00 SA(Xem: 119826)
* Viết tặng linh hồn Nhà báo Đặng Ngọc Khoa Buổi chiều mưa vụt tắt Tôi vớt điểm những vì sao là lững nơi chân mây.
20 Tháng Mười Một 200912:00 SA(Xem: 117018)
LTG: M ới đây, một số cơ quan ngôn luận trong nước–do Đảng Cộng Sản Việt Nam [CSVN] làm chủ–đã can đảm nhắc đến vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh hải. Dân biểu/sử gia Dương Trung Quốc từng kêu gọi chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phải tường trình đầy đủ về vấn đề Trường Sa-Hoàng Sa. Báo Tuổi Trẻ (Sài Gòn) còn đăng cả ký ức của cựu Thượng sỉ HQ Lữ Công Bảy về trận hải chiến 30 phút, hơn 35 năm trước.
15 Tháng Mười Một 200912:00 SA(Xem: 118566)
Chán đời, y đi buôn màu sắc Gặp ai, y cũng rao mời “Mua màu không? Tôi bán cho!”
04 Tháng Mười Một 200912:00 SA(Xem: 101535)
Claude Lévi-Strauss, từ trần hôm nay thứ ba 03/11/2009, hưởng thọ 101 tuổi, là cây đại thụ đã thủ một vai trò quan trọng và rộng lớn trong nền văn học Pháp và thế giới hơn nửa thế kỉ vừa qua, từ giữa thế kỉ XX cho đến đầu kỉ XXI này.
04 Tháng Mười Một 200912:00 SA(Xem: 107647)
Khách phong lưu vẫn ngồi ở quán cà phê bên hồ vắng. Không thấy mẹ nàng đâu. Có lẽ mẹ nàng đi kiếm củi trên dãy núi bên hồ chưa kịp về. Nàng cũng không còn ngồi xoã tóc. Nàng lúi húi bên tách cà phê đang pha dở cho khách. Mùi cà phê ủ trọn cái lạnh giá đầu mùa đông, quyện chặt lại, nén hương rồi dậy lên trong mê muội.
01 Tháng Mười Một 200912:00 SA(Xem: 113263)
Có phải đêm dang đẩm ướt sương Anh lại về trong mơ đầy nổi nhớ Con đường xưa bên dòng sông như lụa Cỏ ven bờ rối rít những nụ hôn
20 Tháng Chín 200912:00 SA(Xem: 102026)
Gần đây tôi có dịp đọc một số tài liệu của người trong nước viết về văn học miền Nam 1954-1975. Rải rác đó đây không ít, nhưng gom vào một mối thì có thể kể ra hai nguồn. Thứ nhất là bài phỏng vấn khá thú vị của chị Thụy Khuê, đài RFI bên Pháp, với nhà phê bình Vương Trí Nhàn, hiện sống tại Hànội, xung quanh đề tài văn học miền Nam từ 1954-1975 (*).
17 Tháng Chín 200912:00 SA(Xem: 93798)
Vào những giờ phút cuồng dại vì tâm chúng ta mù quáng thì bất cứ việc gì cũng có thể xảy ra, kể cả chiến tranh. Cho nên, sự thực hành lòng từ bi và trí tuệ là điều hữu ích cho tất cả, nhất là đối với những người có trách nhiệm điều hành công việc quốc gia, khi mà họ nắm trong tay quyền lực và phương tiện có thể tạo dựng nền hòa bình cho thế giới.