- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: LỐI VỀ CỦA NƯỚC - Trần C. Trí

18 Tháng Sáu 20236:37 CH(Xem: 6450)

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

 

Lối Về Của Nước

Trần C. Trí

 

 

 LỐI VỀ CỦA NƯỚC

 

 

Lối Về Của Nước là một tập truyện & kịch có những nét đặc biệt.  Nó viết về Con Người, về Ngôn Ngữ, về Hiện-hữu-người, Thể-tính-người. Nó trình hiện trước mắt người đọc những tương-giao-người giăng mắc, chồng chéo, và đầy phức tạp. Tất cả chập chờn giữa mộng và thực. Mộng và thực gắn bó, trộn lẫn vào nhau. Con người nhìn vào hiện cảnh như nhìn vào một giấc mơ.

Truyện & kịch của Trần C. Trí mở ra cho ta thấy một cách sáng rõ ngôn ngữ là những quan hệ. Là giao tiếp. Là tâm hồn con người. Nó phả ra cái hơi thở, cái tình cảm của con người. Nó soi chiếu và phóng lên màn hình nội tâm chúng ta những phác đồ tâm lý người. Tôi lại nghĩ đến Heidegger với ý tưởng Ngôn ngữ là nơi an cư của tính thể. Con người cư ngụ trong chính ngôn ngữ của nó. 

Những câu chuyện trong tập sách một phần phản ánh cuộc sống và thời đại; mặt khác, nó pha trộn tưởng tượng vào hiện thực cuộc sống. Cuốn sách cho thấy những ám ảnh nghệ thuật của tác giả với nhiều cảnh ma mị, phi thực, siêu thực. Nhưng những ám ảnh này lại được pha vào khá nhiều nét thơ mộng.  Có một sự kết hợp giữa Logic, Hiện thực, Tưởng tượng, Thơ, và Cuộc đời trong các cảnh-tượng-của-đời sống, của tâm lý các nhân vật. Đó là một thứ lắp ráp hiện thực. Có một thứ hiện thực thơ pha lẫn chút huyền hoặc ma quái, như trong tranh của Giorgio de Chirico. Lại có thứ hiện thực-siêu thực lan toả, hoà nhập vào đời sống như trong tranh của René Magritte.  Ngôn ngữ, câu văn có sự mạch lạc, logic, nhưng cái được diễn tả lại là những hiện thực không thuần tính logic, thậm chí phi-logic. Chúng giống như những hiện thực ảo. Có khi kinh dị. Ở một mức độ, có truyện gần với phim The Birds của Alfred Hitchcock (phỏng theo truyện ngắn cùng tên của Daphne du Maurier); ở một truyện khác, lại gần với Portrait of Jenny (Chân dung nàng thơ) của Robert Nathan.  Nhiều truyện mang tính ảo giác, phi thực hay siêu thực, nhưng lại được pha với những luận giải mang màu sắc khoa học. Hay tính chuyên biệt của ngành tâm lý trị liệu. Một thứ psychotherapy. Có truyện lại như gần với khung cảnh và cái không khí huyền ảo, dù chỉ một vài nét, trong kiệt tác Pedro Páramo của Juan Rulfo. 

Nhìn chung, tác giả đã đặt những nhân vật mình vào một thế giới rất mong manh. Một thế giới có thể biến đổi bất cứ lúc nào ngay trước mắt ta. Con người như sống trong một không gian đa-vũ-trụ, đa chiều kích. Chỉ cần (vô tình) đặt (sai) một bước chân, con người như lách qua một thế giới khác.

Bùi Vĩnh Phúc, nhà phê bình văn học

___________________________________________________________

 

LỐI VỀ CỦA NƯỚC của Trần C. Trí
do nhà xuất bản Nhân Ảnh ấn hành, 6-2023, gồm hai vở kịch và 13 truyện ngắn, 252 trang – 6 x 9.

Trình bày bìa: Uyên Nguyên Trần Triết

Tranh bìa trước: HS Cẩm Tâm

Tranh bìa sau: HS Đặng Ngọc Sinh

Giới thiệu: Nhà phê bình văn học Bùi Vĩnh Phúc

Tựa: Nhà văn Trần Thị NgH

Phỏng vấn tác giả: Nhà văn Đặng Thơ Thơ

Nhấn vào link LỐI VỀ CỦA NƯỚC để tìm sách trên Amazon.com.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 79907)
Hai mươi nhăm năm. Một phần tư thế kỷ. Khi nhìn lại chặng đường vừa qua của văn học Việt Nam, người ta nhận thấy do một tình cờ, một định mệnh hay một thần giao cách cảm ...
26 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 97568)
Sáng hôm nay ông Năm nhấp nhỏm ngồi đứng không yên. Hết ngồi xuống lại đứng lên. Ông bước chầm chậm lại gần cửa kiếng lớn phía sau nhà, nghiêng mình nhìn xéo qua cái hàn thử biểu để ngoài trời. Ông nhướng mắt rán nhìn cái màu đỏ của thuỷ ngân, coi nó lên xuống tới mức nào. Có thấy gì đâu, cái lằn đỏ nhỏ xíu, lờ mờ.
26 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 128415)
Thạnh móc trong túi ra một miếng vải được buộc túm chặt bằng lạt tre, cẩn thận gỡ sợi lạt. Một dúm muối hột đen bẩn hiện ra. Thạnh trân trọng, nâng niu múc, vừa chẵn được hai thìa, đổ vào bát của Tường.
25 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 111717)
Dực đã đi rất đỗi nhẹ nhàng. Dực đang chỉ chạm khẽ mũi giầy vào bậc thang gỗ. Cảm giác Dực đang bay. Bậc cầu thang nâu bóng mầu thời gian, nâu bóng rêu phong những kiếp người hình trôn ốc. Có người đang nhìn Dực, nhiều người đang nhìn Dực. Họ kinh ngạc trân trối ngóc đầu lên những bậc cầu thang gỗ.
25 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 98904)
Chồng tôi hành nghề kỳ quặc: Kiểm tra trí nhớ của con người. Lấy anh tôi mới khám phá, anh thường xuyên theo dõi những giấc mơ của mình. "Em có thai phải không?" Sau tháng đầu tiên Công đã dọ hỏi. Tôi lắc đầu tươi tỉnh. Giấc mơ đêm khuya còn sáng hồng bụ bẫm bắp chân hài nhi. Tôi biết chắc tôi chưa có mang, nhưng làm sao Công biết tôi đã nằm mơ thấy đứa trẻ? Sáu tháng hạnh phúc trôi qua như gió hắt mặt hồ.
24 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 32337)
Đến nay người mình thấy Tây học rực rỡ mà cái học của ta khi xưa mập mờ không rõ, sách vở không có mấy, liền cho cái học của ta không có gì. Đó là một điều mà các học giả trong nước nên chú ý mà xét cho kỹ, đừng để cái hình thức bề ngoài làm hại mất cái cốt yếu bề trong. Nho Giáo tuy không gây thành được cái văn minh vật chất như Tây học, nhưng vẫn có cái đặc tính đào tạo ra được cái nhân cách, có phẩm giá tôn quí.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 110758)
Tin từ quê hương cho biết tin vui cuối cùng nguyên văn, “các vị lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và Thành phố Huế đã hứa cấp... khoảng một ngàn mét vuông đất để xây dựng Khu lưu niệm” Trịnh Công Sơn. Tin cũng cho biết Nhà Nước, cũng như thân nhân Trịnh Công Sơn, không dính líu gì đến việc xây dựng và nội dung trưng bày khu lưu niệm này.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 128201)
Ngủ đi nhé à ơi, cái sâu làm tổ, cái bọ đi chùa, chuồn chuồn thì bơi (Tặng Kiên và sự điên rồ của đêm)
31 Tháng Mười 200712:00 SA(Xem: 84137)
... lịch sử Việt Nam, dưới mắt nhiều học giả thế giới, chỉ là một thứ câu chuyện thêm thắt vào [anecdotes] chính sách và sự can thiệp của các cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Hoa, Pháp, Bri-tên, Nhật, v.. v... Người Việt cũng có lý do riêng để không muốn thấy có một tiểu sử chính xác về Diệm, từ chính trị, tôn giáo, tới ý thức hệ. Nên chẳng ngạc nhiên khi khối văn chương hiện hữu về họ Ngô hay Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa tràn ngập những lời “cung văn” hoặc “đào mộ,” bất chấp sự thực... Bài viết này nhằm điền vào khoảng trống nói trên.