Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (10)
Về tác giả
Danh sách tác giả
BÙI VĨNH PHÚC
Mới nhất
A-Z
Z-A
Cái Tôi Kỳ Việt Và Âm Bản Thành Phố / Tình Yêu Trong Thơ Tự Do Thanh Tâm Tuyền (*)
07 Tháng Hai 2024
2:19 SA
Bài này, “Cái Tôi kỳ việt và Âm bản Thành phố/Tình yêu trong thơ tự do Thanh Tâm Tuyền”, được phát triển, bổ sung và mở rộng từ bài viết gốc năm 1986, với tựa “Thanh Tâm Tuyền, người thi sĩ ấy”, theo tinh thần tựa đề “L’Homme, cet Inconnu” (1935) (Con Người, kẻ Xa Lạ ấy) của Alexis Carrel (Nobel 1912). Một vài chủ đề đã được đưa vào, hay tô đậm, qua một cái nhìn hồi cố và tái thẩm, để làm đầy đặn và làm rõ hơn các đường nét về thơ Thanh Tâm Tuyền, vốn, trong bản gốc nguyên thuỷ, đã được vạch ra nhưng chưa được khai thác kỹ.
Cái Tôi Ẩn Mật Và Dương Bản Thiên Nhiên Ngày Vây Hãm Trong "Thơ Ở Đâu Xa" Của Thanh Tâm Tuyền (*)
07 Tháng Hai 2024
1:35 SA
Người ta thường chỉ nói về thơ Thanh Tâm Tuyền ở cái thời tuổi trẻ của ông, và gần như không có ai nói kỹ (hoặc tương đối kỹ) về tập “Thơ Ở Đâu Xa”, kết tinh bởi những bài thơ thời sau này của Thanh Tâm Tuyền, đặc biệt là thời ông đã đi qua những hào quang của tuổi trẻ mình, và cũng là thời mà ông đang đi vào, đang đi qua những hiện thực sống động nhất, theo một nghĩa nào đó, của thân phận con người, nói chung, và thân phận thi sĩ, nói riêng, của chính ông. Cũng có ý kiến cho rằng thơ Thanh Tâm Tuyền, trong giai đoạn này, chỉ là thơ thời khổ nạn, tù đầy, không có mấy điều đáng bàn. Ý kiến đó có lẽ nên được xét lại. Con người thi sĩ, đặc biệt những con người thi sĩ với chiều sâu và kích thước như của Thanh Tâm Tuyền, có thể tự thể hiện phong cách độc đáo của mình, tự khám phá hoặc đổi mới mình, trong tứ, trong từ, trong hình ảnh, suy tư mình, trên các mặt ngữ âm, ngữ nghĩa, tiết nhịp, điệu thức, thể loại… trong bất kỳ hoàn cảnh hiện sinh nào của họ.
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: LỐI VỀ CỦA NƯỚC - Trần C. Trí
18 Tháng Sáu 2023
6:37 CH
Lối Về Của Nước là một tập truyện & kịch có những nét đặc biệt. Nó viết về Con Người, về Ngôn Ngữ, về Hiện-hữu-người, Thể-tính-người. Nó trình hiện trước mắt người đọc những tương-giao-người giăng mắc, chồng chéo, và đầy phức tạp. Tất cả chập chờn giữa mộng và thực. Mộng và thực gắn bó, trộn lẫn vào nhau. Con người nhìn vào hiện cảnh như nhìn vào một giấc mơ. Truyện & kịch của Trần C. Trí mở ra cho ta thấy một cách sáng rõ ngôn ngữ là những quan hệ. Là giao tiếp. Là tâm hồn con người. Nó phả ra cái hơi thở, cái tình cảm của con người. Nó soi chiếu và phóng lên màn hình nội tâm chúng ta những phác đồ tâm lý người. Tôi lại nghĩ đến Heidegger với ý tưởng Ngôn ngữ là nơi an cư của tính thể. Con người cư ngụ trong chính ngôn ngữ của nó.
Cao Xuân Huy, Một Ngọn Gió Đã Bay Xa (*)
19 Tháng Mười Hai 2010
12:00 SA
Thường, khi viết về một nhà văn, trong vai trò của một người làm phê bình, tôi chỉ quan tâm đến tác phẩm, đến văn bản. Đúng hơn là tôi quan tâm đến văn bản văn học, và cái cách mà tác giả của nó đã, cùng với các độc giả của mình, biến nó thành một tác phẩm văn chương. Tôi không quan tâm lắm đến tác giả.
Một Điều Chưa Vẽ Được
29 Tháng Năm 2009
12:00 SA
Dòng sông mầu xanh trôi trong lá mắt Những cánh buồm nâu cộng những cánh buồm Trời trong và mềm như một hơi thở Gió từ mạn nào tha thướt bay lên
Trăng Vỡ Anh Ra
18 Tháng Giêng 2010
12:00 SA
trăng đập anh ra một đêm nguyệt bạch anh vỡ anh rồi những mảnh sáng long lanh anh cầm anh lên một mảnh sắc nhọn thử cứa lên người máu chảy thành dòng
Về Tính Vũ Đoán Trong Viết, Đọc, Và Thẩm Thức Văn Chương
26 Tháng Mười 2009
12:00 SA
Trăng Vỡ Anh Ra
09 Tháng Tám 2009
12:00 SA
Một Điều Chưa Vẽ Được
29 Tháng Năm 2009
12:00 SA
Về Tính Vũ Đoán Trong Viết, Đọc, Và Thẩm Thức Văn Chương
26 Tháng Mười 2009
12:00 SA
Literary fiction commits a double arbitrariness: that of invention itself and the arbitrariness with which it imitates what is essentially arbitrary: reality. (Văn chương phạm vào hai lần vũ đoán: một là cái vũ đoán của tự thân sự sáng tạo, và hai là cái vũ đoán của sự mô phỏng một thứ mà chính nó, tự bản chất, cũng là một sự vũ đoán: hiện thực) Añicos/ Bits (Những mảnh vụn) / Juan Calzadilla
Quay lại