- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THƠ HUỲNH LIỄU NGẠN - LỤC BÁT MƯA

17 Tháng Ba 202310:12 CH(Xem: 6420)
MUA- HUYNH LIEU NGAN


Thơ Huỳnh Liễu Ngạn 
    
LỤC BÁT MƯA      

 

THÁNG MƯA VỀ 

 

em về qua phố chợ đông

cơn mưa đổ giọt mù không sợi buồn

gió theo chân chảy xa nguồn

lòng thêm ướt mấy đoạn đường mới quen

 

mưa lênh láng mưa mù tên

gọi em tiếng gọi thân quen mịt mờ

theo đời lạnh đến bơ vơ

lá nghiêng mưa đổ lượn lờ lên tay

 

ngó em ngó mãi tóc gầy

ngỡ như đếm được sợi bay rơi cùng

mưa trùng trùng mưa ung dung

để run tiếng đập qua thung vẫn chờ

 

mưa che ánh mắt xa mờ

mưa xao xuyến mưa hững hờ tằm dâu

ai làm vương vấn trời sâu

cho mưa phải lỗi nhịp cầu em đi

 

qua đông mùa lúa chín thì

trời xanh em hẹn sầu bi cùng về

anh ra đứng ngoài sơn khê

hỏi em vọng lại mưa mê mãi hoài.

 

 

CƠN MƯA HÔM NÀO

 

hôm nào về lại dòng sông

ngang qua chợ cống thăm đồng ruộng xưa

hôm nào về gặp cơn mưa

núp bên chợ xép chào thưa đôi lời

 

hôm nào về đợi tiếng cười

bên lu nước giếng của người tình xưa

hôm nào lá rụng lưa thưa

thì xin huế hẹn trăng đưa qua bờ

 

hôm nào đội nón bài thơ

thì chung một đoạn kẻo mờ mắt anh

tại trời hay cứ lanh chanh

làm tim muốn rụng khi canh em về

 

tại tóc em dài lê thê

tay anh cầm lượt cứ tê tái hoài

nên chi bữa đó hiên ngoài

em đi bỏ phố nằm dài thở than

 

nhiều khi chợt thấy mơ màng

một bờ vai rộng nằm ngang nỗi sầu

thấy như trăng xế mái đầu

rêu phong thành nội nhìn lâu cũng buồn

 

tại trời hay đổ mưa tuôn

nên chi mới dỡ dang luôn đôi điều

tại em dáng vẻ yêu kiều

nên anh thơ thẩn sớm chiều tối trưa.

 

 

VỀ PHÍA MƯA GIĂNG

 

biết lòng mình đã mùa đông

nên mưa giông đổ mù không hướng này

biết em sầu muộn giăng vây

nên đôi tay cứ đong đầy sớm trưa

 

tháng mười cơn lạnh se đưa

mỏng như ngọn gió ngày xưa thổi về

ở đây cửa đóng bốn bề

tiếng chim hót cũng lê thê dặm trường

 

lá vàng vài ngon vấn vương

chờ em về giú niềm thương lên cành

tìm đâu nữa mộng ngày xanh

cho đôi tà áo thiên thanh giao mùa

 

hiên đời gió tạt song thưa

nhặt màu hoa rụng kẻo trưa cuộc tình

tháng mười vành nón em xinh

che anh mưa đổ thình lình lại ngưng

 

tại trời thổi nhẹ sau lưng

làm trôi nỗi nhớ qua vùng giá băng

mắt nhìn về phía mưa giăng

để anh còn nợ dòng trăng chưa tròn.

 

2.10.2022

 

HUỲNH LIỄU NGẠN

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 89223)
Không ai biết cuộc sống của ai đang xáo trộn. Không ai biết ai đang nghĩ gì. Người chồng không bao giờ biết người vợ vừa gối đầu lên tay mình vừa dâm hoan với sếp của ả trong giấc mơ. Gã sếp đô con, bụng cuộn lên những bó cơ và làm tình thì miễn bàn. Người chồng không bao giờ biết âm hộ của ả nóng bừng như muốn nổ tung ra. Mà biết cũng chẳng thể chết ai vì ả là vợ của anh ta.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 110310)
(Gởi anh Huy & chị Minh) Câu thơ còn trong trí nhớ Như mùa thu mỗi năm lại về Theo tuần hoàn trời đất Như đôi mắt em buồn giấu kín Chịu đựng An phận Cuộc đời mình mùa xuân đi qua Rất xa, rất xa...
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 91067)
Thành phố nằm bên một rẻo biển miền Trung yên bình và tĩnh lặng. Những ngày gầ n đây bổng nhiên được khuấy động bởi mấy chú cá mập, không hiểu vì sao lại lang thang vào bờ, chúng lượn lờ nơi bãi tắm trước khuôn viên trường, là bãi du lịch của thành phố. Thỉnh thoảng chúng lại ruỗi theo sóng nước cợt nhã với con người. Có hôm một chú cá mập con nhá vào mông ai đó, có hôm lại ngoạm vào giò của kẻ nào bơi đến gần. Bạn tôi phán: đất này “linh kiệt”. Tôi cười vui: Đất lành chim đậu, biển lành cá mập làm tổ .
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 90621)
Trong tình bằng hữu nhiều năm với Huy, được sự đồng ý của chị Cao Xuân Huy và hai cháu Chúc Dung & Xuân Dung, bài viết thiên về khía cạnh y khoa này, nói về một Cao Xuân Huy khác, người bệnh Cao Xuân Huy chênh vênh trên con dốc của tử sinh, đã can trường chống chỏi với bệnh tật cho tới những ngày và giờ phút cuối cùng và đã ra đi với tất cả “phẩm giá”. NGÔ THẾ VINH
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 80955)
Cao Xuân Huy có người cha đi kháng chiến, để lại vợ con trong thành. Rồi, 1954, ông ngoại bị đấu tố, người cậu cấp bách đem cháu, 7 tuổi, vào Nam. Mẹ ở lại Hà Nội đợi bố. Về, nhưng người cha kháng chiến, gốc tư sản, địa chủ, không thể "can thiệp" cho người mẹ khỏi diện "tự lực cánh sinh" (như đi "kinh tế mới"). Rồi họ chia nhau con cái: mẹ để lại con gái cho bố, vào Nam với con trai. Xa cách, mỗi người lập một gia đình khác, có các con khác. Huy được cậu và bà ngoại nuôi. Như một định mệnh, chuyện nhà Huy trùng hợp với chuyện đất nước, với truyền thuyết Sơn tinh Thủy tinh, với bao gia đình thời chia đôi Nam-Bắc.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 85417)
Thường, khi viết về một nhà văn, trong vai trò của một người làm phê bình, tôi chỉ quan tâm đến tác phẩm, đến văn bản. Đúng hơn là tôi quan tâm đến văn bản văn học, và cái cách mà tác giả của nó đã, cùng với các độc giả của mình, biến nó thành một tác phẩm văn chương. Tôi không quan tâm lắm đến tác giả.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 86541)
Cánh đồng trải rộng mênh mông ngút ngàn, nhìn xa xa chỉ thấy sương mờ tựa mây lãng đãng bay thấp, lòa xòa bôi xóa nhạt nhòa đường viền chân trời. Thời xưa Cao Biền đã nhiều lần cỡi diều bay tới, tay cầm quạt giấy phất bằng lụa bạch, nan cánh quạt đúc bằng vàng khối tinh ròng, toan tính yểm đất.
09 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 77683)
Cuối cùng rồi tôi cũng đọc quyển hồi ký ấy, quyển hồi ký gắn liền với một cái tên suốt 25 năm dài. Làm như người ấy tái sinh với tên cũ dài hơn: Cao Xuân Huy Tháng Ba Gãy Súng.
07 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 99581)
Đọc truyện ngắn “ Trả lại tiền ” in trong tập truyện “ Vài mẩu chuyện ” của nhà văn Cao Xuân Huy (tạp chí Văn Học xuất bản, 2010), tôi không khỏi mỉm cười bởi cái phong cách khôi hài đen của câu chuyện—truyện của Cao Xuân Huy đa phần đều như thế...
12 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 80584)
LTS: Bài phỏng vấn nhà thơ Đặng Hiền được thực hiện bởi nhà thơ Go Hyeong Ryeol Tổng biên tập tạp chí Thi Bình (The poet society of Asia ) trong số mùa Đông 2009. Phần chuyển ngữ do Giáo sư Tiến sĩ Yang Soo Bae thuộc đại học Pusan University of Foreign Studies tại Hàn Quốc biên dịch. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu đến quí văn hữu và độc giả Tạp Chí Hợp Lưu.