- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Người Chết Hai Lần?

09 Tháng Sáu 200912:00 SA(Xem: 101685)

LTS: Là cơ quan ngôn luận triệt để tôn trọng và cổ súy tự do tư tưởng, ngôn luận, và đệ tứ quyền, Hợp Lưu nhiều lần minh định vị trí diễn đàn tự do, dân chủ của mình. Hợp Lưu chủ trương giành đất cho mọi khuynh hướng đối nghịch nhau, miễn hồ không công kích cá nhân chỉ với mục đích đả kích.

Bài viết về Trịnh Công Sơn dưới đây xứng đáng được phổ biến rộng rãi. Chúng tôi sẵn sàng đăng tải những ý kiến bạn đọc, với điều kiện duy nhất là trong tinh thần tương kính và làm sáng tỏ hơn vấn đề.

Socratus từng nói: “Điều tội lỗi nhất là cứ tưởng mình biết điều mình thực sự chẳng biết gì cả.”

San bằng được khoảng cách giữa thành kiến [perceptions] và sự thực lịch sử là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển tinh thần quốc gia và tình người.

Tạp Chí Hợp Lưu

 

Kể từ năm 1975, hàng năm cứ đến mùa giỗ Đệ Nhị VNCH dịp tháng Tư là những kẻ thua cay lại lôi Trịnh công Sơn ra làm quả banh da của võ sinh quyền Anh đấm cho đỡ ngứa tay ngứa miệng.


Hiện tượng đó kể cũng khó chịu nhưng xét cho cùng kể cũng là một điều đáng tự hào cho những ai cảm mến họ Trịnh.


Thật vậy, trong khi tại các xứ tạm dung hải ngoại những xác chết chưa chôn dồn đống trở mùi ra của đào binh bại tướng chính khách, lãnh tụ, nghị sĩ, dân biểu... quốc gia CCCB, CCCĐ 4 không, 5 không... lền khên hà rần... chẳng ai thèm nhắc tên sao không nhắc mà lại đi nhớ một anh hom hem chẳng có phẩm hàm gì như Trịnh công Sơn?


Một số quan ôn cấp tướng, cấp tá vẫn tiếp tục tính thâm niên từ ngày lọt được ra ngoại quốc để tự động lên cấp và đòi đàn em phải rửa lon mới và gọi mình bằng cấp bậc mới thường hò hét rần trời trong những buổi họp cộng kẽm cộng chì cộng rau muống, chưa đã mồm lại còn tung hê cả tên nhóc đề đốc ma, tên khùng phi công dổm chuyên cướp tàu bay giấy hay tên ăn rồi đi tìm đảo để lập chính phủ hay thủ tướng ma để móc túi kẻ nhẹ dạ... kể không hết tên sao không nhắc mà lại nhắc tên một anh nhất quyết trốn lính không nhúng tay chém giết như Trịnh công Sơn?!...


Một số khác vẫn vỗ ngực tự hào là lãnh tụ đảng điếc, là chiến lược gia chiến lược thịt, những nhà ý thức hệ, nhà lý thuyết, nhà chính trị kiêm nhà kho nhà tiêu... sau một thời gian ngậm miệng nhận trợ cấp hay làm thợ đi bán chạp phô... bây giờ thấy thiên hạ bắt đầu bớt oán giận lại nhấp nhem ló mặt ra tranh tiếng với Nguyễn hữu Chánh, Lý Tống và Đào minh Quân, Trần trung Quân! nên trương gân cổ tố cáo những kẻ bị coi như ký sinh trùng, chủ hòa phản chiến làm lợi cho địch, nằm vùng, ăn cơm quốc gia thờ mà cộng sản... như Đặng văn Sung, Võ Phiến, Sơn Điền Nguyễn viết Khánh, Nguyễn tiến Hưng, Nguyễn văn Chức, Nguyễn bá Long, Dương ngọc Dũng, Lâm Lễ Trinh, Lữ Giang Nguyễn Cần, Nguyễn văn Canh, Nguyễn hữu Thống, Vũ quốc Thúc, Trần đình Phục, Trần văn Tích, Nguyễn văn Lục, Lê hữu Mục, Liên Thành, Nhử văn Úy, Hoàng đức Nhã... Chưa kể đám liên danh ‘thao tháng’... ngày xưa còn Mỹ bảo hộ cho nên nhất quyết thà mất nước không thà mất... Đấng Tối Cao. Đến khi mất nước nhà tan, đấng tối cao cũng e thẹn ẩn mình, lêu bêu thật rồi thì mấy vị trong đám ‘thao tháng’ đó như Nguyễn gia Kiểng, Nguyễn gia Hiến, Nguyễn lý Tưởng, Bùi văn Giải... thay vì bắt đền Nixon, Kissinger hay Mao Trạch Đông, Chu An Lai... đành tâm đem sinh mạng của VNCH đổi lấy tù binh và ngưng bắn cho Mỹ an toàn tháo chạy lại khăng khăng đòi tổ quốc phải ăn năn vì mấy ông trong Văn Thân Cần Vương hay Phật tử hết chống Pháp đến chống Mỹ nên quốc gia mất...


Điều đáng nực cười là hào khí hận thù chất ngất của người hùng VietHaiTran với địa chỉ email viethai712 nào đó.


Những tiếng gáy tào lao ba lơn ba trợn hơi khác thường người ta vẫn nghe trong dịp tháng Tư. Ba mươi tháng Tư là cuối tháng nhưng vẫn còn là tháng Tư, mà tháng Tư bên Pháp có tục lệ Cá Tháng Tư, Poisson d’Avril cho phép thiên hạ tha hồ láo vàng trời, láo chết bỏ, láo vô tội vạ... Cái anh chàng VietHaiTran không hiểu có biết Pháp nằm đâu trên bản đồ không mà cũng biết lệ Poisson d’Avril của Pháp và tài ca sáu câu không thua gì hề Tùng Lâm-Thanh Việt ngày xưa khi đích danh hạch tội Trịnh công Sơn nguyên văn là... 

- Một kẻ ích kỷ - Một tên hèn nhát trốn lính - Một tên nằm vùng - Một loại ký sinh trùng - Một kẻ phản bội - Một tên lừa dối - Một tên ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản. Trước lịch sử, Trịnh Công Sơn đã hiện nguyên hình. Không nên bóp méo lịch sử bằng cách choàng lên đầu Trịnh Công Sơn vòng hào quang Quốc Gia không hề có thật; cũng đừng hô biến “Nối Vòng Tay Lớn” trở thành một biểu tượng đoàn kết đấu tranh dân chủ, trong khi bài hát ấy đã được tác giả của nó hát lên để đón mừng cái chế độ phi nhân bóp họng dân chủ! TCS của những ô nhục tội lỗi, mi phải trả lại sự thật cho lịch sử!


Những dòng chữ bôi vàng cà ri là theo hứng của ông tác giả thầy chạy VietHaiTran đó! Xin để yên cho khách quan sòng phẳng. Trả lại sự thật cho lịch sử!? Nghe rùng rợn thật! Nhưng đâu là sự thật lịch sử? Trịnh Cung hay VietHaiTran aka viethai712 hình như là hai đấng muốn trả lời câu hỏi đó... Còn hai vị ấy có chịu đưng được sự thật lịch sử ấy không thì là chuyện khác...


Chẳng ai ngạc nhiên gì khi đọc bài Trịnh Công Sơn & Tham Vọng Chính Trị của Trịnh Cung hay những tiếng gáy tè te te của VietHaiTran aka viethai712 qua bài Vinh Danh Tên TCS Vào Dịp 30-04.


Không có Trịnh công Sơn thì ai biết Trịnh Cung hay VietHaiTran là cha căng chú kiết nào đâu!? Thời Trịnh công Sơn sống có người đã nhờ Trịnh công Sơn mà nổi đình nổi đám. Giờ thì anh linh và tiếng tăm của Trịnh công Sơn cũng làm việc đó. Qúy ông Trịnh Cung, VietHaiTrần phải cám ơn Trịnh công Sơn mới phải?! Quên chuyện đó rồi trách gần trách xa thì kể cũng quá tay thật?


Trịnh Cung anh thợ vẽ già không nên nếp có xôi nói xôi có rượu nói rượu chẳng đáng...! Nhưng còn cái ông tên VietHaiTran aka viethai712?


Xin để Trịnh Cung lại cho những bằng hữu một thời của cặp bài trùng Sơn-Chỉ như gia đình ông bà Tuyết Hoa, ông bà Mỹ Dạ, Bửu Ý, Nguyễn đắc Xuân, Đặng Tiến, Trần Thanh Hải, thế hệ thứ hai như Cao hữu Điền, Thái Hòa... Còn Khánh Hà, Khánh Ly thì xin miễn bàn. Thiếu gì người một thời nổi danh nhờ Trịnh công Sơn nhưng giờ kẹt đang kiếm cơm, kiếm cháo, kiếm thuốt hút nhờ những người như Trịnh Cung hay VietHaiTran nên họ yên lặng. Cũng dễ hiểu thôi!

Một chuyện mới nghe như chuyện thần tiên đó là sáng ngày 30-04-1975, một ông nguyên là ông lớn trong đài Dạ Lan chuyên hát ‘... anh không chết đâu anh...’ hay ‘... cờ bay... cờ bay trên thành phố thân yêu...’


Vì chậm chân ông phải đi tù mấy năm vì cái tội hô hào tất cả mọi người, trừ ông, hy sinh xương máu cho chính nghĩa nhân vị, nhân quyền, tự do kinh tế thị trường... sống sót ra khỏi tù nhờ HO tới nơi tới chốn an toàn tha hồ viết sách viết báo lải nhải như voi nhai bã mía rủ rê bạn ta và một vị thượng tọa cùng ông tố những tên hèn, những tên thân cộng, những tên nằm vùng, những tên ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản y hệt cái ông VietHaiTran aka viethai712 khi muốn tố khổ Trịnh công Sơn như vừa kể trên... Nhưng trong sách của chính ông cái ông chủ đài phát thanh nhà binh đó thì lại kể rằng ngày 30 tháng Tư sau khi nghe Tướng Dương văn Minh đầu hàng ông đã phẫn uất tuyệt vọng vào phòng ngủ chốt kín cửa khóc hu hu khiến cho phu nhân ông nóng ruột phải vào năn nỉ mãi mới nín!


So sánh tiếng khóc của ông quan thủ đài lính này với tiếng hát của Trịnh công Sơn trên đài phát thanh Sàigòn qua bài Nối Vòng Tay Lớn bày tỏ nỗi vui mừng vì chém giết đã ngưng, đất nước không còn chia cắt. So sánh thì ai HÈN hơn ai?!


Ông VietHaiTran aka viethai712 ước muốn trả lại sự thật cho lịch sử thì cũng dễ thôi. Xin ông chịu khó qua Sydney một chuyến hỏi tìm mua cuốn sách có ký tên tác giả đang ế sưng ế sỉa vứt lăn vứt lóc trong xó nhà hay nghe đàn em tà lọt của ông ngày xưa kể chuyện những tiếng khóc não nề sáng ngày 30-04-75 của ông này thì biết thôi!


Mới nghe những lời đay nghiến Trịnh công Sơn thiên hạ có thể tưởng VietHaiTran là kẻ trung trinh không chịu bỏ chạy từng nán lại để đi chôn cất những kẻ tuẫn tiết ngày 30-04-75 như Tướng Lê văn Hưng, Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai, hay Đại Tá Phước, Trung Tá Long... rồi âm thầm phò gia đình thân nhân các vị này để cùng di tản vượt biên?...


Không biết trong ngày 30 tháng Tư cái ông VietHaiTran này và gia đình ở đâu ở VN và ông đến Mỹ bằng cách nào?! Thấy lối viết và nghe cái giọng nhi nhô lấc khấc văn tiếng Việt câu kéo ăn cắp chắp vá không đâu ra đâu, người ta cũng có thể phỏng đoán thời ấy cái ông này dám đang còn được mẹ bồng nách và táy máy nghịch ngực mẹ đòi... bú tí trong lúc thiên hạ bấn xúc xích vì chạy loạn?!


Nếu vậy thì mong ông VietHaiTran chịu khó thưa lại hai cụ xem so sánh hành động của đám tướng tá đào binh, đám bát nháo giỏi tài nói phét để chạy tội vừa kể và nhất là hành động của ông chủ đài nhà binh hay của ông nguyên thủ, khi đối đầu với địch thì cứ một mực em chả! em chả! bàn dài không thèm ngồi bàn tròn lắc đầu nguầy nguậy, cuối cùng chỉ thích nằm ọp trong gầm xe tòa đại sứ Mỹ để ra phi trường bỏ chạy mặc ai sống chết với hành động của Trịnh công Sơn thì Ai HÈN NHÁT, ÍCH KỶ HƠN AI?!


Trịnh công Sơn làm lợi cho bên kia như ông Trịnh CungVietHaiTran tố cáo đâu không thấy chứ chắc chắn là bên kia phải cám ơn hai ông Trịnh Cung và VietHaiTran đã giúp những kẻ... đại thắng mùa xuân biện minh cho hành động sang sông phụ sóng của họ từ ngày 30-04-75 đến nay!


Ông Võ văn Kiệt, ông Lê Duẩn đã chuyển nghiệp, ông Trần văn Trà đã về hưu... non. Thôi để các ông ấy yên. Nhưng những người còn sống như đang thừa hưởng thành quả chiến thắng như Trương tấn Sang, Trần bạch Đằng, Đỗ trung Hiếu... có thể vẫn còn nhớ là người ta đã đuổi anh linh của một anh hùng du kích đi chơi chỗ khác để dành tên đường cho một kẻ từng chống quyết định ngưng chiến của Mỹ, từng nằn nì Mỹ phải dùng bom nguyên tử ở Hà nội hay đánh phá đê điều ngoài Bắc, chứ mấy ai còn nhớ những bạn bè năm châu từng hết mình ủng hộ VN... những người đã tự thiêu chống chiến tranh như Nhất Chi Mai, Morrison kẻ đã tự thiêu trước Ngũ Giác Đài ngày 2-11-1965, những người từng kiên trì chống chiến tranh như qúy ông U Thant, Fulbright, McGovern, McCarthy, J.P. Sartre, B. Russell, bà S.de Beauvoir... những người bỏ mình trong các cuộc biểu tình phản chiến bị Johnson và Nixon nổi dóa đàn áp thẳng tay... thì mấy ai nhớ tới, nói gì tên đường, công viên, bia đài kỷ niệm!? Nói gì Trịnh công Sơn kẻ vì niềm đau dân tộc mà viết Gia Tài Của Mẹ, Tình Ca Người Mất Trí...


Tại sao Điện Biên Phủ lại không thể là một địa danh để hủy tráp biểu hàng như thời nhà Trần sau khi thắng Nguyên?


Tại sao Điện Biên Phủ lại không thể là một địa danh hòa giải dân tộc xóa bỏ hận thù xá tội vong nhân cởi trói cho những oan hồn đã chuyển nghiệp không thuận duyên?


Tại sao Điện Biên Phủ lại không thể là một công viên quốc tế để cám ơn bạn bè năm châu và nói lên cái tinh thần đem đại nghĩa thắng hung tàn của người Việt?


Ừa, tại sao không?!


Trịnh công Sơn là bạn thân của Tướng Lưu kim Cương. Ông Cương có đùm bọc cho Sơn trong những ngày Sơn không chịu đi quân dịch thì cũng là chuyện đương nhiên. Nhất là ông Cương không phải là đại điện chính thức của quốc gia VNCH hay cầm chìa khóa của cái tủ vàng gọi là quyền ký giấy hoãn dịch như Tướng Trần quốc Hoàn!


Ai cũng biết Trịnh công Sơn là Phật tử gộc thế mà trong bài requiem Anh Nằm Xuống cho Lưu kim Cương, Sơn đã cầu nguyện cho Lưu kim Cương... ‘Thấy bóng Thiên Đường cuối trời thênh thang...’ Những con chiên cừu đang để cho thiên hạ gõ đầu tẩy não hoán não vượt qua hàng rào tín lý nguyện cầu cho Sơn vãng sanh lạc quốc khi nghe tin Sơn chuyển nghiệp chưa hay chỉ lăm le hàng năm lôi tên Sơn ra chửi như kiểu ông thầy chạy VietHaiTran aka viethai712?! 


Cho nên không thể trách Trịnh công sơn là vong ân bội nghĩa như Hoa quốc Phong trách ông Lê Duẩn nhân chuyện ông Lê Duẩn theo Liên Xô và mở một kỷ lục vô tiền khoáng hậu nôm na mách qué đem mấy chữ Xã Hội Chủ Nghĩa vào quốc huy! Mà Hoa quốc Phong, dù vô duyên nhưng bực là phải! Bởi muốn chơi chữ và tỏ rõ tinh thần tự quyết tự cường đối với Trung Hoa thì mấy chữ Việt Nam Văn Hiến cũng đủ làm cho Hoa quốc Phong hay Đặng tiểu Bình tức ói mật rồi đâu cần phải CHXHCN lôi thôi dài dòng tốn giấy!?


Lần đầu tiên trong lịch sử lập quốc, Trung Hoa thoát cảnh đói rách một phần cũng nhờ Mỹ bỏ cấm vận để đền ơn Trung Hoa đã tiếp tay giúp Mỹ an toàn tháo chạy khỏi VN. Hoa quốc Phong đã cám ơn Mỹ bằng cách nặng lời với VN, Đặng tiểu Bình còn cám ơn Mỹ long trọng hơn bằng bài học 1979. Nhưng một lần nữa lại nhờ tay VN triệt bớt đám tàn binh Tưởng Giới Thạch bỏ lại cho Mao trạch Đông nuôi báo cô trước khi chạy ra Đài Loan!


Ai mắc nợ ai? Ai vong ân bội nghĩa?


Hồi nào tới giờ Trung Hoa nhịn ăn nhịn mặc giúp VN vì muốn dùng VN như lớp độn để bảo vệ cạnh sườn phía Nam hay sợ kẻ thù dùng VN như bàn đạp đánh Trung Hoa.


VN hình như cũng biết như vậy cho nên biết ơn thì biết nhưng VN cứ một mặt đòi Trung Hoa phải cắm mốc biên giới phân minh?! Đó là điều mà Trung Hoa chỉ chịu làm trước áp lực của Pháp và họa bát quốc liên quân trong hòa ước Thiên Tân-2 1885! Mặt khác VN lại cố lơ không làm rùm beng vụ hải đảo. Cú kêu ma ăn, vụ hải đảo mà quốc tế hóa thì ai lợi đây? Phi luật Tân, Singapore, Malaysia, Indonesia?...


Dầu khí? Nghèo mà ham! VN mà có nhiều dầu khí thật thì Mỹ đã không bỏ cuộc! Cho nên cố dựng xác chết Trịnh công Sơn dậy để theo mình chống Trung Hoa bằng mồm nếu không muốn bị tố là Ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản... thì đúng là khùng, ba trợn ba lơn?! 


Ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản... Thật không? Quốc gia nào? Pháp thấy Trung Hoa thừa nhận ngoại giao VNDCCH nên vội vàng tạo ra État du Vietnam và đẩy Bảo Đại ra làm bình phong gỡ huề?


Kẹt cái là năm 1945, Bảo Đại đã chính thức thoái vị, không thể bổn cũ soạn lại làm vua hai lần cho nên Pháp bèn mang hia đội mũ cho Bảo Đại làm Quốc Trưởng, Chef d’État, để làm trùm cái gọi là Quốc Gia Việt Nam, l’État du Vietnam. Trong quốc gia đẻ non vội vàng ấy, công thần của quốc trưởng thì gọi là công chức quốc gia, lính của quốc trưởng thì gọi là lính quốc gia mà người cầm đầu là Lê văn Tỵ , thống tướng tổng tham mưu trưởng đệ nhất cộng hòa. Nói thế khác, cầm đầu QLVNCH là một anh lính khố đỏ khố xanh!? Mấy kẻ ức Đỗ Mậu, Tôn thất Đính, Dương văn Minh thường đàm tiếu biếm nhẽ mấy ông này là khố xanh khố đỏ mà quên chuyện đó!


Để duy trì tính liên tục quyền hành, làm như không có chuyện gì xảy ra, không có chuyện Bảo Đại thoái vị, không có việc Pháp đầu hàng Nhật, không có việc thành lập VNDCH mà đại diện chính thức của Pháp đã long trọng ký tên trong Hiệp Định Sơ Bộ 06-03-1946 hay còn gọi là hiệp định Hạ Long 1946... Pháp đã tổ chức cho Bảo Đại hồi loan rầm rộ về làm quốc trưởng quốc gia VN và trả lương hồi tố cho công chức quân nhân từ khi chính quyền Pháp bị Nhật đảo chính dẹp tiệm. Lương hồi tố này gọi là Rappel, tiếng U tiếng Mỹ là Back Pay!


Có thể tìm thấy chi tiết những diễn biến từ Nhật lật đổ chính quyền thực dân, Nhật thay Pháp cai trị rồi đầu hàng, chính quyền quốc gia khai sinh từ Bảo Đại rút lui hết làm vua đến làm vua hồi loan dưới danh nghĩa quốc trưởng rồi quốc trưởng bị truất phế qua trưng cầu dân ý khai sinh đệ nhất cộng hòa, hay quân lực VNCH từ Việt Binh Đoàn, Bảo Vệ Quân hay lính bảo vệ đến lính quốc gia... v.v... trong quyển Histoire du Vietnam de 1940 à 1952 của Philippe Devillers, Ed. du Seuil Paris 1952. Đây là quyển thủ bản lịch sử về VN thời khai sinh cũng như cái gốc gác mù mờ của quốc gia VNCH khá cân bằng và dễ hiểu còn hơn cả quyển Vietnam: A History của Stanley Karnow, Century Publ. London 1983. Philippe Devillers viết đâu ra đó, rất nhiều tài liệu vì, ngoài công việc trợ bút cho tờ Le Monde, Devillers từng là tùy viên báo chí của Tướng Leclerc, thái thú cuối cùng của Pháp trên thuộc địa Đông Dương. Muốn có chi tiết về cái gọi là lá cờ quốc gia thì có thể tìm thấy trong hồi ký Một Cơn Gió Bụi của Trần trọng Kim, Vĩnh Sơn 1969. Nhưng một đấng như đức VietHaiTran aka viethai712 và bè bạn chắc không có can đảm đọc những sách đó, hoặc nếu có thì chỉ đọc bằng lỗ mũi thôi?!


Những tài liệu trên phần nào cho thấy muốn có quốc gia mà thờ, có cờ quốc gia để mà chào kính thì cũng khó mà tìm ra. Chưa kể những chuyện tréo cẳng ngỗng là thời VNCH khai sinh thường dân ăn gạo Thái Lan hay Phi luật tân, lính đi hành quân thì cơm sấy hai ngày ăn ba, ba ngày ăn năm, của Đại Hàn chứ đào đâu ra cơm quốc gia mà ăn?! Chuyện khi chào kính cờ quốc gia người ta phải hát bài Thanh Niên Ca, với chữ thanh niên sửa thành công dân, mà tác giả là một người đang theo bên kia là Lưu hữu Phước! Chuyện bên này đã dùng một bài của cũng của người bên kia để chiêu hồi người bên kia về bên này như bài Tung Cánh Chim!...


Chuyện ký sinh trùng, ai dựa vào ai để sống còn thì thật là khỏi nói. Bởi chẳng có một người lính tác chiến nào mà không nhớ là chính Mỹ đã dùng mánh lới MỘT ĐỔI MỘT để bó tay rồi giết lần giết mòn VNCH mà VNCH không kêu vào đâu được vì chính Mỹ đã thi hành Hiệp Định Paris không sai một chấm một phết!


Căn bản một đổi một đó đã vắt cạn tiềm lực, trói tay trói chân của VNCH về yểm trợ tiếp vận nên TT Thiệu đã quyết định bỏ Ban Mê Thuột, Kontum, Pleiku đem chủ lực của SĐ23BB và LĐBDQ 21 về giữ đồng bằng và ven biển trong cuộc họp thượng tầng bỏ túi tại Cam Ranh ngày 14-03-1975 với Trần thiện Khiêm, Cao văn Viên, Đặng văn Quang Phạm văn Phú. Không kể chuẩn tướng Trần Văn Cẩm, người được giao cho lập và thực hiện kế hoạch rút lui theo quốc lộ 19, hoàn toàn bí mật để đánh lạc hướng địch, bí mật đến độ ngay cả những tiểu khu trưởng hay tỉnh trưởng cũng không biết! Cho nên khi biết ra thì chỉ có cắm đầu cắm cổ chạy thôi. Hỗn loạn là ở đó.


Hậu quả chiến lược của quyết định chiến thuật đó là thế nào ai cũng biết rồi... bởi như lời Tướng Cao văn Viên khi nói về đường rút: trong lịch sử chiến tranh ở Đông Dương, chưa có lực lượng nào rút theo đường 19 mà không bị tiêu diệt…!


Lãnh đủ thảm bại chiến lược trong chiến thuật di tản Ban Mê Thuột-Kontum-Pleiku chẳng ai khác hơn là TT Dương văn Minh, kẻ cầm cờ trắng cho Mỹ thiệt thoái. Giả dụ ông Minh muốn đánh thì lấy gì mà đánh đây? Cắn và vật lộn để giữ Sàigòn như phe quốc gia chống pháo kích của Khmer Đỏ bên Nam Vang à? Hay rút về Hậu giang bên kia phà Mỹ Thuận lập chiến khu? Tiền, đạn, gạo, xăng dầu... đâu mà đánh trong khi Mỹ đã bỏ cuộc?


Xét về những điều vừa nói thì việc tố cáo Trịnh công sơn là hèn nhát, ký sinh trùng, phản bội, ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản thì hình như chỉ có cỡ ông thầy chạy VietHaiTran aka viethai712 là dám mạnh miệng thôi?


Mới đây, Lữ Giang Nguyễn Cần đã vớ phải của ói ra của VietHaiTran aka viethai712 nên tố Tướng Dương văn Minh ăn hớt số vàng tịch thu của Bảy Viễn mà không chịu thưa trình cụ, ông cố vấn và đức tổng của Lữ Giang. Lại vàng!


Tháng Tư sang năm không khéo thiên hạ lại nghe cái ông thẩm phán này ngứa miệng điều tra điều trẻ về chuyện ông Minh tịch thu vàng của Ba Cụt mà không trình?! Nhưng có chuyện này thì phải hỏi Lâm lễ Trinh, người đã ngồi lên án tử hình và đích thân chứng kiến cảnh chặt đầu và hỏa thiêu Ba Cụt rồi đem tro cốt Ba Cụt vứt xuống sông trôi hết cho tín đồ Hòa Hảo khỏi nhớ. Gì chứ chuyện vàng bạc thì làm sao qua mặt ông Lâm lễ Trinh được?!


Cái tài phán xét lịch sử của thẩm phán Lữ Giang Nguyễn Cần này hình như rất nổi tiếng từ lâu... như chuyện Tướng Minh với vàng Bình Xuyên thì ông quan tòa này dựa vào lý chứng của hai người là Tướng Thi và Đại Tá Y để luận tội.


Mặc dù đã thừa nhận rằng hai lý chứng đó có nhiều điểm khác [sic] nhau nhưng ông vẫn tin rằng [sic] Tướng Minh có tội chấm mút vàng Bình Xuyên! Lữ Giang TIN và Lữ Giang KẾT TỘI thì Tướng Minh chỉ có nước chết thôi. Như ngày xưa Ba Cụt vậy đó! Không hiểu sao mà ông thẩm phán này lại không chịu tới luôn để ví von là Tổng Thống Dương văn Minh đã lấy vàng của Bảy Viễn để không chịu tử thủ Dinh Độc Lập ngày 30-04-75 nên VNCH mới chết?!


Kẻ thất trận chưa hoàn hồn đau cay mà bàn chuyện lịch sử thì cũng như ếch ngồi giếng loạn nhìn trăng sao. Dù sao Lữ Giang Nguyễn Cần vẫn còn liêm sĩ của trí thức. Chỉ cần ông chịu khó suy và can đảm nghĩ chút nữa như khi ông nhắm mắt đoạn lìa Saigòn Nhỏ mấy tháng trước đây hay khi ông viết những bài như Thiếu Think Tank để đạp đổ nồi phở Việt Tân, Hànội Sắp Hành Động, hay Anh Hai Cán Bộ...


Lữ Giang Nguyễn Cần nhắc tôi nhớ đến Phạm Duy. Có một thời Phạm Duy có vẻ gần gũi với cái lực lượng bình định bằng ám sát của bộ ba Colby-Komer- Nguyễn đức Thắng dưới cái tên Phượng Hoàng-XDNT. Khó chịu thật! Nhưng tôi không bao giờ mất lòng tin vào tình tự dân tộc nơi anh kể từ khi tôi được nghe bài Người Về hay Lời Mẹ Dặn phổ nhạc thơ Phùng Quán của Phạm Duy.


Bài Người Về hình như được tái bản có những câu như: 


Mẹ ơi, mẹ ơi, chuông chùa nào la đà
Nhớ tới, nhớ tới những linh hồn vắng nhà
Một vòng hương trắng xóa

Tình người trong thương nhớ


Đã vòng hương trắng xóa lại còn chuông chùa nào la đà trong một thời kỳ mà tín ngưỡng trở thành động lực dẹp bàn thờ tổ tiên ông bà và cần câu câu cơm gạo và danh chức đúng chóc Phạm Duy có máu kẻ sĩ đến độ gàn hết thuốc chữa! Tại sao lại không phải là ánh nến, chuông nhà thờ?! có phải chắc ăn không?! Băn khoăn đó chỉ giảm bớt đi khi tôi nghe bản Lời Mẹ Dặn phổ nhạc thơ Phùng Quán với những câu như:


Người làm xiếc đi dây rất khó
Nhưng không khó bằng làm một nhà văn
Muốn trọn đời đi mãi không ngưng
Trên con đường của lòng chân thật.
Tôi muốn làm nhà văn chân thật, chân thật trọn đời
Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã
Giấy bút tôi, ai cướp giật đi
Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá

Chân thật! Có lòng! Đởm lược!... của một trí thức, một kẻ sĩ. Tôi nghĩ Lữ Giang Nguyễn Cần đôi khi cũng nhớ mật ngữ ấy dù mật ngữ ấy có thể làm ông trở thành một con chiên khác màu lông trong đàn chiên cừu. 

Trịnh công Sơn cũng đã không quên mật ngữ ấy khi viết Gia Tài Của Mẹ và Tình Ca Của Người Mất Trí... Hay khi lên đài Sàigòn hát bài Nối Vòng Tay Lớn ngày 30-04-75. 

Dân tộc này còn có chút hy vọng nhận nhau như đồng bào anh em hay không điều ấy còn tùy những kẻ can đảm không quên mật ngữ ấy và chấp nhận sống với mật ngữ ấy. 

Tiếng súng đã im, máu đã thôi chảy hơn một phần tư thế kỷ rồi mà còn thâm thù, còn tranh nhau ai thắng ai bại và tại sao, còn hận còn đòi ăn tươi nuốt sống nhau thì ê quá! Phải không Trịnh công Sơn ơi?! 

Hoàng Nguyên Nhuận
Trại Đỗ Quyên 30-04-2009

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 95582)
C on gái lớn của chúng tôi lấy chồng đã nhiều năm, có hai con. Ông bà thông gia theo đạo Phật. Ông là cư sĩ của một đạo tràng và ăn chay trường từ mấy chục năm qua. Vốn là một dược sĩ, nhưng ông lại nghiên cứu về đạo Phật và có bằng cử nhân Phật Học của trường đại học Vạn Hạnh, Saigon. Kỳ nào có ông đến giảng pháp lý là được nhiều người đến đón nghe. Chúng tôi không phải Phật tử thuần thành, nhưng mỗi năm cũng đi chùa mươi lần và ít khi bỏ lễ Giao Thừa trong đêm trừ tịch.
31 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 101465)
T ôi sinh năm 1991 — năm Liên Xô tan rã, người bố quân nhân oai hùng của tôi phải rời quân ngũ vì có người thân vượt biên, hoen ố lí lịch trong sạch mấy đời bần nông của gia đình.
31 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 118590)
(tưởng niệm nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang) đ à lạt của một thời mệt nhọc một thời chiến tranh đi qua tuổi trẻ việt nam những đêm thức trắng
31 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 93314)
L ời tác giả : Viết Ký ức Hà Nội, tôi xem như là một sự đối thoại với Hà Nội, ba mươi sáu phố phường của chị Ban Mai. Cái nhìn của tác giả Ban Mai là của một người phương Nam về Hà Nội với nhiều suy nghĩ và ưu tư. Còn tôi, là cái nhìn của một người trẻ đã từng sống và học tập ở đây...
28 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 103061)
T ôi và nhà thơ Trần Hữu Dũng hiện lưu giữ khoảng 200 số tạp chí Văn, nói không phải “khoe”, đó là một số lượng không phải nhỏ. Có người gạ mua với giá cao, nhưng tôi không bán, bạn tôi tiến sỹ khảo cổ Nguyễn Thị Hậu yêu đồ cổ nói bán làm gì; dĩ nhiên có thể copy lại để lưu giữ, tuy vậy đọc bản chính vẫn sướng hơn.
28 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 125267)
Đ ời sống có khoảng nào cho riêng em Cho chiều nắng dịu dàng như lụa Tất cả lấp lánh sáng Tranh vẽ cũng cần màu nóng màu lạnh Em chọn màu bí ẩn mộng mơ...
28 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 96035)
N hạc sĩ Nguyễn Đức Quang, một trong những người sáng lập Phong Trào Du Ca Việt Nam hồi thập niên 1960, vừa qua đời lúc 4 giờ sáng ngày 27 tháng 3 nhật tại California, Hoa Kỳ, thọ 68 tuổi.
26 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 81939)
M ỗi lần trước khi trở lại miền Trung, điều tôi thường hỏi: ngoài đó bây giờ mưa hay nắng. Lần này cũng thế, người em tôi vừa từ Huế trở về sau hai mươi ngày công tác nói: trời đang nắng và thành phố đầy hoa phượng, hoa sen. Bây giờ ngoài đó mùa hè và tôi nhớ tới không khí oi bức trong những chuyến đi cũ vào những thời gian đầu mùa hè: hoa phượng đỏ trên những ngọn cây, hoa sen nở đầy trong hồ Tĩnh Tâm, chung quanh trường thành, những trái nhãn nhỏ sai trên ngọn cây trong Thành nội.
26 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 95171)
G he chòng chành giữa dòng nước, tôi sợ hãi ngồi bám chặt mạn thuyền, mắt láo liên nhìn trời đêm sáng lờ mờ ánh trăng mười chín. Chúng tôi ngồi dồn đống trong khoang thuyền. Hai tên đàn ông to người chèo ghe gõ nhẹ trên mui báo hiệu đã đến nơi tạm an toàn, chúng tôi có thể cử động đôi chút. Người chèo mũi vén tấm lá che mui nhìn vào.
26 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 85952)
C húng tôi tới thị xã Cẩm Phả vào hồi mười giờ sáng. Một cơn mưa bất thường ập xuống, làm như trời cũng cảm được lòng người, nhỏ những giọt nước mắt của trời để làm chất xúc tác cho những giọt nước mắt của người có dịp tuôn trào.