- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

VĨNH BIỆT NHÀ THƠ, NHÀ VĂN HOÀI ZIANG DUY

17 Tháng Sáu 20221:34 SA(Xem: 7872)


PHÂN ƯU

Nhận được tin buồn

 
Hoài Ziang Duy

Nhà thơ-Nhà văn Hoài Ziang Duy
Sinh năm 1948 tại Châu Đốc- Việt Nam
Tạ thế ngày 1 tháng 6 năm 2022 - tại tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ
 Hưởng thọ 75 tuổi
  
Xin chân thành chia buồn cùng Tang Quyến.
 
Nguyện cầu Hương Linh Nhà thơ, Nhà văn Hoài Ziang Duy  sớm tiêu diêu nơi cõi vĩnh hằng.
 
 
 Tạp Chí Hợp-Lưu và Văn Thi Hữu
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU


-----------------------------------------

 

Thơ Hoài Ziang Duy
CHỊ

 

Chị ạ mai nầy em mới khóc

Bởi lòng đau đâu viết nổi câu nào

Chỉ thấy chia xa trời cô độc

Chôn hết một đời thương nhớ nhau

 

Năm xưa con nước thời thơ ấu

Chị trải lòng son một khoảng không

Theo áng mây trôi chim vẫn đậu

Đâu phải sang sông mới nặng lòng

 

Em nhớ mỗi lần qua hẻm nhỏ

Chị đứng, chị ngồi, đưa đón trông

Đâu khác tuổi thơ em đứng đợi

Bâng khuâng nhân nghĩa chảy xuôi giòng

 

Em về sống lại nơi cảnh cũ

Chỗ trú bây giờ lạnh bóng câu

Thôi thế là thôi tình ấp ủ

Vỡ bóng trăng tan rụng xuống cầu

 

Ở chốn đi về theo cát bụi

Tưởng chừng chị ngủ giấc chiêm bao

Trần gian thao thức đêm chờ sáng

Đợi tiếng chân khua đón chị vào

 

Chị ạ bây giờ em mới khóc

Chị khóc dùm em sông nước trôi

Như thể đùm nhau tình khổ nhọc

Một nén hương thơm lạnh chỗ ngồi

 

HOÀI ZIANG DUY

 

 

CHUNG MỘT NỖI NIỀM

 

 

Anh viết cho em bài thơ viết ngược
Bởi đời đâu như nước chảy xuôi dòng
Năm có qua, ngày thời như chiếc lá
Buồn nào hơn cô độc buổi tàn đông

 

Ta yêu em, một thời yêu khổ nhọc
Ở một đời chăn gối chiến tranh qua
Khi ngó lại mối duyên tình tơ tóc
Làm sao quên tuổi nhỏ ở quê nhà

 

Em áo trắng, màu sân trường nhạt nắng
Hồn trinh nguyên phượng nở nụ hôn đầu
Lúc ngây thơ trốn tình chưa kịp bắt
Buồn chi theo mưa nắng bước qua cầu

 

Ai dan díu một muà xuân nhẹ bước
Yêu là thương cho lấy phút cận kề
Một cánh hoa một mùi hương buổi trước
Thời chiến chinh đâu chắc thấy người về

 

Rồi chiều nay gặp lại người năm cũ
Bạn và tôi chung áo trận phai màu
Phố thân quen hay chiến hào mưa lũ
Hát rong đời vơi lấy nỗi niềm đau

 

Tiếng anh ca như thể lời vô vọng
Buồn bâng khuâng nhen nhúm thấy lại mình
Ôm quá khứ trải dài không thấy bóng
Nói chi bằng, thà sống với lặng thinh

 

Khi biết qua, nhận ra người trước mặt
Có thấy gì, ngoài một buổi tàn binh
Thân ở lại phận hèn theo đôi mắt
Đổi lời ca, mù sống với ân tình

 

Bạn hỏi thăm mối tình em chân thật
Tôi ngại ngùng, về cuộc chiến buông trôi
Nhắc về em một chân trời xa mất
Ngậm ngùi thương tình lỡ ở cuối đời

 

Anh nói lấy cùng tôi
Chừng như lời uất nghẹn
Ba mươi năm nhìn lại
Một phận đời đã luống

Chia dùm nửa vầng trăng
Cho những người nằm xuống

Đôi khi chợt nhớ thời xưa cũ
Một chiến trường xưa nay đã xa

Một cõi buồn chung như mất hút
Sao nghe đau xót dấu lệ nhòa

 

HOÀI ZIANG DUY

 

 

THÁNG TƯ CÒN CÓ NỖI BUỒN

 

Buồn dùm tôi mỗi năm một tháng tư
Tháng tư đau cả một miền đất nước
Máu xương khô vất bên đường xuôi ngược
Hành phương Nam tang trắng quấn xuôi dòng

Tiếng kêu thương tựa sóng gầm biển động
Núi rừng sâu mưa mất hút lạc loài
Súng tay buông, lòng còn như níu lại
Ngóng bên trời cùng khắp những oan khiên

Nửa miếng cơm dở chừng ta khấn nguyện
Hồn linh thiêng theo mấy ải đèo bồng
Nợ núi sông, đường còn xa trước mặt
Đời chỉ như hơi thở ngắn sau cùng

Đêm là đêm cầu giấc ngủ mông lung
Đêm như thể đổi ban ngày trận địa
Mắt trẻ thơ mở trừng theo tiếng pháo
Bao vong hồn vất vưỡng những vì sao

Đường giang sơn tô đậm nét máu đào
Ai chấm phá bức tranh màu ly tán?
Những đóa hoa nở trên đầu lửa đạn
Sao nguội lòng từng giọt chảy trăm năm ?

Đã lâu lắm một mùa tang sâu thẳm
Vọng bên lòng buồn cố xứ quẩn quanh
Người là Em? Những mồ hoang cô quạnh
Biết tìm đâu mẩu đất máu tạ từ


Nhớ dùm tôi mỗi năm một tháng tư
Tháng tư đau mối tình ta vĩnh biệt
Đời phù vân, Anh làm mây thua thiệt
Thời Nam Mô, lòng lắng dựa trăng rằm

HOÀI ZIANG DUY

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 86710)
Đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, Ngô Thế Vinh còn là một sinh viên y khoa, đảm nhiệm chức vụ chủ bút cho tạp chí Tình Thương, tờ báo của những người sinh viên áo trắng. Trong thời gian này tôi là một sĩ quan rất trẻ của QLVNCH. Cả Ngô Thế Vinh và tôi bị cuốn vào một biến động làm rung chuyển rừng núi Tây Nguyên: vụ nổi loạn đòi tự trị của những sắc tộc thiểu số, mà báo chí thời đó gọi là FULRO.
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 89583)
...Chết tuy biết vì sao mình chết, do đâu mình chết mà không làm gì được. Chết một lần dưới làn đạn Tây dương. Chết thêm một lần về tinh thần bởi lòng trung bị khủng hoảng, bị phản bội, ấy là thời đại của những con người như Hoàng Diệu, ấy là những anh hùng cứu nước như Hoàng Diệu...
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 75355)
Hợp Lưu 112 Xuân Tân Mão 2011 , đến với bạn đọc và văn hữu khắp nơi trong tiết trời lạnh hơn mọi năm. Một năm đã trôi qua với bao biến động trên thế giới ngày nay, và cũng là một năm có nhiều đổi thay nơi quê nhà. Dù đang ở nơi nào, tâm hồn người Việt vẫn luôn hướng về; mong mỏi đổi mới, cải thiện cho một xã hội tốt đẹp hơn. Mùa Xuân là biểu hiệu của khởi đầu và hy vọng, cũng là dịp cho chúng ta suy gẫm và nhìn lại một năm đã qua.
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 103379)
...Tôi đến Trường Chu Văn An trên đường Thụy Khuê, vào phía sau sân trường tìm bãi cỏ nhìn qua Hồ Tây để nhớ đến nụ hôn đầu tiên Kiên bỡ ngỡ đặt lên môi Phương trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Bãi cỏ xanh mướt ngập đầu lưu giữ tình yêu đầu tiên của Kiên không còn nữa. Nếu giờ đây, Phương cũng đã đi nước ngoài và lấy chồng ngoại quốc, nụ hôn của Kiên trao cho Phương, chính tôi nhận và giữ hộ...
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 86819)
Larsson lìa đời trước khi đứa con tinh thần, bộ tiểu thuyết thuộc loại trinh thám, Millennium Trilogy, gồm ba cuốn, mà ông đã viết vào mỗi tối như một trò giải trí cho thần kinh bớt căng thẳng, ra đời sáu tháng sau khi ông ký giao kèo với một nhà xuất bản Thụy Điển, Norstedts Förlag, nhà xuất bản thứ hai Larsson liên lạc và ký giao kèo, sau khi gửi cho một nhà xuất bản thứ nhất tới hai lần mà gói sách không hề được mở ra.
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 92323)
Gần hai chục năm sau biến cố 30 tháng Tư 1975, chúng tôi có cái hân hạnh được Công đoàn bảo hiểm Pháp ( Fédération Française des Sociétés d’Assurance ), qua thỏa ước với Bộ Tài chánh CHXHCNVN, gởi về nước cùng với một số nhà giáo Pháp giảng dạy bộ môn Bảo hiểm còn mới này trong trường Đại học Tài chính và Kế toán Hà nội - nay trường đã lột xác trở thành Học viện Tài chính.
14 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 108937)
Về đi thôi nhật ký ngày chân đất Gốc đa già bà kể lá bùa yêu Em ôm giấc thị thành nửa mùa cổ tích Hỏi gió trời sao giấu lá bùa yêu 
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 84046)
Phụ Chú: 1. Thuật ngữ Việt Nam hoá [Vietnamization] được dùng để mô tả những diễn biến thu nhập và thực thi những biến đổi xã hội, kinh tế, văn hoá và chính trị do chế độ bảo hộ Pháp cưỡng bách áp đặt từ 1861 tới 1945, sau khi chế độ thực dân Pháp bị soi mòn dần từ năm 1940-1941 rồi cuối cùng bị xóa bỏ từ tháng 3/1945. Dù trong Anh ngữ, từ này còn một hàm ý khác — như chính sách Việt nam hóa cuộc chiến tranh Việt Nam của Liên bang Mỹ (1964-1973) — chúng tôi nghĩ thuật ngữ Việt Nam hoá chính xác hơn Việt hóa [Vietism hay Vietnamism].
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 83104)
III. ĐOẠN KẾT KHỦNG HOẢNG Trong tháng 8, Việt Nam trải qua một giai đoạn đầy biến động, trên bối cảnh chính trị quốc tế. Một mặt, phe Đồng Minh bắt đầu thực thi các kế hoạch hậu chiến đối với Việt Nam, từ giải giới quân Nhật tới chia chác vùng ảnh hưởng; mặt khác, ngay tại Đông Dương, người Nhật bị tê liệt không những chỉ vì lệnh đầu hàng đột ngột vô điều kiện mà còn vì viễn ảnh bị Đồng Minh trừng phạt. Với người Việt, các quan tướng Nhật bị phân chia theo yếu tố tâm lý và ý thức hệ.
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 75434)
II. CHÍNH PHỦ TRẦN TRỌNG KIM (17/4 - 25/8/1945) Mặc dù chính phủ Trần Trọng Kim chỉ là một thứ “tai nạn lịch sử,” được khai sinh do nhu cầu quân sự của Nhật, chính phủ được Nhật bảo trợ này soi sáng mặt trái của đồng tiền cách mạng 1945 tại Việt Nam, mà cho tới năm 2010 còn bị che phủ bởi đủ loại tài liệu tuyên truyền.