- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ—CHIẾC CẦU NỐI KẾT THẾ HỆ

18 Tháng Ba 202210:50 CH(Xem: 7150)

GIỚI THIỆU SÁCH   

 

NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ—CHIẾC CẦU   

NỐI KẾT THẾ HỆ   

 

Trần C. Trí   

 

Ngon Ngu Va Van Hoa 

Cuốn To Our Grand Children with Love độc đáo ở chỗ là người cầm nó trên tay không phải là một độc giả mà chính là đồng tác giả với hai vị chấp bút: Giáo sư tiến sĩ Nguyễn-Lâm KimOanh và luật sư tiến sĩ Lưu Nguyễn Đạt. Vì thế, đây không phải là một “cuốn sách” theo định nghĩa, hình thức và nội dung thông thường. Tiểu đề của tập sách này cho thấy đây là một “công trình”, một sự hợp tác giữa thế hệ ông bà và thế hệ các cháu, bắt đầu từ ông bà, những người từng sống qua nhiều chặng đường lịch sử và địa lý, muốn kết nối với thế hệ Việt Nam trẻ, sinh trưởng và lớn lên ở Hoa Kỳ.

Với chữ “Love” trang trọng nằm trong nhan đề, hai tác giả đặc biệt nhấn mạnh rằng tình yêu thương chính là động lực và nền tảng của công trình có một không hai này. Người viết bài này chưa đến giai đoạn có cháu như nhị vị tác giả, nhưng qua những quan sát và suy nghiệm về quan hệ giữa ông bà và các cháu từ những người thân và bạn bè, có thể nhận thấy tình thương của ông bà đối với các cháu đặc biệt, sâu xa hơn cả tình thương yêu dành cho con cái của mình. Điều này cũng dễ hiểu. Lúc làm cha mẹ, chúng ta còn trẻ, vừa bận bịu với con cái, lo toan cho gia đình, vừa phải tạo dựng sự nghiệp, nên tình thương, sự chăm lo và dạy dỗ của chúng ta đối với con cái ít nhiều cũng bị giới hạn ở một số phương diện. Lúc trở thành ông bà, tình thương của chúng ta dành cho các cháu “thuần tuý” hơn, không bị những yếu tố khác chi phối hay tác động đến. Tuy cách xa nhau về thế hệ, ông bà và các cháu lại cảm thấy gần gũi nhau hơn là giữa cha mẹ với con cái, nhất là về mặt thương yêu và sự cảm thông.

Tinh hoa của tập sách này dựa trên mối quan hệ đầy ý nghĩa đó. Đặc biệt hơn nữa, hai đồng tác giả—GS Nguyễn-Lâm KimOanh và LS Lưu Nguyễn Đạt—là “bà” và “ông” thuộc hai độ tuổi suýt soát hai thế hệ khác nhau. Nhìn qua một lượt hình thức và nội dung của tập sách, chúng ta có thể hình dung ra ngay, đây là một sự hợp tác gần như hoàn hảo, qua đó, “bà trẻ” và “ông lớn” đã trao đổi với nhau những quan điểm, kiến thức, chuyên môn và kinh nghiệm của riêng mình, để cùng hoà chung vào tổng thể của công trình.

Tập sách với sáng kiến độc đáo này, một khi đã vào tay của người sở hữu nó, lập tức trở thành một vật thể hết sức cá nhân, riêng tư, rộng mở cho biết bao điều, bao tâm sự, bao gởi gấm, bao đón nhận giữa ông bà và các cháu. Bố cục của tập sách có một thứ tự vừa hợp lý, vừa hợp tình. Các mục chính được sắp xếp dựa trên nhiều chủ đề khác nhau: lịch sử, địa lý, cá nhân, gia đình, xã hội, đạo đức, văn hoá, giáo dục, nghề nghiệp, tài năng, giải trí và kỳ vọng. Sợi dây nối kết tất cả những chủ đề trên là chuỗi thời gian liên tục: quá khứ, hiện tại và tương lai, và một không gian liên tục: Việt Nam, (trại tỵ nạn) và Hoa Kỳ.

Tập sách được trình bày theo kiểu khuôn mẫu, vừa có nội dung cụ thể cho từng chủ đề, vừa có những trang hay mục để trống cho người dùng viết hay điền vào. Như thế, “cuốn sách” này đã thoát ra khỏi thông lệ của tất cả những cuốn sách khác, trong đó không có “người đọc” thuần tuý và thụ động, mà chỉ có người “hấp thụ” những gợi ý của hai tác giả, đồng thời là người “tham gia” tích cực vào công trình thú vị này. Chẳng hạn như chỗ trống để ông bà viết thư cho các cháu, chỗ trống để các cháu ghi chú những gì học hỏi được từ các chi tiết trong tập sách theo từng chủ đề, chỗ trống để dán hình ảnh cá nhân, gia đình hay bạn bè, chỗ trống để ông bà hay các cháu ghi lại cảm xúc hay tâm tình đối với từng chủ đề, v.v. Việc tham gia này, vì thế, không phải là một tiến trình máy móc, cứng nhắc, mà là một công việc đầy hứng thú, bởi nó đặt nền tảng trên sự hiểu biết, trên cảm xúc cá nhân và trên nhiều mối yêu thương hoà quyện vào nhau: tình gia đình, tình bằng hữu, lòng ái quốc và tình yêu thương nhân loại.

Hình thức của tập sách khá phong phú. Sách được bọc bìa cứng với hình ảnh đầy ý nghĩa. Bên trong, cạnh những dữ kiện liệt kê rõ ràng trên mỗi trang giấy cho thế hệ trẻ tìm hiểu về nguồn cội, còn có các bức minh hoạ, hình ảnh, bản đồ, kể cả những hình vẽ nét đủ dạng khác nhau để người tham gia ghi vào trong đó những cảm nghĩ hay nhận xét về một vấn đề gì một cách ngắn gọn, hàm súc. Các trang sách được trình bày rõ ràng, kèm theo các lời hướng dẫn ngắn để người dùng hiểu rõ cần làm những gì trong các phần để trống. Sách được in nhiều màu, tạo thêm phần thoải mái và hứng thú trong khi sử dụng.

Tất nhiên, ngôn ngữ đóng một vai trò quan trọng trong việc làm chiếc cầu nối giữa ông bà và các cháu. Đây là một tập sách song ngữ, trong đó tiếng Anh chiếm phần lớn vì đối tượng tiếp nhận và đóng góp chính là thế hệ trẻ gốc Việt, sinh ra và lớn lên ở Hoa Kỳ. Nhưng không vì thế mà tiếng Việt không có một chỗ đứng nhất định và có ý nghĩa trong công trình này. GS Nguyễn-Lâm KimOanh và LS Lưu Nguyễn Đạt đã khéo léo lồng phần tiếng Việt vào phần Anh ngữ dưới nhiều hình thức khác nhau: khi thì dùng từ ngữ Anh-Việt song song trong các tiêu đề, khi thì để phần tiếng Việt ở trên, bên dưới là phần dịch qua tiếng Anh, có lúc lại chủ ý chỉ để phần tiếng Việt cho các cháu tự tìm hiểu, tra cứu qua Anh ngữ.

Đặc biệt, có rất nhiều ca dao, tục ngữ tiếng Việt trong công trình. Đây là một điểm son của tập sách, qua đó các cháu có thể bước vào kho tàng văn hoá của dân tộc, học hỏi và trân quý những kinh nghiệm, tâm tình, lời dạy dỗ của bậc tiền nhân. Các cháu sẽ có cơ hội so sánh và đối chiếu nhiều câu tục ngữ Việt Nam với tục ngữ Anh, Mỹ để biết giá trị nhân bản của dân tộc Việt Nam nói riêng và nhân loại nói chung.

Cũng vì lý do đó mà tập sách không chỉ giới hạn trong tất cả những gì thuần tuý Việt Nam như truyền thống dân tộc, ẩm thực, văn hoá, v.v. mà còn mở rộng cánh cửa ra thế giới bên ngoài cho các cháu, qua các gương thành công của người Việt lẫn người thuộc nhiều quốc tịch khác, qua những câu danh ngôn bằng tiếng Anh, qua các hình ảnh của nhiều danh lam thắng cảnh trên thế giới. Có như vậy, các cháu mới được thấm nhuần, không những là tình yêu gia đình và đất nước Việt Nam, mà còn là tình yêu đối với Hoa Kỳ là quê hương của các cháu, và cả tình yêu đối với nhân loại, khi ngày nay thế giới đã trở thành một “ngôi làng nhỏ”, cùng sống, cùng tranh đấu, cùng đau khổ và hạnh phúc với nhau. Cuộc chiến tranh đang diễn ra ở Ukraine vì lực lượng xâm lược Nga đã cho thấy ngày nay, thế giới đã thu nhỏ lại đến chừng nào. Những gì đang xảy ra ở Kyiv cũng đang mang lại ít nhiều hệ luỵ cho phần còn lại của thế giới. Những trăn trở, đau xót, cảm thông và hành động của chúng ta đối với nạn nhân chiến tranh ở Ukraine là lời minh chứng mạnh mẽ cho câu tục ngữ Việt Nam “Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ”.

Xin hân hạnh giới thiệu tập sách–công trình To Our Grandchildren with Love của GS/TS Nguyễn-Lâm KimOanh và LS/TS Lưu Nguyễn Đạt. Với công trình này, một khi tất cả các trang giấy đã được ghi chép đầy đủ, cộng thêm các hình ảnh sống động của ba hay bốn thế hệ lưu giữ vào đó, tập sách đã nghiễm nhiên trở thành món gia bảo độc nhất vô nhị, để chắt chiu và lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Để biết thêm chi tiết, độc giả có thể liên lạc với hai tác giả qua địa chỉ email grandparentBP@gmail.comĐẶT MUA SÁCH TRÊN AMAZON TẠI ĐÂY.


Trần C. Trí
 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 99189)
LTS: "Nhà Có Cửa Khoá Trái" là truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Trần Thị Ngh. trước 1975 của nền văn học Miền Nam. Sau mấy thập niên, đọc lại, truyện vẫn rất mới, gần gũi như khí hậu của Việt Nam. Hợp Lưu trân trọng mời quí độc giả và văn hữu vào thăm "Nhà Có Cửa Khoá Trái" của Trần Thi Ngh.
26 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 113598)
Và thuở ấy chuyện lũ gà cổ tích Trò ú tim thú vị đến không ngờ Ai có biết về sau viên ngói vỡ Mây lỡ thì vẫn sấp ngửa trong thơ.
22 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 89692)
...Câu nói đó là một định mệnh. Tôi gọi định mệnh là hệ quả của một chuỗi liên tục những điều bất ngờ nhỏ dẫn đến một thay đổi đột ngột thật lớn. Chuỗi liên tục bắt đầu từ việc nhóm Hợp Lưu chọn chủ đề Yêu, bắt sang việc họ rủ rê tôi khá muộn màng, kéo theo việc tôi nhận lời tham dự trong khi tôi có toàn quyền từ chối. Chuỗi liên tục lại tiếp nối với chuyện tôi và anh cùng có mặt ở Coffee Factory sáng nay, rồi tình cờ anh ngồi cạnh tôi...
20 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 108726)
sau những đụn cát những làng mạc sát biển gió muối đang đánh phới trắng biển rộng rãi xanh muối chát đậm và những lượn sóng thăm thẳm kỳ cùng đang sắp bay lên trên đầu những chiếc mái lá, những căn nhà rông, những vạch chữ đã vạch bằng que ổi những hạt cát cắt rát
20 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 108709)
những đợt sóng xô đẩy khi gần tới bờ liền nắm tay nhau không có giá trị nào theo phép đo lường biển choàng ôm một thực thể trinh nguyên thể hiện tình yêu tuyệt đối với đất không cần phải xác tín về điều thiêng liêng và huyền thoại
20 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 83141)
“Giấc” là tập thơ đầu tay của tác giả Lữ thị Mai. Nó - tập thơ đã nhắc với tôi rằng: Cuộc sống quanh chúng ta được bao bọc bởi hình ảnh. Chúng ta cần nó như cần ánh sáng để nhìn, không khí để thở. Hình ảnh chính là sự sống phản ánh vào trong con mắt ta, đó là một nguồn thông tin quý báu và cần thiết trong cuộc sống.
20 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 92695)
Thử hình dung một con tàu đang rẽ sóng…Du khách tụ họp trên boong ngắm biển ngắm trời, thay phiên chụp những pô hình solo hay tập thể trên cái nền lô nhô đảo nhỏ đảo to dưới bầu trời đang bừng sáng vì vầng dương vừa lấn được mấy lớp mây mù để phết nhanh lên mặt nước từng mảng rộng đủ các cung bậc của màu lam.
20 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 94075)
...Người khách đầu tiên tìm đến là một gã đàn ông lùn tè lùn tẹt, gã hỏi mẹ chị đi ”tàu nhanh” giá bao nhiêu? Mẹ chị ngớ người không hiểu, hỏi lại gã tàu nhanh là gì? Gã văng tục:” Đ... mẹ, làm đĩ mà không biết tàu nhanh!”. Mẹ chị nói với gã lần đầu tiên đi bán mình nên chưa biết, gã giảng giải cho mẹ chị, đi tàu nhanh nghĩa là “làm” một cái thôi, giống như ăn bánh trả tiền, còn đi” tàu chậm” là qua đêm, “làm” bao nhiêu cái thì “làm”...
20 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 113326)
đêm phố cổ tạ ơn một nàng thơ cuối cùng vẫn còn biết giật mình trước mắt đêm chai lì như mắt loài chuột cống
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 87349)
“Theo Trần Trọng Kim nhận rằng thơ là của Lý Thường Kiệt. Nhưng nói chắc là Thường Kiệt làm được thơ thì không có gì làm bằng cứ”[15]. Sau này, Bùi Văn Nguyên phân tích các cứ liệu và đoán định rằng: “Như vậy tác giả bài thơ “thần” này là khuyết danh”[16]. Bùi Duy Tân tiếp tục hướng này và chủ trương rằng “bài thơ này nên để khuyết danh tác giả”[17]...