- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ—CHIẾC CẦU NỐI KẾT THẾ HỆ

18 Tháng Ba 202210:50 CH(Xem: 7627)

GIỚI THIỆU SÁCH   

 

NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ—CHIẾC CẦU   

NỐI KẾT THẾ HỆ   

 

Trần C. Trí   

 

Ngon Ngu Va Van Hoa 

Cuốn To Our Grand Children with Love độc đáo ở chỗ là người cầm nó trên tay không phải là một độc giả mà chính là đồng tác giả với hai vị chấp bút: Giáo sư tiến sĩ Nguyễn-Lâm KimOanh và luật sư tiến sĩ Lưu Nguyễn Đạt. Vì thế, đây không phải là một “cuốn sách” theo định nghĩa, hình thức và nội dung thông thường. Tiểu đề của tập sách này cho thấy đây là một “công trình”, một sự hợp tác giữa thế hệ ông bà và thế hệ các cháu, bắt đầu từ ông bà, những người từng sống qua nhiều chặng đường lịch sử và địa lý, muốn kết nối với thế hệ Việt Nam trẻ, sinh trưởng và lớn lên ở Hoa Kỳ.

Với chữ “Love” trang trọng nằm trong nhan đề, hai tác giả đặc biệt nhấn mạnh rằng tình yêu thương chính là động lực và nền tảng của công trình có một không hai này. Người viết bài này chưa đến giai đoạn có cháu như nhị vị tác giả, nhưng qua những quan sát và suy nghiệm về quan hệ giữa ông bà và các cháu từ những người thân và bạn bè, có thể nhận thấy tình thương của ông bà đối với các cháu đặc biệt, sâu xa hơn cả tình thương yêu dành cho con cái của mình. Điều này cũng dễ hiểu. Lúc làm cha mẹ, chúng ta còn trẻ, vừa bận bịu với con cái, lo toan cho gia đình, vừa phải tạo dựng sự nghiệp, nên tình thương, sự chăm lo và dạy dỗ của chúng ta đối với con cái ít nhiều cũng bị giới hạn ở một số phương diện. Lúc trở thành ông bà, tình thương của chúng ta dành cho các cháu “thuần tuý” hơn, không bị những yếu tố khác chi phối hay tác động đến. Tuy cách xa nhau về thế hệ, ông bà và các cháu lại cảm thấy gần gũi nhau hơn là giữa cha mẹ với con cái, nhất là về mặt thương yêu và sự cảm thông.

Tinh hoa của tập sách này dựa trên mối quan hệ đầy ý nghĩa đó. Đặc biệt hơn nữa, hai đồng tác giả—GS Nguyễn-Lâm KimOanh và LS Lưu Nguyễn Đạt—là “bà” và “ông” thuộc hai độ tuổi suýt soát hai thế hệ khác nhau. Nhìn qua một lượt hình thức và nội dung của tập sách, chúng ta có thể hình dung ra ngay, đây là một sự hợp tác gần như hoàn hảo, qua đó, “bà trẻ” và “ông lớn” đã trao đổi với nhau những quan điểm, kiến thức, chuyên môn và kinh nghiệm của riêng mình, để cùng hoà chung vào tổng thể của công trình.

Tập sách với sáng kiến độc đáo này, một khi đã vào tay của người sở hữu nó, lập tức trở thành một vật thể hết sức cá nhân, riêng tư, rộng mở cho biết bao điều, bao tâm sự, bao gởi gấm, bao đón nhận giữa ông bà và các cháu. Bố cục của tập sách có một thứ tự vừa hợp lý, vừa hợp tình. Các mục chính được sắp xếp dựa trên nhiều chủ đề khác nhau: lịch sử, địa lý, cá nhân, gia đình, xã hội, đạo đức, văn hoá, giáo dục, nghề nghiệp, tài năng, giải trí và kỳ vọng. Sợi dây nối kết tất cả những chủ đề trên là chuỗi thời gian liên tục: quá khứ, hiện tại và tương lai, và một không gian liên tục: Việt Nam, (trại tỵ nạn) và Hoa Kỳ.

Tập sách được trình bày theo kiểu khuôn mẫu, vừa có nội dung cụ thể cho từng chủ đề, vừa có những trang hay mục để trống cho người dùng viết hay điền vào. Như thế, “cuốn sách” này đã thoát ra khỏi thông lệ của tất cả những cuốn sách khác, trong đó không có “người đọc” thuần tuý và thụ động, mà chỉ có người “hấp thụ” những gợi ý của hai tác giả, đồng thời là người “tham gia” tích cực vào công trình thú vị này. Chẳng hạn như chỗ trống để ông bà viết thư cho các cháu, chỗ trống để các cháu ghi chú những gì học hỏi được từ các chi tiết trong tập sách theo từng chủ đề, chỗ trống để dán hình ảnh cá nhân, gia đình hay bạn bè, chỗ trống để ông bà hay các cháu ghi lại cảm xúc hay tâm tình đối với từng chủ đề, v.v. Việc tham gia này, vì thế, không phải là một tiến trình máy móc, cứng nhắc, mà là một công việc đầy hứng thú, bởi nó đặt nền tảng trên sự hiểu biết, trên cảm xúc cá nhân và trên nhiều mối yêu thương hoà quyện vào nhau: tình gia đình, tình bằng hữu, lòng ái quốc và tình yêu thương nhân loại.

Hình thức của tập sách khá phong phú. Sách được bọc bìa cứng với hình ảnh đầy ý nghĩa. Bên trong, cạnh những dữ kiện liệt kê rõ ràng trên mỗi trang giấy cho thế hệ trẻ tìm hiểu về nguồn cội, còn có các bức minh hoạ, hình ảnh, bản đồ, kể cả những hình vẽ nét đủ dạng khác nhau để người tham gia ghi vào trong đó những cảm nghĩ hay nhận xét về một vấn đề gì một cách ngắn gọn, hàm súc. Các trang sách được trình bày rõ ràng, kèm theo các lời hướng dẫn ngắn để người dùng hiểu rõ cần làm những gì trong các phần để trống. Sách được in nhiều màu, tạo thêm phần thoải mái và hứng thú trong khi sử dụng.

Tất nhiên, ngôn ngữ đóng một vai trò quan trọng trong việc làm chiếc cầu nối giữa ông bà và các cháu. Đây là một tập sách song ngữ, trong đó tiếng Anh chiếm phần lớn vì đối tượng tiếp nhận và đóng góp chính là thế hệ trẻ gốc Việt, sinh ra và lớn lên ở Hoa Kỳ. Nhưng không vì thế mà tiếng Việt không có một chỗ đứng nhất định và có ý nghĩa trong công trình này. GS Nguyễn-Lâm KimOanh và LS Lưu Nguyễn Đạt đã khéo léo lồng phần tiếng Việt vào phần Anh ngữ dưới nhiều hình thức khác nhau: khi thì dùng từ ngữ Anh-Việt song song trong các tiêu đề, khi thì để phần tiếng Việt ở trên, bên dưới là phần dịch qua tiếng Anh, có lúc lại chủ ý chỉ để phần tiếng Việt cho các cháu tự tìm hiểu, tra cứu qua Anh ngữ.

Đặc biệt, có rất nhiều ca dao, tục ngữ tiếng Việt trong công trình. Đây là một điểm son của tập sách, qua đó các cháu có thể bước vào kho tàng văn hoá của dân tộc, học hỏi và trân quý những kinh nghiệm, tâm tình, lời dạy dỗ của bậc tiền nhân. Các cháu sẽ có cơ hội so sánh và đối chiếu nhiều câu tục ngữ Việt Nam với tục ngữ Anh, Mỹ để biết giá trị nhân bản của dân tộc Việt Nam nói riêng và nhân loại nói chung.

Cũng vì lý do đó mà tập sách không chỉ giới hạn trong tất cả những gì thuần tuý Việt Nam như truyền thống dân tộc, ẩm thực, văn hoá, v.v. mà còn mở rộng cánh cửa ra thế giới bên ngoài cho các cháu, qua các gương thành công của người Việt lẫn người thuộc nhiều quốc tịch khác, qua những câu danh ngôn bằng tiếng Anh, qua các hình ảnh của nhiều danh lam thắng cảnh trên thế giới. Có như vậy, các cháu mới được thấm nhuần, không những là tình yêu gia đình và đất nước Việt Nam, mà còn là tình yêu đối với Hoa Kỳ là quê hương của các cháu, và cả tình yêu đối với nhân loại, khi ngày nay thế giới đã trở thành một “ngôi làng nhỏ”, cùng sống, cùng tranh đấu, cùng đau khổ và hạnh phúc với nhau. Cuộc chiến tranh đang diễn ra ở Ukraine vì lực lượng xâm lược Nga đã cho thấy ngày nay, thế giới đã thu nhỏ lại đến chừng nào. Những gì đang xảy ra ở Kyiv cũng đang mang lại ít nhiều hệ luỵ cho phần còn lại của thế giới. Những trăn trở, đau xót, cảm thông và hành động của chúng ta đối với nạn nhân chiến tranh ở Ukraine là lời minh chứng mạnh mẽ cho câu tục ngữ Việt Nam “Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ”.

Xin hân hạnh giới thiệu tập sách–công trình To Our Grandchildren with Love của GS/TS Nguyễn-Lâm KimOanh và LS/TS Lưu Nguyễn Đạt. Với công trình này, một khi tất cả các trang giấy đã được ghi chép đầy đủ, cộng thêm các hình ảnh sống động của ba hay bốn thế hệ lưu giữ vào đó, tập sách đã nghiễm nhiên trở thành món gia bảo độc nhất vô nhị, để chắt chiu và lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Để biết thêm chi tiết, độc giả có thể liên lạc với hai tác giả qua địa chỉ email grandparentBP@gmail.comĐẶT MUA SÁCH TRÊN AMAZON TẠI ĐÂY.


Trần C. Trí
 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 107708)
H ọ đã lặn ở một chiều sâu nhất mà họ có thể làm được. Họ không nói gì được với nhau. Người cha bao giờ cũng bám sát cạnh con, cái khoảng cách giữa hai người trước sau chỉ dài bằng đúng một chiều dài của người cha. Ông vừa lặn vừa nghĩ, một là cả hai cha con cùng thoát, hai là một mình nó thoát. Nhất định không phải chỉ một mình ta. Nó còn trẻ, nó cần sống hơn mình.
21 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 108275)
d ấu vết bàn chân trên lối đi không màu nhiều nỗi buồn trong anh đã nhập viện không có chỗ nằm sao nỗi buồn không chết ngay trên đường nhập viện mà đòi theo cái chết khốn nạn đời anh
21 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 112146)
B iển tràn vào thành phố dải Phù Tang mặn chát lệ mùa khô ... Họ đã chết nhưng những nhành hoa Anh Đào vẫn thăng hoa nỗi khốn khó trước ngọn Phú Sĩ
20 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 99760)
T ôi trở về ngôi nhà của gia đình sau hơn hai mươi năm xa cách. Ngôi nhà chừng như không thay đổi mấy ở mặt tiền. Vẫn ba gian tường quét vôi trắng, điểm một vài khung cửa khép hờ, một chái bếp ở hiên sau và mảnh sân con vuông vức nơi lối ra vào. Dấu tích của thời gian chỉ ẩn hiện lờ mờ từng đốm ố trên vách tường cũ, đã ngả màu cháo lòng và loang lổ đây đó như những vệt mụt nhọt thâm sâu...
19 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 90036)
. . Với tôi, thơ không rao truyền một ngôn ngữ nào to tát: thơ chỉ là tâm sự, là “một chút riêng tư”trao gởi người thân, bạn bè, những kẻ đồng hành biết, và sẽ quen.” . . .
17 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 72143)
C húng tôi tiếp đón những người khách đầu tiên của chương trình 500 lịch sử phỏng vấn, với niềm hân hoan xen lẫn xúc động. Tưởng rằng sẽ rất bỡ ngỡ và khó khăn khi phỏng vấn một người lạ về những gì rất riêng tư, thế nhưng mọi việc đã trôi qua thật êm đềm, nỗi thương đau cũng như niềm hạnh phúc của từng người đã được chia sớt trong ân cần và thương cảm.
15 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 71778)
.. . M ắt thuyền của Nguyễn Xuân Tường Vy là một minh chứng về kiếm tìm và kiến tạo bản sắc của một cây bút. Mười hai tác phẩm của chị đã cho tôi những trải nghiệm thú vị. Khi dấn bước vào con đường văn chương chữ nghĩa, có lẽ ai cũng mong cho mình sẽ có được bước khởi đầu thuận lợi. Song con đường đến thành công thường luôn chứa đựng nhiều thử thách. Một khi được tôi luyện qua thử thách, mỗi cây bút sẽ trưởng thành hơn, vững vàng hơn: “ Có thể vượt qua thế giới lớn lao của loài người, không phải bằng cách tự xóa bỏ mình đi mà bằng cách mở rộng bản sắc của chính mình ” (R. Tagor)
15 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 86294)
N hư nhiều người, khi đọc bài “Tìm Thăm Nguyễn Hữu Đang” của Phùng Quán, chúng tôi rất xúc động. Cụ là một người xuất sắc về đủ mọi lãnh vực: văn chương, khoa học, chính trị, thông thạo nhiều thứ tiếng, mà suốt hơn 50 năm qua đã bị đọa đầy đến cùng cực...
11 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 113691)
Ơ i Hoài Khanh đang còn ở Biên Hoà tóc bạc phơ nhớ đêm giáng sinh nào lên Đà Lạt thăm Thiện Ơi Hoàng trúc Ly khuất mặt những câu thơ Thiện ngợi ca bởi Thiện là thi sĩ là hoạ sĩ lạ lùng kia đã đi qua rồi đi cho hết một đêm hoang vu trên mặt đất (7) Thiện đã về Thiện đã tới.
11 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 95567)
N hà văn, nhà thơ, nhà tư tưởng, dịch giả, giáo sư, cư sĩ Phật giáo Phạm Công Thiện vừa qua đời vào ngày 8 tháng 3 tức thứ ba vừa qua tại Houston Texas, hưởng thọ 71 tuổi, theo Cáo bạch của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ cũng như sự xác nhận của gia đình.