- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc
Lượt người xem
207,374

SỰ TIẾP NỐI CỦA “LEVIATHAN”: THỜI ĐẠI TRỐNG VẮNG TÌNH NGƯỜI

18 Tháng Hai 20224:41 CH(Xem: 5842)

maxresdefault-1513993260590


SỰ TIẾP NỐI CỦA “LEVIATHAN”:     
THỜI ĐẠI TRỐNG VẮNG TÌNH  NGƯỜI   
  
 Xem bộ phim Nga “Chống lại Tình yêu” ("Нелюбовь", 2017)     

Mai An Nguyễn Anh Tuấn     

 

Đó là cảm xúc mạnh nhất, là ấn tượng bao trùm trong tôi về bộ phim Nga “Chống lại Tình yêu” trên FB Khoanglangnuocnga, kể từ những cảnh dài không âm thanh ở đầu phim do máy quay lặng lẽ trượt qua hồ với những cây cối chìm trong băng tuyết, dưới mắt một cậu bé - tới cảnh cuối, sau cảnh tờ rơi tìm trẻ mất tích dán cột bê tông phủ tuyết, lại trở về cảnh đầu phim tựa trong thời tiền sử, giống như ở bộ phim "Leviathan" của chính đạo diễn bộ phim này: Andrey Zvyagintsev!

 

Bộ phim xoay quanh câu chuyện tấn bi kịch của một gia đình trẻ, và lý giải nguyên nhân cậu bé Alyosha đã bỏ nhà ra đi bởi không chịu đựng nổi sự hành hạ tinh thần khi thấy bố mẹ cãi nhau, lăng mạ nhau công khai như những kẻ thù địch, như đó là cách hữu hiệu và mau chóng thoát khỏi nhau để tìm đến Tình yêu “đích thực” của mình… Điều này, nhà phê bình phim người Nga Anton Dolin đã phân tích khá rõ trong bài viết “Chống lại Tình yêu - Bộ phim về sự trống rỗng” ở một tạp chí Điện ảnh: “Họ dường như sợ cô đơn và muốn có sự dịu dàng, quan tâm, ấm áp. Thật ra nhu cầu đó chính là sự tự lừa dối bản thân. Tình yêu của họ là một dạng ích kỷ lý trí, muốn giũ bỏ mọi yếu tố không cần thiết trong cuộc sống cũ. Vô cảm là biện pháp để quên đi mọi cảm xúc, và nếu được, hãy cứ sống mà không cần đến những cảm xúc” (Phan Bạch Yến dịch, FB Khoanglangnuocnga).

 

Nhưng theo tôi, nội dung ý nghĩa bộ phim không chỉ giới hạn ở đó; và nhà phê bình danh tiếng nọ chắc đã cố tình lờ đi điều này: các tác giả phim không muốn chỉ làm một phim tâm lý về sự tan rã gia đình, sự chạy theo tình cảm ích kỷ cá nhân, sự vô cảm trong quan hệ mẹ con, cha con, vợ chồng - dù họ đã làm được điều đó một cách sinh động, đầy thuyết phục - mà còn tham vọng “vẽ” lên một lối sống hiện đại đáng ghê sợ đang biến người ta thành những “robot” biết suy nghĩ: đó là sự dửng dưng của con người trước số phận của đồng bào, đồng loại. Tâm hồn họ tựa những tòa nhà bỏ hoang mà trong phim chúng bộc lộ tính biểu tượng âm thầm. Đây mới là thông điệp của đạo diễn: từ một bi kịch gia đình, bộ phim đã khái quát bi kịch của cả xã hội, gióng lên hồi chuông cảnh báo về hiện trạng người với người quay lưng lại với nhau; sự vô cảm từ những mối quan hệ thân thiết nhất trong gia đình sẽ dẫn đến sự hoang lạnh tình người toàn xã hội. Giữa một thế giới đầy bất ổn, những nạn nhân khốn khổ đang tự chèo chống một mình trong hoạn nạn liệu có cơ hội nào nhận được sự cảm thông từ bên ngoài, từ những người không cùng máu mủ, cùng dân tộc? Bộ phim đã vượt khỏi tầm một phim tâm lý xã hội bình thường để mang trong nó một cách đầy rung cảm ý nghĩa chính trị - xã hội lớn rộng, sâu sắc.

 

Xin hãy nhớ một trường đoạn phim nhiều ý nghĩa gần cuối phim: tại nhà Masha - cô người yêu của Boris, bà mẹ gạ con gái tìm cách moi tiền chồng mới để mở rộng diện tích, bởi “chỗ chúng ta ở đây chật như hũ nút” (cũng là kiểu người mẹ ích kỷ và ác nghiệt của Zhenya); cũng lúc đó, tại nhà chồng mới của Zhenya - mẹ chú bé đương mất tích, trên TV đang có một phóng sự truyền hình về cuộc chiến tranh đang diễn ra ở Ukraine, các thành phố làng mạc bị phá hủy, hàng ngàn người chết, bánh mỳ phát miễn phí trộn với những thi thể bị xé nát, với lời kêu thét phẫn nộ trong nước mắt của một nữ công nhân: “Vì cái gì mà chúng tôi phải chết?”

 

Đôi vợ chồng mới đang chăm chú theo dõi thời sự kia đâu có thể ngờ rằng: đó là câu hỏi thét vào mặt tất cả những người đang sống yên bình, ấm áp, no đủ nơi có bể bơi và dụng cụ thể thao cao cấp - trong đó có họ, những người đã vô tình đứng vào hàng ngũ những kẻ dửng dưng hưởng thụ trước bao số phận bất hạnh, và chồng thêm vào nỗi bất hạnh kia bằng chính sự lạnh lẽo tình người của họ! Sự bất ổn, nỗi đau khổ của nhân loại sẽ còn tiếp diễn, những em bé ngây thơ sẽ còn bị mất tích, bị ném vào lò thiêu người của bọn phát xít mới, nếu như những người lớn đang tạm sống ở nơi yên ổn cứ rúc đầu trong nhu cầu cá nhân ích kỷ như một thứ “ung thư tinh thần” tới hồi vô phương cứu chữa! Chiến tranh, xung đột sắc tộc - tôn giáo, những lò lửa mới của lòng tham vô độ thời hiện đại sẽ còn đắc thắng khi tìm được “đồng minh” của chúng là những “Philixtanh” đời mới, những kẻ chỉ sống cho bản thân mình, trái tim băng giá trước nỗi khổ đau nhân loại - họ là sản phẩm của một thời đại khô cạn tình người, trống vắng tình thương, và họ cũng tham gia vào sự sinh sôi nảy nở của “con quái vật tinh thần” thời đại, khủng khiếp chẳng kém “Leviathan” mà trong đó, mọi giá trị cao quý của Con người đều trở thành vật mua bán - đổi chác! Ngay từ đầu phim, hình ảnh chú bé Alyosha một mình lang thang đi giữa một vùng ngoại ô Moskva ngập trong tuyết trắng đã gợi cho người xem sự cô đơn cùng cực của trẻ thơ giữa một bối cảnh thiên nhiên buốt giá; và tới kết phim, hình chú bé ấy trên tờ rơi tìm kiếm cùng dải lụa mỏng phất phơ mà cậu từng ném trên ngọn cây là còn nhắc nhở tới sự tồn tại của cậu, đã thực sự cứa vào lòng người về nỗi đau trước sự trơ trọi của cậu giữa cuộc đời lạnh giá - trong đó Tình thương đã bị cướp giật, bị đánh mất…

 

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Sáu 20226:22 CH(Xem: 5579)
...lần nầy bà quyết tâm bỏ nhà ra đi. Mà đi đâu? Tới nhà con trai thì ngại với dâu. Tới nhà con gái thì ngại với rể! Suy đi tính lại, bà quyết định sẽ đi share một căn phòng, ở một mình cho sướng cái thân. / Thôi thì ráng chịu đựng đêm nay. Chỉ một đêm nay thôi. Rồi sáng mai bà sẽ đi mua mấy tờ báo kiếm phòng thuê. Bà sẽ kiếm cái nhà nào gần chợ Việt Nam cho tiện. Người bạn thân của bà, có lão chồng tòng teng bồ bịch ở Việt Nam, tức mình bỏ ra ngoài share phòng ở, đã hùng hồn phát biểu rằng sướng như tiên. Người ta làm được, mắc gì bà không làm được. Sáng bà sẽ đi bộ với mấy người bạn, rồi tiện ghé chợ. Chiều coi ti vi. Tối đọc sách. Tự do thoải mái, không bị vướng bận gì hết. Khỏe ru rù rù.
29 Tháng Sáu 20225:07 CH(Xem: 5284)
Quên bớt dần đi sẽ thấy tổn thương mình bé lại, thấy cuộc đời nhẹ nhàng hơn, thấy oán hận phôi pha theo ngần ấy thời gian không còn trong tâm tưởng. Đa phần những người quên mất dần mọi thứ dần trở nên hiền hòa hơn, tôi thấy như vậy đó. Sư Giác Nguyên giảng mình càng đau đớn, khổ đau hơn vì mình còn ham muốn nên tiếc nuối hoài những gì đã mất. Đi về phía cuối rồi cũng rơi rớt mất dần chẳng còn gì. Nếu ta có một tôn giáo để tin mà nương tựa thì tuổi hoàng hôn sẽ được an bình.
23 Tháng Sáu 20224:49 CH(Xem: 5518)
Dù sao em vẫn cảm ơn anh. Nếu quay lại từ đầu, em vẫn làm như vậy. Em đã sung sướng đến nhường nào khi được cùng anh bay lên miền hạnh phúc. Anh biết không, giờ đây, trong từng hơi thở, trong mỗi giấc mơ, em vẫn đang bay lên, bay lên cùng anh khi em sống lại những giây phút đó.
22 Tháng Sáu 202210:32 CH(Xem: 6066)
Này con / còn vụ viết lách, báo chí kia / các ông, các bác đã dựng mốc / cho con ngồi xe "102, 103 city" thỏa chí rong đường 216 thần tốc / vậy cứ thế mà phi / miệng ngậm, tay đếm tiền / chân thọc đất vàng / bụng bị, bút múa, / tà tà tiến, phải đạo sẽ ôke / chớ đừng lăn tăn / làm phận cừu dolly / trăm đứa ăn cùng một đầu vào / thành đầu ra phải thế
22 Tháng Sáu 20221:34 SA(Xem: 5251)
I. Mấy câu hỏi, đúng hơn là những ý tưởng như bâng quơ, có gì hơi cổ lỗ, song vốn nằm sâu trong tiềm thức và có khả năng đánh thức sự lười biếng của tư duy giữa bao lo toan bề bộn đời thường lắm khi thấm máu và nước mắt: “Vì sao tôi viết“, “Văn học có ích gì cho xã hội?”, “Ngày hôm nay, văn học có cần thiết lắm không? Cần cho ai?”, “Văn học với thực tại xã hội?”, “Điện ảnh cần gì ở văn học”, v.v.
22 Tháng Sáu 20221:27 SA(Xem: 5388)
Mùa trăng, với chúng tôi chỉ có một ngày duy nhất. Đúng rằm, phải đúng ngày 15. Nghe cứ như ngày của cúng bái khói hương, với hoa trái cùng tiếng chuông chùa trong những chiều lao xao, đình đám...
22 Tháng Sáu 20221:15 SA(Xem: 6248)
em kiễng chân lên / háo hức đón từ anh / nụ hôn mùi thuốc lá / lửa trời hừng hực / em ngún dần ngún dần / cháy đến tận cùng trên môi anh
17 Tháng Sáu 20221:34 SA(Xem: 5148)
Nhận được tin buồn Nhà thơ-Nhà văn Hoài Ziang Duy Sinh năm 1948 tại Châu Đốc- Việt Nam Tạ thế ngày 1 tháng 6 năm 2022 - tại tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ Hưởng thọ 75 tuổi
17 Tháng Sáu 20221:25 SA(Xem: 4654)
Nhận được tin buồn hoạ sĩ Rừng- Nguyễn Tuấn Khanh (Viết văn với bút hiệu Kinh Dương Vương, làm thơ với bút hiệu Dung Nham) Sinh ngày 14 tháng 3 năm 1941 tại Nam Vang, Cam-pu-chia Tạ thế vào ngày 8 tháng 6 năm 2022 tại Nam California, Hoa Kỳ Hưởng thọ 81 tuổi
17 Tháng Sáu 202212:07 SA(Xem: 5762)
Trong những ngày chờ đợi có nhà sản xuất phim, T. cận tôi ngồi đọc và hỏi han để lấy tư liệu cho một cuốn sách nhỏ đang “âm mưu”, viết về đời sống Điện ảnh nước nhà & thân phận những thế hệ người làm phim từ trước tới nay - trong đó có tôi. Tôi đọc lại hồi ký “Đêm giữa ban ngày” của nhà văn mà tôi hâm mộ kể từ khi đọc cuốn “Bông hồng vàng” của K. Pautovski do ông dịch từ tiếng Nga… Tôi chợt nhớ lại những ngày tháng không được làm phim, phải rời cơ quan vào Sài Gòn làm thuê, viết thuê…