- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NHỮNG BUỔI SÁNG HÔM QUA

24 Tháng Giêng 202210:36 CH(Xem: 9148)

 

SUONG SOM MAI
Sương Sớm Mai - ảnh UL

 

 

 

Nguyễn Thanh Sơn     

NHỮNG BUỔI SÁNG HÔM QUA     

 

Buổi sáng hôm nay có gì mới ?. Rất mới hơn những ngày hôm qua, vì bởi, nó bước sang một năm 2022 . không chỉ một tờ lịch vừa rơi xuống , mà rớt nguyên cả lốc . Ngày hôm qua của 2021 đã trở thành quá vãng.

Bên ly cà phê buổi sáng, nghe tin tức trên truyền hình, hoặc vào gõ bàn phím . Những câu chuyện thiên hình vạn trạng cứ xoắn xít vào tâm trí, ký ức ôn lại của ngày hôm qua nghe như dài của cả một năm. Tôi đi qua những buổi sáng hôm qua từ vật chất đến tinh thần, từ hạ tầng cơ sở đến thượng tầng kiến trúc. God is love ( thượng đế là tình yêu), tôn thờ đấng tối cao, hoặc siêng suy nghĩ và chọn lựa cách sống. – Chấp nhận và im lặng. – Chống đối. – Góp tay cải biến. Cuộc sống như một cuộc hiếp dâm. Nếu chống cự không được thì cứ tận tình chấp nhận.

Những buổi sáng hôm qua biết bao sự kiện dồn dập, nếu kể ra sẽ kết thành xâu chuổi nỗi buồn mà niềm vui chỉ bằng gang. Quả là một năm tang tóc, đau buồn do dịch bệnh, nó cướp đi biết bao sinh mạng trên cõi trần này, để lại bao nỗi đau cho người đang sống , di chứng còn lại cho cả năm sau. Đúng là Tí hư Sửu hao. Năm Dần tới bất lơị hay (lợi ! )

Tôi thấy gì buổi sáng hôm nay? Sự trốn chạy của nắng, gió và cả bóng chim. Chỉ còn tiếng là ở lại.

Trong thế giới u trầm tịch mịch. Nắng của ngày cuối năm hiếm hoi, những đám mây đen cuốn xoắn trên nền trời như trốn chạy cái lạnh ngày đông. Nhưng trong tôi, sự hào phóng của cải tinh thần trào dâng như con chim sâu đang tắm táp trong giọt sương buổi sáng hôm nay.

Tôi thấy gì buổi sáng hôm qua?

Buổi sáng nào như buổi sáng nào, sự lập lại không ngơi nghỉ. Đàn người như kiến bò trên mọi nẻo đường, đủ màu sắc, tím đỏ vàng xanh theo một trật tự nhất định như mỗi buổi sáng nào. Một đàn kiến bò (hoặc chạy) lổn nhổn trên vạch đã định sẳn, có dãy phân cách lề phải, lề trái. Có con ngo ngoe đôi càng râm, mang kiếng đen, bịt miệng bằng khẩu trang, có con nói huyên thuyên trên mọi ngã đường, có con đi chệch đường bị vặt càng trụi lủi, có con ôm nỗi tức muốn hét to lên cho hả tức nhưng đành nuốt cục tức vào lòng hoặc gửi vào lá gió cành chim!

Tôi thấy gì buổi sáng hôm qua?

Diệp lạc hoa khai nhản tiền sự

Tứ thời tâm kính tựa như như ( Nguyễn Du)

Tôi chép câu thơ trên của ngày hôm qua, câu thơ này tôi cóp của ngày hôm kia để thấy gì buổi sáng hôm qua?

Những cơn mơ xào xạc len vào giấc ngủ buổi sáng, con mơ giữa ban ngày, len vào tâm hồn tôi buổi sáng hôm qua nhiều đau buồn , xót xa. Đó là những con chim phải đánh đổi cái giá của tuổi thanh xuân để được hót lên tiếng tự do, tiếng kêu thảng thốt trong lồng sắt, tiếng đập cánh phập phồng vào vách lồng tựa như muốn thoát cảnh tù túng mà bay lên với bầu trời cao rộng . Có rất nhiều con bướm bay tự hồi đêm, bay mãi vào buổi sáng. Đàn bướm bay vô hồi vô tận của thời gian, nó đã vượt bao quãng đường dài, qua bao biển hồ, qua núi sông biển cả mênh mông, vội đến đây vào buổi sáng hôm nay. Rồi lại bay, để làm gì, đi đâu về đâu. Ai biêt?

Tôi bóc một tờ lịch của buổi sáng hôm nay, tờ lịch cuối cùng của một năm Hôm nay có gì, scent of a morning (hương thơm cho buổi sáng), tôi níu kéo ngày bằng những câu ca cũ. Hôm nay, ngày cuối cùng của một năm nhiều niềm vui hay lắm điều phiền não.

“Cuộc đời ai tỉnh ai say

Mà đem non nước làm rầy chiêm bao.”

Buổi sáng hôm nay tôi bói gặp câu thơ của cụ Nguyễn Trãi. Câu thơ gieo vào lòng tôi nỗi riết róng về cõi thực và mộng. Tôi ngân nga hoài câu thơ của cụ suốt buổi sáng hôm nay. Câu ca theo tôi suốt buổi, cõi đời vừa mộng vừa thực đan xen nhau bên những công việc vụn vặt hàng ngày như quét nhà, vo gạo nấu cơm hay rữa chén bát, ra dạng bộ tịch anh chồng đảm đang. Tôi ngâm ngợi câu thơ bên những tiếng đệm lanh canh của bát dĩa, bên tiếng nước chảy dội xuống cái thau. Mãi ngâm ngợi nên nước tràn ra, chảy lênh láng, chảy trôi theo giấc mộng mênh mang. Ôi lạ chưa ! giấc mộng vẫn đang hiện hữu quanh đây, những hạt bụi long lanh trong nắng sớm mai dọi vào nhà, nó thôi nhảy múa reo hò khi cái nền nhà vừa đủ sạch.

Rồi buổi sáng hôm sau.

“ Đêm qua mộng lại thật gần

Đừng lay tôi nhé hồng trần mỏng manh”.

Hay

“Ngỡ chỉ là một cuộc chơi

Ngoái lại sau thấy một trời phù vân”

Câu thơ này của ai, tôi không thể nào biết, nó in vào tờ lịch mỗi ngày nhưng không ghi tên tác giả, rồi nó sẽ trôi vào thinh lặng, nhưng có hề chi, dù gì nó cũng đã rơi vào lòng tôi cho buổi sáng hôm nay, lòng trĩu đầy cõi mộng bên cái ham muốn đầy rẫy ở ngoài kia, trên con đường phố mới bảnh mắt ra đã đầy bụi bặm , con đường tráng nhựa dễ chừng hơn mươi năm. Bây giờ, nó trơ khất đầy đá dăm, xen lẫn ổ gà , ổ voi. Con người bon chen trên đó như đàn kiến bò . Hay như trong sân nhà tôi, mới bảnh mắt ra ông mặt trời chưa mở mắt thì đã nghe tiếng “ tục tục” ở góc sân, bươi nát khóm cây mới trồng chiều hôm qua.

Mỗi buổi sáng, khi bóc lịch, tôi đọc những câu thơ, những lời hay ý đẹp của các danh nhân, những người nổi tiếng. Nhớ những thói quen của ba tôi ngày trước.

Nhớ, khi ba tôi còn tại thế, ông có thói quen là luôn giữ gìn những tờ lịch cũ. Mỗi ngày trôi qua, ông không xé mà cuốn ngược nó lên rồi lấy giây cao su giằng lại trên tấm lịch bằng giấy carton in hình ảnh ba ông phúc lộc thọ, hàng chữ an khang thịnh vượng, phúc lộc khang ninh theo thuyết phong thủy của thời đó. Cuối năm, ông vuốt lại cuốn lịch cho phẳng phiu để rồi lưu giữ nó. Vài năm sau , ông không dùng tấm lịch bằng giấy carton mà thay bằng tấm gỗ cẩn xà cừ với dòng chữ duy nhất là chúc mừng năm mới, khắc hình tùng cúc trúc mai bên dưới. Theo ông, tấm gỗ này gìn giữ lốc lịch được tốt. Mỗi thành viên trong gia đình theo thói quen của ông nên không bao giờ xé tờ lịch của mỗi ngày. Nhìn những tờ lịch được cuốn tròn lại trông giống như từng lá chuối non cuộn tròn, hình ảnh đó có trong câu thơ của cụ Nguyễn Trãi:”Tình thơ một bức phong còn kín “ vậy. Ông lý giải công việc này là, mỗi lốc lịch này , cứ gìn giữ đến 60 năm sau thì nó sẽ trở lại với những ngày này tháng này, không sai biệt, ông gọi đó là một hoa giáp.

Ba tôi không sống được một hoa giáp, không thể vượt qua ngưỡng sáu mươi năm cuộc đời để được nhìn lại những tờ lịch theo vòng quay cũ. Âu cũng là cái hữu hạn của cuộc đời. Sau này khôn hơn, tôi mới ngộ ra một đôi điều của ba tôi ngày trước. Ông không tiết kiệm gì những tờ lịch cũ để dùng lại những 60 năm sau, mà điều duy nhất là ông muốn nhìn ngắm lại những ngày tháng cũ trên đó, thỉnh thoảng ông có ghi lại một vài công việc cần nhớ của ngày hôm đó, của ngày hôm kia, hôm kìa hay của “ hoa này năm ngoái còn cười gió đông”. Cái lớn hơn tôi đã học ở ba tôi là , chớ đánh mất những gì có được của ngày hôm qua.

Tôi bây giờ không có thói quen đó, cũng đã qua một hoa giáp, không học được tính tỉ mẩn của người xưa. Có thể ham cái vui, cái có sẳn ở trước mắt , nên không lo xa chăng.

Ngày hôm qua đã quá vãng. Nỗi buồn, niềm vui đã lùi sâu vào ký ức của mỗi con người, mọi chuyện đâu rồi cũng đi qua. Tờ lịch đã sang trang mới.

 

NGUYỄN THANH SƠN

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 95656)
LTS: Nguyễn Hạnh Nguyên sinh năm 1985, tốt nghiệp thạc sĩ khoa học ngành Ngữ Văn. Hiện sống và làm việc tại Hạ Long, Quảng Ninh. Năm mới, bài viết mới lần đầu đăng ở trang mạng Hợp Lưu như một món quà xuân gởi đến quí văn hữu và bạn đọc đầu năm Tân Mão 2011. TCHL
30 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 83244)
Bài viết này duyệt lại huyền thoại trụ đồng Mã Viện xuất hiện từ khoảng thế kỷ thứ IV-V, nhưng không hề có dấu vết trên thực địa hay trong quốc sử Hán. Những dã sử về số lượng và vị trí trụ đồng chẳng những thiếu cơ sở, mà còn di động, từ châu Khâm tới Hà Tiên-An Giang—không ngừng nam tiến, giống như tấm bản đồ biển Đông Bắc Kinh mới công bố năm 2009, ấn chứng của “thực dân xã hội chủ nghĩa” [Han social-colonialism ], vò đựng mới cho tinh thần Đại Hán phong kiến.
30 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 73074)
Vichto Olegovich Pelevin sinh ngày 22.11.1967 tại Moskva, trong một gia đình quân nhân. Năm 1989 Pelevin thi vào trường đại học năng lượng, từ 1989-1990 học hàm thụ trường đại học viết văn Maxime Gorki. Pelevin bắt đầu sáng tác vào giữa những năm 80, mười năm sau, chưa đầy ba mươi tuổi, có trong tay hơn chục tiểu thuyết, truyện vừa và năm-sáu tập truyện ngắn, anh đã trở thành "hiện tượng bí hiểm nhất và nổi tiếng nhất trong thế hệ các nhà văn hậu Xô Viết".
30 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 89818)
Nhân viên trực phòng xác bật đèn. Ánh sáng xanh nhợt gây thêm sự lạnh lẽo. Hai bàn tay Sinh nắm chặt lại trong túi áo khoác. Gã nhân viên liếc nhìn Sinh, rất nhanh. Sinh tưởng như hai người kia cũng nghe được tiếng tim đập của mình. Gã nhân viên kéo chiếc hộp sắt hình quan tài nằm sâu trong vách tường. Nhẹ nhàng, cẩn thận như thể gã cũng ngại làm người nằm bên trong thức giấc.
30 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 82062)
...Anh là cơn gió chướng của đời em. Anh là nỗi ám ảnh không mặt mũi, nhưng tồn tại mãi trong ngăn kéo ký ức em. Em đọc được trong mắt anh ước muốn hoan lạc của một tình yêu với một thân xác. Một sự hoà hợp nhịp nhàng như sấm sét và mưa. Cho anh tan chảy như trăng trong ngõ ngách đêm.
30 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 89898)
... Thiếp không muốn về, cũng không muốn ngồi lên, cũng chẳng hề thấy lạnh. Thiếp chỉ muốn nằm đó, với chàng, muôn kiếp muôn đời gặm nhấm niềm yêu. Khởi đầu chỉ là những mưu toan mà trời ơi, sao người ta cứ phải dùng những tấm thân liễu yếu, sao người ta vẫn cứ phải nhờ vả chút nhan sắc bọt bèo.
30 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 78017)
Alexandre Lucien Abel de Rhodes mang gương mặt thống khổ và si mê của oan hồn chưa hề biết đến tình yêu. Những ai bắt gặp giáo sĩ những năm thánh chiến, thảng thốt nhận ra bóng ma mang nỗi buồn chín thối ruột gan của một người đàn ông chưa toại nguyện thân xác. Hôi thối đến nỗi những người lính Marốc của tiểu đoàn 10 Tabor tăng cường cho trung đoàn 3 Lê Dương phải bịt mũi trước xú uế nồng nặc bốc toả từ nhà thờ chính toà Cao Bằng.
30 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 101758)
Tôi đưa nàng đi, như mộng du, ra khỏi thành phố. Ánh đèn đường và ánh sáng trong các loại nhà ở hai bên quốc lộ loáng thoáng hắt vệt ra. Chúng tôi chỉ còn vài giờ ở bên nhau. Trước mặt tôi, vài chục cây số nữa là vài ngọn đèo lớn, một cung biển đẹp, tôi biết đưa nàng đi đâu để không hoang phí vài tiếng đồng hồ quý báu này. Chuyện gì sẽ xảy ra với cô gái tên Thu Sắc và chàng trai bị gọi là Thiền Sư. Hay chính nàng mới là Thiền Sư còn tôi đang sôi sục toàn thân nỗi nôn nao làm thú.
29 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 84686)
Vậy mà đã 54 năm kể từ ngày Liên Hiệp Quốc khai sinh Ủy Ban Sông Mekong [1957] và cũng đã 16 năm kể từ ngày thành lập Ủy Hội Sông Mekong[1995]. Trung Quốc đã và đang tiếp tục xây những con đập thủy điện khổng lồ chắn ngang dòng chính thượng nguồn sông Mekong, Thái Lan có kế hoạch chuyển dòng lấy nước từ sông Mekong, và nay lại có thêm dự án 12 con đập hạ lưu.
29 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 90046)
Được tin Nhà giáo, nhà phê bình văn học, tiến sĩ Hoàng Ngọc Hiến  đã từ trần vào lúc 23h ngày 24.01.2011 tại Bệnh viện Hữu Nghị- Hà Nội, hưởng thọ 81 tuổi.