- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

GIÁO CHỦ

24 Tháng Giêng 20229:38 CH(Xem: 9241)


tranh-LeMinhPhong
Tranh Lê Minh Phong

 

 

 

Ngô Quốc Phương

GIÁO CHỦ

 

 

Tình hình chiến sự bên ngoài ngày một nóng, dường như chẳng có cách nào chấm dứt được trong ngày một ngày hai, mà đã qua trên dưới chục năm có lẻ chứ ít chi, ai trong chúng ta còn có thể kiên nhẫn?”, Công Công đứng lên nói giữa cuộc hội kiến khẩn cấp giữa các môn đệ của giáo phái với giáo chủ.

“Đúng vậy, chính vì thế mà chúng ta có cuộc họp này, trước khi thày đi,” Công Quả nói, “Nhưng đây không chỉ là cuộc chiến xe tăng, tàu bò, súng đạn, bom mìn, nó còn là một cuộc chiến ngay trong lòng giáo hội của chúng ta, thầy có thể bỏ giáo hội cũ, để thờ chủ mới, rồi một ngày trở thành vua mới, và chúng ta sẽ được ăn theo lộc quả, tội gì không làm thế nào?”

“Đúng thế, đây là cuộc chiến trong giáo hội, nhưng tôi nghĩ, thầy không phải ra đi đâu, thầy cứ ở lại”, Công Lý bỏ cuốn huyền môn bí kinh do giáo chủ soạn mà y đang đọc xuống đùi, nói.”

“Ý anh là gì, thầy phải đi thôi, cơ hội lớn đang tới, không chỉ cho thầy mà cho tất cả chúng ta! Hay anh có viễn kiến tốt hơn cả thầy và tụi tôi?”, Công Thị, cánh tay phải của giáo chủ xen vào.

“Được, để tôi nói thẳng cho các người nghe, thầy đã phản bội Sư tổ và huynh đệ của thầy để phục vụ cho một bọn giả dối, bạo lực, gian manh, miệng thánh, bụng dao,” Lý đáp.

“Trong khi giáo hội từ lâu đã nói rõ với thầy rằng nếu buộc phải xen vào việc chính trị, quyền bính, thì phải yêu cầu đồng thời cả hai phía đang đánh nhau kia bỏ dao, bỏ súng xuống, để cùng cứu toàn thể chúng sinh, chứ không chỉ yêu cầu có một bên, để rồi khi một bên có chính nghĩa yếu đi, thì bên tà quyền kia sẽ tiêu diệt họ, đầy đọa muôn dân toàn cõi chìm trong bể khổ, khi chúng nắm quyền bính được trong tay,” Công Lý nói thêm.

“Hừm, ngươi sai rồi!”

“Hừm, vừa sai, vừa ngu nữa!”

Lũ huynh đệ, tỉ muội xung quanh Công Lý nhao nhao lên.

“Đúng thế, người sai, còn thầy và chúng ta chẳng có gì sai, thầy và chúng ta phải chọn bên thôi, và nên đứng về bên có cơ thắng, bất luận là ai, vì có đi theo ma, thì mới cõ cỗ mà ăn, mà hưởng chứ!”, Công Thị nói.

Lý bỏ kính xuống, mặt đỏ lên, nói:

“Công Thị, chính cô là người đã làm ô uế giáo phái này, và dắt giáo chủ vào đường lầm lỗi, ai chẳng lạ miệng lưỡi đường mật của cô, bao đệ tử ngu muội đã lao vào dàn lửa, tưởng được lên cõi cao vĩnh hằng kia, tiếc thay họ đã đi vào cửa ngu si và bị lợi dụng, linh hồn của họ chắc không một ngày không kêu khóc vì đã theo cô. Nay, thay vì khuyên người cải tà quy chánh, cô lại khuyên mọi người vào chỗ tham si, để rồi làm nô lệ, đồ đệ cho quỷ dữ mà thôi!”

Công Thị liên đứng lên, tay cầm lấy cái dùi mõ, định xông vào đập giữa mặt  Lý.

“Ta đã xui bao kẻ ngu si đi xuống địa ngục thay cho chúng ta đấy, và còn móc túi bao kẻ ngu muội để có tiền bạc nuôi giáo phái này như đã làm đấy, nhưng thử hỏi nếu ta không làm thế thì các người lấy gì đút vào mồm và làm sao bao kẻ trong chúng ta có hết vàng nọ, bạc kia dắt hầu bao?”

“Còn chính thầy của các người nói với ta đấy, rằng chẳng có gì đứng ngoài chính trị, quyền lực và danh lợi cả, nếu ngươi không muốn ở lại thì cút đi cho khuất mắt mọi người! Còn nếu biết thân phận, thì hãy câm mồm đi!,” Công Thị gào lên, sau khi bị mọi người níu tay không cho hành hung kẻ mà thị đang sửng cồ.

“Thôi, thôi, mọi người hãy bình tĩnh lại, ai có cao kiến thì nói, chứ còn cãi vã nhau, rồi vạch áo cho người xem lưng, mà thiên hạ biết được thì hay ho gì,” Công Tì Nương, trong nhóm của Thị vội khuyên can.

Bỗng nhiên, mọi người im bặt, mọi con mắt đều hướng về cánh cửa của căn buồng họp kín dưới tầng ngầm.

“Đúng, các trò có cao kiến gì không?” giáo chủ cất tiếng hỏi lũ đồ đệ bao năm nay vẫn đi theo, trong số hàng trăm đứa, trai có, gái có, loại có dăm ba chữ cũng có, và loại dốt nát, dị đoan, si muội cũng có.

“Thưa, chúng con đã bàn kỹ với nhau rồi, nhưng chưa ngã ngũ. Chúng con cũng bàn từ cả tuần nay nữa, có đứa thì bảo ngài phải đi thôi, có đứa lại bảo ngài cứ ở lại, như thằng Công Lý này.”

“Được, ta muốn nghe Lý nói nốt ý của nó, nào con trai, hãy nói nốt ý của ngươi cho ta nghe”, giáo chủ động viên, miệng cười cười, nhưng mắt đưa nhanh sang Công Thị, ý như muốn bảo:

“Nàng hãy tạm lui lời, đừng nóng, ta hẵng xem nó có ý gì”.

Thị ngồi xuống, trong bụng nghĩ:

“Lão ghê thật, đêm qua quần mình suốt mấy canh giờ, mà lửa dục vẫn như y nguyên trong mắt! Lãi vẫn còn đủ sức để mò xuống tận đây để bịp bọn mê muội môn sinh!”

“Thưa thầy, tôi nghĩ thầy nên ở lại, hành tung thầy đã bị lộ do móc ngoặc với các lực lượng đối nghịch chính quyền ở đây, và người ta có thể bắt thầy, nhưng xứ này hiện nay vẫn còn dân chủ, tự do hơn xứ tà quyền kia vạn lần, không ai giết thầy đâu, thầy sợ gì, cùng lắm thầy ngồi vài tháng tù tại gia quản chế, còn nếu họ làm quá, thì thầy lại càng có cơ hội được mọi giải thưởng danh tiếng ngay, thiếu gì kẻ hâm mộ bốc đồng sẽ vận động cho thầy, thầy không cần phải đi trời Tây mà danh tiếng nếu muốn sẽ đủ đầy cả.”

“Tôi nghĩ, thầy nên ở lại, và nên làm lành với giáo hội cùng các huynh đệ cũ của thầy, rồi trở lại con đường chánh đạo.

“Thầy có thể bị khó một thời gian, nhưng giáo hội thiện lành sẽ giúp thầy sửa sai, tẩy rửa. Thầy không nên chọn con đường cơ hội, làm lợi cho một bên tàn bạo, giảo quyệt khôn cùng kia.

“Chúng khác chi là bọn quỷ dữ, đi với chúng sẽ vĩnh viễn biến thầy và tất cả giáo phái này thành quỷ sa-tăng, tay nhuốm máu như chúng, để rồi cơ đồ của giáo hội thiện lành sẽ hoang tàn vĩnh viễn!”

“Và chính thầy viết trong sách đây, hay không phải là thầy viết? Rằng hãy sám hối khi còn chưa muộn, và hình phạt công tâm chính là giải thưởng hữu ích và cơ hội dọn mình cho người tầm đạo trên đường vượt thử thách, nhất là khi đối diện bản thân với sự lựa chọn giữa tham ác tà và thánh thiện nhân, có phải vậy không?”, Công Lý nói và mắt rưng rung.

“Hà hà! Đúng, chính ta viết thế, mà đó thực ra là ý của Tổ sư, nhưng ngươi đích thị là trò yêu, đồ đệ trung thành và sáng suốt của ta, ta đã không bao giờ chọn sai về ngươi,” giáo chủ nói và cười lớn.

“Các trò, chúng ta hãy ngưng họp. Ai hãy lo việc nấy và về thất của mình!”

Mọi người vẫn đang ngỡ ngàng, chưa hiểu chuyện gì vừa xảy ra, thì giáo chủ nói:

“Hãy về đi, ta chưa đi ngay đâu, ta còn ở lại, lo toan cho mọi người!”

Rồi quay sang Lý, giáo chủ bảo:

“Công Lý, ngươi hãy ở lại, ta có đôi lời!”

Lý liền ở lại.

Chờ mọi người lục tục rời đi hết xong xuôi, giáo chủ vỗ vai Lý, nói:

“Công Lý, con ngồi xuống ghế này, con khá lắm, không phụ công ta đã tin tưởng. Ta sẽ ở lại, theo ý con, nhưng chính con sẽ đi thay ta, con hãy mang hạt giống lành của con gieo cho các nơi, ta sẽ ở lại và trả nghiệp của mình như ý con, rồi chúng ta sẽ sớm gặp lại.”

“Đây là vé phi cơ, chương mục của con, ta cũng đã đưa thêm đủ để con có thể yên tâm mở mang công việc mở mang giáo hội mới ở xứ trời Tây nhiều năm, đừng nói chi tới lộ phí đi đường hẹp hòi nào!”

Lý còn đang định tâm xem tai có nghe nhầm không và định cảm tạ giáo chủ đã tin tưởng, thì giáo chủ đưa mắt, hất hàm về một phía, hô to:

“Người đâu, vào ngay!”

Tức thì, từ phía sau lưng Lý, cánh cửa mở toang ra, cả loạt nòng súng đen ập vào, chĩa thẳng vào lưng của Lý.

Một miếng giẻ bịt mồm và một một mảnh vải đen chụp nhanh che mắt y, tuy Lý vẫn kịp nhìn thấy rồi nghe thấy giáo chủ và Công Thị tay trong tay, cười đắc ý với nhau!

Trong nháy mắt Lý bị lôi đi.

Sớm hôm sau, ngay dưới lòng khu vườn mơ xanh mát của tu viện, nơi đồi trên, xóm dưới liền nhau có gió thường thổi tứ bề, nơi tưởng là phong thanh, cảnh tịnh ấy, dường như đã vùi sâu dưới ba tấc đất vĩnh viễn một giấc mộng của ai xanh mướt chẳng kém gì màu lá cây nơi vườn tiên cõi mộng nào.

Đề rồi, cũng buổi chiều ngày ấy, một phi cơ lữ hành cất cánh nơi phi trường không xa, vút nhanh lên trời, mải miết trôi về trời Tây, để lại sau lưng, một cuốn kinh ai đó đọc dở bên cửa sổ một phòng tu kia.

Những trang kinh bị gió lật cho tơi bời, lật đi, rồi lại lật lại, khiến chẳng còn biết chương nào đang được mở ra hay là còn đang đóng lại nữa…

Ngô Quốc Phương

Đông – Xuân, 2022

Kent, Anh quốc

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 81341)
Từ xưa đến nay, tình mẫu tử luôn là đề tài sáng tác vô tận cho thơ ca nói riêng và văn chương nghệ thuật nói chung. Một cách tự nhiên, Nguyễn Xuân Tường Vy đã chinh phục độc giả bằng chính những dòng viết giản dị, chân thật về tình cảm muôn thuở ấy.
22 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 90505)
Những ngày cuối cùng của cuộc chiến, tháng 4/1975 như vết nước mắt loang dài của miền Trung ngắn dần đi khi dân chúng di tản vào Nam kiệt sức đến không còn nước mắt khóc cho những xác người ven đường.
21 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 86896)
Ông Nguyễn Hưng Quốc là người rất xục xạo đã lôi ra được những vấn đề văn học độc đáo. Cũng trong một bài viết blog, ông đã phát giác ra là nhà văn Nguyễn Huy Thiệp rất thích cái thứ chúng ta thường thả vào bồn cầu! Ông viết : “Trong các truyện ngắn, ông (Nguyễn Huy Thiệp) cho chữ (cứt) ấy xuất hiện khá nhiều, một cách trần trụi, hung hãn, đầy bạo động.
21 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 69418)
Nói như Viện Hàn lâm Thụy điển vào đúng 13 giờ thứ năm 07/10/2010, theo lời thư kí Peter Englund khi ông công bố giải văn chương Nobel 2010 trao tặng cho (Jorje) Mario (Petro) Vargas Llosa, là như sau. Nhà văn xứ Pêru này trúng giải nhờ đã: « Thể hiện và phác họa toàn diện cơ cấu quyền lực và hình ảnh sắc cạnh chạm khắc nỗ lực kháng cự, tinh thần phẫn nộ và thành bại của cá nhơn con người. » Về mặt nghệ thuật: « Ông là nhà văn đã triển khai thuật kể chuyện theo phong cách quả tình kì ảo. » Về mặt con người của mình: « Qua tác phẩm, ta biết ngay ông là một con người say sưa trong hành xử. Hễ thấy mình phản ứng rập theo bổn sắc ấy, ông tỏ ra hết sức rung động và lấy làm vui vô cùng. »
18 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 87366)
Tôi đi ở cho tộc Trần từ lâu lắm. Từ cuối đời Lý. Lúc Trần Thị chỉ vừa cắt nhau. Đêm tháo thai, sống cảnh sinh nở đầu đời nên tâm hồn tôi ngập kinh hãi. Máu từ cửa mình vợ Trần Lý chảy xối, bắn phun tung tóe như bát canh rau dền rơi vãi trên đất. Thứ canh đỏ thẫm, lợn cợn những nhau, thịt, chất nhờn. Trần Thị giẫy, vùng, đôi tay chới với cào cấu vươn tới trong động tác nắm tìm sự sống. Đã biết đi vào đời là đi vào khổ đau, nhưng tôi cũng không ngờ khổ đau to lớn tàn phá đến rách bươm cửa mình vợ Trần Lý. Mỗi cái quẫy mình là mỗi một vũng máu, trào ra, trào cho đến đầy thau. Máu bê bết chẳng khác một pháp trường.
18 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 85194)
Ngày 11/03/2011 , Bẫy rồng bộ phim Việt Nam (action movie) được chờ đợi nhất sau thành công vang dội của Dòng máu anh hùng sẽ chính thức được trình chiếu . Bộ phim được hy vọng sẽ tạo ra một diện mạo mới cho dòng phim action Việt Nam và chứng tỏ sự trưởng thành cũng như sức mạnh của một đội ngũ những nhà làm phim mới, trẻ và nhiều sức sáng tạo.
18 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 98849)
Tôi lên Mã Pì Lèng dạy học. Từ dưới chân núi, tôi cứ nhằm theo chòm bản thấp thoáng trong mỏm đá, tán cây mà leo lên. Trời nóng như đốt nương, vượt dốc, cổ họng khô rát, tưởng như mồ hôi đã cạn kiệt không thể chảy ra được nữa, thì bất chợt gặp một dòng nước từ trên núi chảy xuống, tràn qua cả mặt đường đá. Tôi hồ hởi phanh ngực áo, bỏ ca-táp, cởi dép rọ, đứng một lúc cho mát dịu lại, rồi mới thong thả rửa tay, rửa chân, xúc miệng ba lần, uống một ngụm, xong rồi mới lau mình, gội đầu...
18 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 84238)
Bích Khê tên thật là Lê Quang Lương, sinh ngày 24/3/1916 tại quê ngoại, xã Phước Lộc, quận Sơn Tịnh, nhưng lớn lên tại quê nội thị xã Thu Xà, xã Nghiã Hoà. Hai nơi đều thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Mất ngày 17/1/ 1946, tại Thu Xà.
17 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 92795)
Nguyễn Thị Thảo An sinh ngày 03 tháng 2 năm 1960 tại Sài Gòn, tốt nghiệp đại học sư phạm Sài Gòn, hiện định cư tại Kennesaw Georgia, USA . Tác phẩm : *Tuyển Tập (in chung với 4 tác giả khác) *Bức Phù điêu Khắc Cạn (tập truyện, Văn Mới 2001)
17 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 85293)
LTS: Lê Vương Ngọc tên thật là Lê Đình Quỳnh, xuất thân là giáo sư tư thục Trung học các trường Hưng Yên, Hải Phòng thập niên 1950 và Sài gòn 1960. Ông nhìn vấn đề văn hoá như một “hobby” – Làm thơ, dịch sách, nghiên cứu, biên khảo nhiều về Phân tâm và Di truyền học – Theo quan niệm phê bình sáng tạo của Oscar Wilde…