- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

“CON ĐƯỜNG TÌNH TA ĐI” DẪN VỀ ĐÂU?

19 Tháng Mười 20216:46 CH(Xem: 10319)

MaiAn2021
(Bức tranh nổi tiếng của Henri Rousseau:
“Nàng Thơ và Nhà Thơ” - sáng tác năm1909)

 

 

 

“CON ĐƯỜNG TÌNH TA ĐI” DẪN VỀ ĐÂU?   

Mai An Nguyễn Anh Tuấn   

 

 

Trong ngày Phụ nữ VN 20/10, tôi nhớ đến một bài thơ hay của người anh kết nghĩa, luật sư Trần Đình Hoành đang sống ở Virginia, USA -  người rất quan tâm đến những vấn đề văn hóa - giáo dục đối với thế hệ trẻ trong nước cũng là một tâm hồn thơ lai láng… Trong nhiều bài thơ ông đã làm tặng “nửa kia” của đời mình, có bài thơ đầy rung động:  NHỮNG HOÀNG HÔN TA ĐÃ ĐI QUA.

 

Con đường tình ta đi (*)

Quanh co

Qua những hàng cây rợp lá

Những cánh đồng xanh cỏ mạ

 

Những đàn bò sữa

Nhẩn nhơ

Nắng hong vàng

Những hành trình bình an

Thân ái

Chỉ hai đứa

Một chiếc xe

 

Một con đường

Và bầu trời mênh mang

Những mảng hoàng hôn vàng tím

Lòng ta thấm ngập

Mênh mông sắc màu

 

Từ những hoàng hôn ta đã đi qua…

 

Trần Đình Hoành

 

 (For my wife Trần Lê Túy-Phượng

Lake of the Woods

Virginia, USA

Tuesday, August 16, 2011)

_________

(*)  “Con đường tình ta đi” là tên của một con đường ở Virginia.

 

Bài thơ tựa một khúc du ca trong trẻo, cất lên giữa chiều thu yên bình, giữa khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của một miền quê Bắc Mỹ, xuyên qua một con đường quanh co rợp bóng cây mang tên “Con đường tình ta đi”- cái tên như một thứ “định mệnh” ngọt ngào đối với hai người…

 

Họ đi trong buổi hoàng hôn, ngẩng nhìn bầu trời mênh mang có những chiếc lá vàng loáng ánh chiều tà đang xoay tít, và rơi mãi vào trong hoài niệm… “Chỉ hai đứa/ Một chiếc xe…” Họ đi bằng gì, điều đó không quan trọng. Có thể là một chiếc xe du lịch đời mới. Có thể là một chiếc xe đạp. Có thể là một chuyến xe bò thổ mộ giống ở miền Trung Nam Bộ hồi nào. Cũng có thể dắt tay nhau đi bộ… Nếu không có “những cánh đồng xanh cỏ mạ” và “những đàn bò sữa nhẩn nhơ nắng hong vàng” làm hậu cảnh thì người đọc hoàn toàn có thể hình dung hai người đó giống đôi bạn Nàng Thơ và Nhà Thơ trong tranh của danh họa Pháp Henri Rousseau hồi đầu thế kỷ trước. Con người và cảnh vật hài hòa, đồng cảm, quyến luyến, xa lạ với mọi thứ ồn ào dung tục, con người khao khát “Những hành trình bình an/ Thân ái” – như trong mộng tưởng cao vời của nhân loại từ  thuở xưa…

 

Nhưng hiện tại thì đôi lứa trong bài thơ lúc này cũng đang được hưởng “Những hành trình bình an/ Thân ái” đó mà chỉ con đường vắng xa ngái và “Những mảng hoàng hôn vàng tím” làm xáo động tâm can. Chỉ có điều, tâm can xáo động ấy lại là “Mênh mông sắc màu” khi ký ức ùa ngập về “Từ những hoàng hôn ta đã đi qua…” Hai con người say đắm thiên nhiên và biết lắng nghe những gì sâu thẳm nhất của lòng mình lên tiếng. Họ như hiểu nhau qua từng ánh mắt, nụ cười, và không hề giống như những kẻ đang phải chạy trốn khỏi những khung cảnh gay gắt, máu lửa – bởi họ cùng mang theo trong mình vẻ đẹp của “những hoàng hôn ta đã đi qua”, biết sống trọn vẹn với từng cung bậc cảm xúc trong lành nhất, đặc biệt là trước Thiên nhiên kỳ diệu, vĩnh cửu. Đột nhiên họ trở thành thi sĩ- dù chỉ là trong những khoảnh khắc, nhưng cũng đủ tạo ra bao hạt ngọc quý của tâm hồn góp phần làm bền chắc hơn, tỏa sáng hơn những giá trị Nhân bản của cuộc đời.

 

Đọc bài thơ này tôi bỗng nhớ tới đoạn kết một bài thơ buồn của nhà thơ Pháp G. Apollinaire, bài “Automne malade” (Mùa thu đau ốm) :

 

Les feuille

Qu’on foule

Un train

Qui roule

La vie

S’écoule

 

(Những chiếc lá (rơi) / Gót người đi / Một con tàu / Đang lăn bánh / Cuộc đời / Cứ thế trôi)

 

Có điều, nếu trong  “Automne malade”, cảm xúc của nhà thơ buồn tê tái, khi mà “Gió và rừng cứ khóc mãi không thôi” (Le vent et forêt qui pleurent), thì trong bài thơ “Những hoàng hôn ta đã đi qua”  lại thấy “Lòng ta thấm ngập” những “sắc màu” và mối đồng cảm với vẻ đẹp của chiều tà trong những kỷ niệm êm đềm, thi vị. Âu đó cũng là hai trạng thái tâm hồn khác nhau của con người trong một đời người…

 

 

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 84124)
B ắt chước nhà văn Song Thao, tôi dùng vỏn vẹn chỉ một chữ, làm tựa đề cho cuộc trao đồi này. Nhà văn Song Thao cư ngụ cùng thành phố với tôi, mặc dầu chẳng “cách hai đoạn đường dài”, mặc dù không “cách nhau một dậu mồng tơi”… nhưng gạt bỏ vấn đề địa hình nhiêu khê nọ, chúng tôi luôn gần kề trong gang tấc, bởi giản dị, chúng tôi cùng táy máy “vọc chữ” dưới ngôi nhà chung: Văn chương. Lần chuyện trò này, hình thành do hai điều: Thứ nhất, những người bạn phương xa của tôi vẫn thường dọ hỏi: Song Thao là ai? Thứ hai, cách đây mấy hôm, nhà văn chung “phường khóm” với tôi đã vừa in xong cuốn Phiếm số 9. Để câu chuyện đi gần với tinh thần “vui thôi mà” của cố thi sĩ Bùi Giáng, tôi tránh hỏi tới những vấn đề nặng nề, nghiêm trọng của tình hình đất nước. Hy vọng những người từng tủm tỉm cười khi đọc Phiếm, sẽ hay biết đôi điều về tác giả, vốn kín tiếng nhưng rất sung (hiểu ở nghĩa viết mạnh). Hồ Đình Nghiêm
22 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 117015)
H ình như tôi bắt đầu yêu anh. Rất mơ hồ, nhẹ nhàng. Thật lạ lùng khi tôi không muốn ngăn chặn sự phát triển của tình cảm âm thầm đó, mà như còn muốn vun đắp cho nồng nàn thêm. Tưởng vô tâm mà lại như cố tình. Tưởng đùa vui mà hóa ra lại đau đớn. Mà, đau đớn thật. Và vô duyên nữa. Cuộc đời đang bình thản êm đềm bên Matt tự nhiên bị xáo trộn, bị đảo tung mọi trật tự.
22 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 107408)
H ọ đã lặn ở một chiều sâu nhất mà họ có thể làm được. Họ không nói gì được với nhau. Người cha bao giờ cũng bám sát cạnh con, cái khoảng cách giữa hai người trước sau chỉ dài bằng đúng một chiều dài của người cha. Ông vừa lặn vừa nghĩ, một là cả hai cha con cùng thoát, hai là một mình nó thoát. Nhất định không phải chỉ một mình ta. Nó còn trẻ, nó cần sống hơn mình.
21 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 107936)
d ấu vết bàn chân trên lối đi không màu nhiều nỗi buồn trong anh đã nhập viện không có chỗ nằm sao nỗi buồn không chết ngay trên đường nhập viện mà đòi theo cái chết khốn nạn đời anh
21 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 111991)
B iển tràn vào thành phố dải Phù Tang mặn chát lệ mùa khô ... Họ đã chết nhưng những nhành hoa Anh Đào vẫn thăng hoa nỗi khốn khó trước ngọn Phú Sĩ
20 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 99690)
T ôi trở về ngôi nhà của gia đình sau hơn hai mươi năm xa cách. Ngôi nhà chừng như không thay đổi mấy ở mặt tiền. Vẫn ba gian tường quét vôi trắng, điểm một vài khung cửa khép hờ, một chái bếp ở hiên sau và mảnh sân con vuông vức nơi lối ra vào. Dấu tích của thời gian chỉ ẩn hiện lờ mờ từng đốm ố trên vách tường cũ, đã ngả màu cháo lòng và loang lổ đây đó như những vệt mụt nhọt thâm sâu...
19 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 89950)
. . Với tôi, thơ không rao truyền một ngôn ngữ nào to tát: thơ chỉ là tâm sự, là “một chút riêng tư”trao gởi người thân, bạn bè, những kẻ đồng hành biết, và sẽ quen.” . . .
17 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 72084)
C húng tôi tiếp đón những người khách đầu tiên của chương trình 500 lịch sử phỏng vấn, với niềm hân hoan xen lẫn xúc động. Tưởng rằng sẽ rất bỡ ngỡ và khó khăn khi phỏng vấn một người lạ về những gì rất riêng tư, thế nhưng mọi việc đã trôi qua thật êm đềm, nỗi thương đau cũng như niềm hạnh phúc của từng người đã được chia sớt trong ân cần và thương cảm.
15 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 71621)
.. . M ắt thuyền của Nguyễn Xuân Tường Vy là một minh chứng về kiếm tìm và kiến tạo bản sắc của một cây bút. Mười hai tác phẩm của chị đã cho tôi những trải nghiệm thú vị. Khi dấn bước vào con đường văn chương chữ nghĩa, có lẽ ai cũng mong cho mình sẽ có được bước khởi đầu thuận lợi. Song con đường đến thành công thường luôn chứa đựng nhiều thử thách. Một khi được tôi luyện qua thử thách, mỗi cây bút sẽ trưởng thành hơn, vững vàng hơn: “ Có thể vượt qua thế giới lớn lao của loài người, không phải bằng cách tự xóa bỏ mình đi mà bằng cách mở rộng bản sắc của chính mình ” (R. Tagor)
15 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 86208)
N hư nhiều người, khi đọc bài “Tìm Thăm Nguyễn Hữu Đang” của Phùng Quán, chúng tôi rất xúc động. Cụ là một người xuất sắc về đủ mọi lãnh vực: văn chương, khoa học, chính trị, thông thạo nhiều thứ tiếng, mà suốt hơn 50 năm qua đã bị đọa đầy đến cùng cực...