- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

“CON ĐƯỜNG TÌNH TA ĐI” DẪN VỀ ĐÂU?

19 Tháng Mười 20216:46 CH(Xem: 10004)

MaiAn2021
(Bức tranh nổi tiếng của Henri Rousseau:
“Nàng Thơ và Nhà Thơ” - sáng tác năm1909)

 

 

 

“CON ĐƯỜNG TÌNH TA ĐI” DẪN VỀ ĐÂU?   

Mai An Nguyễn Anh Tuấn   

 

 

Trong ngày Phụ nữ VN 20/10, tôi nhớ đến một bài thơ hay của người anh kết nghĩa, luật sư Trần Đình Hoành đang sống ở Virginia, USA -  người rất quan tâm đến những vấn đề văn hóa - giáo dục đối với thế hệ trẻ trong nước cũng là một tâm hồn thơ lai láng… Trong nhiều bài thơ ông đã làm tặng “nửa kia” của đời mình, có bài thơ đầy rung động:  NHỮNG HOÀNG HÔN TA ĐÃ ĐI QUA.

 

Con đường tình ta đi (*)

Quanh co

Qua những hàng cây rợp lá

Những cánh đồng xanh cỏ mạ

 

Những đàn bò sữa

Nhẩn nhơ

Nắng hong vàng

Những hành trình bình an

Thân ái

Chỉ hai đứa

Một chiếc xe

 

Một con đường

Và bầu trời mênh mang

Những mảng hoàng hôn vàng tím

Lòng ta thấm ngập

Mênh mông sắc màu

 

Từ những hoàng hôn ta đã đi qua…

 

Trần Đình Hoành

 

 (For my wife Trần Lê Túy-Phượng

Lake of the Woods

Virginia, USA

Tuesday, August 16, 2011)

_________

(*)  “Con đường tình ta đi” là tên của một con đường ở Virginia.

 

Bài thơ tựa một khúc du ca trong trẻo, cất lên giữa chiều thu yên bình, giữa khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của một miền quê Bắc Mỹ, xuyên qua một con đường quanh co rợp bóng cây mang tên “Con đường tình ta đi”- cái tên như một thứ “định mệnh” ngọt ngào đối với hai người…

 

Họ đi trong buổi hoàng hôn, ngẩng nhìn bầu trời mênh mang có những chiếc lá vàng loáng ánh chiều tà đang xoay tít, và rơi mãi vào trong hoài niệm… “Chỉ hai đứa/ Một chiếc xe…” Họ đi bằng gì, điều đó không quan trọng. Có thể là một chiếc xe du lịch đời mới. Có thể là một chiếc xe đạp. Có thể là một chuyến xe bò thổ mộ giống ở miền Trung Nam Bộ hồi nào. Cũng có thể dắt tay nhau đi bộ… Nếu không có “những cánh đồng xanh cỏ mạ” và “những đàn bò sữa nhẩn nhơ nắng hong vàng” làm hậu cảnh thì người đọc hoàn toàn có thể hình dung hai người đó giống đôi bạn Nàng Thơ và Nhà Thơ trong tranh của danh họa Pháp Henri Rousseau hồi đầu thế kỷ trước. Con người và cảnh vật hài hòa, đồng cảm, quyến luyến, xa lạ với mọi thứ ồn ào dung tục, con người khao khát “Những hành trình bình an/ Thân ái” – như trong mộng tưởng cao vời của nhân loại từ  thuở xưa…

 

Nhưng hiện tại thì đôi lứa trong bài thơ lúc này cũng đang được hưởng “Những hành trình bình an/ Thân ái” đó mà chỉ con đường vắng xa ngái và “Những mảng hoàng hôn vàng tím” làm xáo động tâm can. Chỉ có điều, tâm can xáo động ấy lại là “Mênh mông sắc màu” khi ký ức ùa ngập về “Từ những hoàng hôn ta đã đi qua…” Hai con người say đắm thiên nhiên và biết lắng nghe những gì sâu thẳm nhất của lòng mình lên tiếng. Họ như hiểu nhau qua từng ánh mắt, nụ cười, và không hề giống như những kẻ đang phải chạy trốn khỏi những khung cảnh gay gắt, máu lửa – bởi họ cùng mang theo trong mình vẻ đẹp của “những hoàng hôn ta đã đi qua”, biết sống trọn vẹn với từng cung bậc cảm xúc trong lành nhất, đặc biệt là trước Thiên nhiên kỳ diệu, vĩnh cửu. Đột nhiên họ trở thành thi sĩ- dù chỉ là trong những khoảnh khắc, nhưng cũng đủ tạo ra bao hạt ngọc quý của tâm hồn góp phần làm bền chắc hơn, tỏa sáng hơn những giá trị Nhân bản của cuộc đời.

 

Đọc bài thơ này tôi bỗng nhớ tới đoạn kết một bài thơ buồn của nhà thơ Pháp G. Apollinaire, bài “Automne malade” (Mùa thu đau ốm) :

 

Les feuille

Qu’on foule

Un train

Qui roule

La vie

S’écoule

 

(Những chiếc lá (rơi) / Gót người đi / Một con tàu / Đang lăn bánh / Cuộc đời / Cứ thế trôi)

 

Có điều, nếu trong  “Automne malade”, cảm xúc của nhà thơ buồn tê tái, khi mà “Gió và rừng cứ khóc mãi không thôi” (Le vent et forêt qui pleurent), thì trong bài thơ “Những hoàng hôn ta đã đi qua”  lại thấy “Lòng ta thấm ngập” những “sắc màu” và mối đồng cảm với vẻ đẹp của chiều tà trong những kỷ niệm êm đềm, thi vị. Âu đó cũng là hai trạng thái tâm hồn khác nhau của con người trong một đời người…

 

 

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Ba 202411:17 SA(Xem: 1709)
The fact that Ho Chi Minh proclaimed Vietnamese independence and the formation of the Democratic Republic of Viet Nam [DRVN] on September 2, 1945 did not assure its international recognition. The French—reactionaries and progressive alike— adamantly insisted on the reintegration of Indochina into the French Empire, by force if necessary. Other great powers, for various reasons, independently supported the French reconquest.
07 Tháng Hai 20242:19 SA(Xem: 2762)
Bài này, “Cái Tôi kỳ việt và Âm bản Thành phố/Tình yêu trong thơ tự do Thanh Tâm Tuyền”, được phát triển, bổ sung và mở rộng từ bài viết gốc năm 1986, với tựa “Thanh Tâm Tuyền, người thi sĩ ấy”, theo tinh thần tựa đề “L’Homme, cet Inconnu” (1935) (Con Người, kẻ Xa Lạ ấy) của Alexis Carrel (Nobel 1912). Một vài chủ đề đã được đưa vào, hay tô đậm, qua một cái nhìn hồi cố và tái thẩm, để làm đầy đặn và làm rõ hơn các đường nét về thơ Thanh Tâm Tuyền, vốn, trong bản gốc nguyên thuỷ, đã được vạch ra nhưng chưa được khai thác kỹ.
07 Tháng Hai 20241:35 SA(Xem: 2672)
Người ta thường chỉ nói về thơ Thanh Tâm Tuyền ở cái thời tuổi trẻ của ông, và gần như không có ai nói kỹ (hoặc tương đối kỹ) về tập “Thơ Ở Đâu Xa”, kết tinh bởi những bài thơ thời sau này của Thanh Tâm Tuyền, đặc biệt là thời ông đã đi qua những hào quang của tuổi trẻ mình, và cũng là thời mà ông đang đi vào, đang đi qua những hiện thực sống động nhất, theo một nghĩa nào đó, của thân phận con người, nói chung, và thân phận thi sĩ, nói riêng, của chính ông. Cũng có ý kiến cho rằng thơ Thanh Tâm Tuyền, trong giai đoạn này, chỉ là thơ thời khổ nạn, tù đầy, không có mấy điều đáng bàn. Ý kiến đó có lẽ nên được xét lại. Con người thi sĩ, đặc biệt những con người thi sĩ với chiều sâu và kích thước như của Thanh Tâm Tuyền, có thể tự thể hiện phong cách độc đáo của mình, tự khám phá hoặc đổi mới mình, trong tứ, trong từ, trong hình ảnh, suy tư mình, trên các mặt ngữ âm, ngữ nghĩa, tiết nhịp, điệu thức, thể loại… trong bất kỳ hoàn cảnh hiện sinh nào của họ.
23 Tháng Mười 20237:38 CH(Xem: 5110)
Even prior to the termination of the war in Europe in the summer of 1945, the United States and the Soviet Union stood out as the leading Great Powers. The United States emerged as the most powerful and richest nation, envied by the rest of the world due to its economic strength, technological and military power. Meanwhile, the Soviet Union surprised all world strategists with its military might. Despite its heavy losses incurred during the German invasion—1,700 towns and 70,000 villages reportedly destroyed, twenty million lives lost, including 600,000 who starved to death in Leningrad alone, and twenty-five million homeless families—after 1942 the Red Army convincingly destroyed German forces and steadily moved toward Berlin.
31 Tháng Tám 202311:33 CH(Xem: 5915)
Sunday afternoon, September 2, 1945. High on a stage at Cot Co [Flag Pole] park—which was surrounded by a jungle of people, banners, and red flags—a thin, old man with a goatee was introduced. Ho Chi Minh—Ho the Enlightened—Ho the Brightest—a mysterious man who had set off waves of emotion among Ha Noi's inhabitants and inspired countless off-the-record tales ever since the National Salvation [Cuu Quoc], the Viet Minh organ, had announced the first tentative list of the "Viet Minh" government on August 24. It was to take the Vietnamese months, if not years, to find out who exactly Ho Chi Minh was. However, this did not matter, at least not on that afternoon of September 2. The unfamiliar old man — who remarkably did not wear a western suit but only a Chinese type "revolutionary" uniform — immediately caught the people's attention with his historic Declaration of Independence. To begin his declaration, which allegedly bore 15 signatures of his Provisional Government of the Democ
05 Tháng Ba 20248:43 CH(Xem: 1595)
Em là sen Hồng thắm / Ngát hồn anh chiêm bao / Đêm dịu dàng xanh thẫm / Sen cười rất ngọt ngào
24 Tháng Hai 20242:39 CH(Xem: 2874)
Mà thơ. chấm. tới phẩy, nào / Dụi mắt. cắm một ngọn sào du dương / Không dưng / nghe một nạm buồn / Hai tay bụm lại / đầu nguồn thiết tha / Suối rất mệt giữa khe già / Tinh anh của đá / ném / xa / đường gần
14 Tháng Hai 20241:28 SA(Xem: 2206)
Tôi đưa tay gõ vào hư ảo / Chân lý mày đang trốn chỗ nào / Hóa ra đen đỏ hai màu áo / Chỉ để làm trò chơi khó nhau
14 Tháng Hai 20241:15 SA(Xem: 1693)
Này anh bạn – anh thấy không / Sự lộng lẫy không nhường chỗ cho điều gì hài hước / Chỉ tiếng nấc thanh xuân mềm yếu / Trên quảng trường nơi vũ hội đàn ông / Vỡ thành cơn địa chấn.
13 Tháng Hai 202411:57 CH(Xem: 1951)
Ngô Thế Vinh là một tên tuổi đã thành danh ngay từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam. Ông đoạt Giải Văn Học Nghệ Thuật VNCH năm 1971 với tác phẩm Vòng Đai Xanh. Sau này ông có thêm hai giải thưởng: 1) Giải Văn Học Montréal 2002 Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do với Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng và 2) Giải Văn Việt Đặc Biệt 2017 với Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch. Một trùng hợp thật ngẫu nhiên khi tạp chí văn học nghệ thuật Ngôn Ngữ phát hành vào tháng 2-2024 cũng vào dịp Tết Giáp Thìn 2024 ra số đặc biệt giới thiệu Bác sĩ / Nhà văn / Nhà hoạt động môi sinh Ngô Thế Vinh. Năm Rồng, giới thiệu người kết nghĩa với Cửu Long, tưởng không còn gì thích hợp hơn.