- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

ĐÔI MẮT

09 Tháng Mười 20218:46 CH(Xem: 12839)


thai thanh- DoiMat

    Thơ       

Thái Thanh      

ĐÔI MẮT    

 


tôi bắt gặp đôi mắt này của em trong đoàn người tháo chạy rời bỏ Sài gòn về lại quê xa

đôi mắt đỏ còn đọng ngấn lệ chôn chặt nỗi lòng

đôi mắt còn rất trẻ, còn rất thiện lành

còn biết bao hoài bão giữa cuộc đời trước mặt

em chưa đủ tuổi già như tuổi của tôi

để biết cuộc đời phù du mà buông bỏ

em chỉ biết lối thoát cho cuộc đời mình không còn nữa.

 

khép lại lòng, buông thỏng mà đi

về đi thôi, về với mẹ, với ba, với dòng sông quê cũ

với muôn nỗi ngậm ngùi chất chứa trọn niềm đau

con ngựa sắt đưa em rời chiến trận

em thua rồi, tháo chạy đi thôi.

 

bảo vật em còn phía trước là hủ tro cốt của nàng, phía sau là vòng tay ôm của bé

cần tựa nhau một mái ấm yêu thương

nước mắt nào đọng lại trong lòng mắt

nỗi đau nào cứa nát tim đau

sài gòn ơi yêu dấu của em đâu

còn lưu dấu trong đôi mắt em ngày trở về

quê xa cũ.

 

ôi đôi mắt thiện lành, đôi mắt khóc nhân gian

đôi mắt làm tim tôi thấy nhói...

 

Thái Thanh

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Tư 20229:16 CH(Xem: 8796)
Nói một cách đầy đủ là: Nguyễn Du - người Việt Nam đầu tiên đã tìm mọi cách giúp Dân tộc mình “thoát Trung” - một khái niệm hiện đại mang ý nghĩa Địa-Chính trị, Địa-Lịch sử trọn vẹn, có tính thời sự sâu sắc.
13 Tháng Tư 20228:56 CH(Xem: 9368)
nghe chiều vàng nắng xuống sân nhìn em tàn lá cây mân đỏ nhòe hai tay anh đưa lên che rụng em trái chín ươm hòe đôi vai
02 Tháng Tư 20221:01 SA(Xem: 8914)
Tiếng chim lảnh lót / Sương giọt long lanh / Ban mai lấp lánh trên cành / Gọi ngày nắng mới trong lành dịu êm
02 Tháng Tư 202212:34 SA(Xem: 8798)
Tôi sinh ra ở Hà Nội, và xa Hà Nội năm tôi 18 như một bài ca người ta thường hát. Tôi cũng có người em mười sáu trăng tròn. Khi cả hai cùng di cư vào Nam năm 54, gặp nhau lại. Mối tình học trò đó, như bong bóng mùa mưa tan lúc nào không hay. Bốn mươi năm sau, tôi trở lại Hà Nội vào mùa Thu, năm mới mở cửa, đường phố, nhà cửa gần như không thay đổi, nhưng cũ đi nhiều
30 Tháng Ba 202210:46 CH(Xem: 8392)
Nhận được tin buồn / Nhà thơ - nhà văn HUY PHƯƠNG / LÊ NGHIÊM KÍNH Pháp danh Thiện Bảo / Sinh ngày 25 tháng 6 năm 1937 tại Huế Cựu Giáo sư Trung học Nguyễn Hoàng, Quảng Trị / Cựu sinh viên sĩ quan Khóa 16 Trừ bị Thủ Đức Tạ thế ngày 25.2.2022 tại Anaheim, California – Hoa kỳ / hưởng thọ 86 tuổi.
27 Tháng Ba 202211:27 CH(Xem: 10914)
Em níu bàn tay / Anh buông bàn tay / Em níu vạt nắng chiều / Anh vươn màu nắng sớm / Anh đi qua rồi / Để em ở lại / Nhặt nhạnh những vui buồn / Cuộn sợi khói quạnh hiu.
20 Tháng Ba 20228:41 CH(Xem: 8835)
Không quên hỏi em đang ở đâu. Loay hoay rất lâu với nét chữ vòng vo, tội nghiệp, em viết cho tôi số phone, địa chỉ. Tránh câu hỏi em đang làm gì, tôi chỉ nói khéo: Việc em làm có vui không? Và bằng giọng rất thản nhiên không ngờ, em nói đúng như lời tôi đã nghe từ 30 năm trước: ” Dạ, em làm đĩ ”.
19 Tháng Ba 202211:54 CH(Xem: 8798)
Sau một đợt công tác phía Nam, hắn bị, đúng hơn là tự nhốt mình trên tầng ba để bảo vệ gia đình hắn: vợ trẻ, hai đứa con gái chưa trưởng thành và bà mẹ đang gần đất xa trời… Trước đợt hắn đi xa, cả Hà Nội đã nháo nhác lên vì F0, ở đâu cũng thấy F0, bạn bè hắn liên tục báo tin bị F0! Cho nên, lúc trở về, hắn tình nguyện cách ly với mọi người, kiểu “i-zô-lê” (isolé) mà hắn sực nhớ ra khái niệm được biết từ hồi làm phim về một người tù số vuông bị lao ở ngục đá Sơn La. Sau 4 hôm bình thường, người bỗng mệt mỏi, họng đau rát. “Thế là ông bị rồi! Đi như ngựa vía mà không bị mới tài!” - vợ hắn kêu lên như cha chết.
18 Tháng Ba 202210:59 CH(Xem: 10100)
Khuôn mặt của quả trứng dập / rạn từng mảnh tự ti / ồ không. những viên đạn nối kết biểu cảm tội ác kẻ gây chiến / dễ gì nuốt trôi
18 Tháng Ba 202210:50 CH(Xem: 7794)
Cuốn To Our Grand Children with Love độc đáo ở chỗ là người cầm nó trên tay không phải là một độc giả mà chính là đồng tác giả với hai vị chấp bút: Giáo sư tiến sĩ Nguyễn-Lâm KimOanh và luật sư tiến sĩ Lưu Nguyễn Đạt. Vì thế, đây không phải là một “cuốn sách” theo định nghĩa, hình thức và nội dung thông thường. Tiểu đề của tập sách này cho thấy đây là một “công trình”, một sự hợp tác giữa thế hệ ông bà và thế hệ các cháu, bắt đầu từ ông bà, những người từng sống qua nhiều chặng đường lịch sử và địa lý, muốn kết nối với thế hệ Việt Nam trẻ, sinh trưởng và lớn lên ở Hoa Kỳ.