- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

VĨNH BIỆT NHÀ THƠ NHÀ VĂN HUY PHƯƠNG

30 Tháng Ba 202210:46 CH(Xem: 8613)

PHÂN ƯU

Nhận được tin buồn

 

Nha van Huy Phuong

 

Nhà thơ nhà văn HUY PHƯƠNG

LÊ NGHIÊM KÍNH

Pháp danh Thiện Bảo

 

  Sinh ngày 25 tháng 6 năm 1937 tại Huế

 

Cựu Giáo sư Trung học Nguyễn Hoàng, Quảng Trị

Cựu sinh viên sĩ quan Khóa 16 Trừ bị Thủ Đức

 

Tạ thế ngày 25.2.2022 tại Anaheim, California – Hoa kỳ

 

hưởng thọ 86 tuổi.

 

Xin chân thành chia buồn cùng tang quyến 

Nguyện cầu hương linh nhà thơ nhà văn HUY PHƯƠNG sớm tiêu diêu miền cực lạc.

 

 

Gia đình Nguyên Vũ Vũ Ngự Chiêu

Gia đình Đặng Hiền

  Tạp Chí Hợp-Lưu cùng Văn Thi Hữu

 

 

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU

 

 

 

 

 

 

 

 

TIỂU SỬ  NHÀ THƠ NHÀ VĂN HUY PHƯƠNG:

 

Nhà thơ- nhà văn Huy Phương tên thật là Lê Nghiêm Kính, sinh năm 1937 tại Huế.

Ông nguyên là Sĩ Quan Thông Tin & Báo Chí VNCH và bị tù trong các trại tập trung của CS bảy năm sau 1975.

Ông qua Mỹ từ năm 1990.

Huy Phương là người viết rất sớm, năm 15 tuổi (1952), ông đã có thơ và tuỳ bút đăng trên Tuần Báo Đời Mới tại Saigon do Ông Trần Văn Ân chủ trương.

Ông đã cộng tác với báo Người Việt, Hệ Thống Saigon Nhỏ và Báo Trẻ, Thời Báo (Canada), đài Phát thanh Việt Nam (Oklahoma) và đài truyền hình SBTN tại Hoa Kỳ.

Ông sở trường với thể loại tạp ghi, viết về sinh hoạt và tâm tình của người Việt trên đất Mỹ.

Tác Phẩm:

- Mắt Đêm Dài (thơ) năm 1960

- Mây Trắng Đồn Xa (truyện) năm 1966

- Chúc Thư Của Một Người Lính Chết Già (thơ)

- Nước Mỹ Lạnh Lùng 2003

- Đi Lấy Chồng Xa 2006

- Ấm Lạnh Quê Người 2007

- Hạnh Phúc Xót Xa - 2010

- Sóng Vỗ Bèo Trôi

- Nước Non Nghìn Dặm

- Quê Hương Khuất Bóng

- Quê Nhà - Quê Người

- Tuyển Tập 80 Huy Phương- Ga Cuối Đường Tàu

- Tuyển Tập Huy Phương "Như Một Lời Chia Tay".

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Tư 20221:33 SA(Xem: 10538)
Cầm tay biền biệt / mà nói không cùng / vì trời mưa dột / ướt mềm vai chung
27 Tháng Tư 20223:24 CH(Xem: 10824)
Những ngày 11, 12 tuổi, vào những năm 73-74, tôi say mê Phan Nhật Nam. Anh trở thành thần tượng của tuổi thơ, với những ngày dài trên quê hương, những ngày bi thảm, những ngày thê lương, những ngày gẫy vụn, trong nỗi sợ khốn cùng. Nỗi sợ trái lựu đạn đã bật kíp. Nỗi đau vô hình của đồng ruộng ẩn chứa triệu trái mìn. Nỗi đau thắt ruột của người cha xếp xác con, trên đoạn đường từ Quảng Trị về Huế. Trong bất mãn của người lính trước một hậu phương vô ơn. Của người lính miền Nam phải tự vệ giữa một thế giới làm ngơ những thảm sát tập thể ở bãi Dâu, ở trường tiểu học Cai Lậy. Khác những nhà văn quân đội khác, tính chất bi tráng của một xã hội dân sự thời chiến phủ trùm lấy bút ký của Phan Nhật Nam, vượt lên trên các trận đánh. Không phải Mùa hè đỏ lửa, mà Tù binh và Hòa bình, Dọc đường số 1, Dấu binh lửa mới thực sự ghi lại suy nghĩ của một quân nhân trong chiến tranh. Bên cạnh, nhật ký của Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc chỉ là những tiểu xảo của những sản phẩm được biên tập.
20 Tháng Tư 202210:00 CH(Xem: 9419)
Năm em lên ba, bố tôi bỏ lại người vợ trẻ và hai đứa con thơ lên đường tập kết. Tôi hơn em sáu tuổi. Chín tuổi con nhà nghèo khôn lắm, tôi đủ khôn để thấy khuôn mặt mẹ buồn hiu hắt, những tiếng thở dài và những giọt nước mắt âm thầm của mẹ trong đêm. Chín tuổi, tôi đã biết mình là người nam độc nhất trong gia đình, đã biết ẵm bồng đút cơm cho em và vỗ về em mỗi khi em khóc. Chín tuổi, tôi đã biết tắm rửa, thay áo thay quần cho em, cõng em đi chơi và dỗ cho em ngủ.
19 Tháng Tư 202211:21 CH(Xem: 10435)
chỉ là cảm giác, anh biết không / một cái gì đó ta không thể cầm, nắm, bắt và ngăn / trói bàn chân, em cố ngồi dậy mà vẫn không thể bước / hình như chúng ta mỗi người trôi về một hướng / hình như em không còn là em / hinh như anh không còn là anh /
13 Tháng Tư 20229:16 CH(Xem: 8884)
Nói một cách đầy đủ là: Nguyễn Du - người Việt Nam đầu tiên đã tìm mọi cách giúp Dân tộc mình “thoát Trung” - một khái niệm hiện đại mang ý nghĩa Địa-Chính trị, Địa-Lịch sử trọn vẹn, có tính thời sự sâu sắc.
13 Tháng Tư 20228:56 CH(Xem: 9624)
nghe chiều vàng nắng xuống sân nhìn em tàn lá cây mân đỏ nhòe hai tay anh đưa lên che rụng em trái chín ươm hòe đôi vai
02 Tháng Tư 20221:01 SA(Xem: 9078)
Tiếng chim lảnh lót / Sương giọt long lanh / Ban mai lấp lánh trên cành / Gọi ngày nắng mới trong lành dịu êm
02 Tháng Tư 202212:34 SA(Xem: 8896)
Tôi sinh ra ở Hà Nội, và xa Hà Nội năm tôi 18 như một bài ca người ta thường hát. Tôi cũng có người em mười sáu trăng tròn. Khi cả hai cùng di cư vào Nam năm 54, gặp nhau lại. Mối tình học trò đó, như bong bóng mùa mưa tan lúc nào không hay. Bốn mươi năm sau, tôi trở lại Hà Nội vào mùa Thu, năm mới mở cửa, đường phố, nhà cửa gần như không thay đổi, nhưng cũ đi nhiều
27 Tháng Ba 202211:27 CH(Xem: 11179)
Em níu bàn tay / Anh buông bàn tay / Em níu vạt nắng chiều / Anh vươn màu nắng sớm / Anh đi qua rồi / Để em ở lại / Nhặt nhạnh những vui buồn / Cuộn sợi khói quạnh hiu.
20 Tháng Ba 20228:41 CH(Xem: 8915)
Không quên hỏi em đang ở đâu. Loay hoay rất lâu với nét chữ vòng vo, tội nghiệp, em viết cho tôi số phone, địa chỉ. Tránh câu hỏi em đang làm gì, tôi chỉ nói khéo: Việc em làm có vui không? Và bằng giọng rất thản nhiên không ngờ, em nói đúng như lời tôi đã nghe từ 30 năm trước: ” Dạ, em làm đĩ ”.