- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NGÀY MỚI

02 Tháng Tư 20221:01 SA(Xem: 9079)
nguoi mau

Photo: Nguyên Doãn / Người mẫu Thúy Loan



Nhật Quang 
   

NGÀY MỚI     

 

Tiếng chim lảnh lót

Sương giọt long lanh

Ban mai lấp lánh trên cành

Gọi ngày nắng mới trong lành dịu êm

 

Bên thềm hương nhẹ

Cúc hé nở hoa

Vườn Xuân ong, bướm la đà

Thơm hương hoa cỏ mượt mà êm mơ

 

Tuổi thơ đến lớp

Nắng rợp sân trường

Tuổi hoa mộng đẹp vấn vương

Bằng lăng tím nở ngát hương học trò

 

Con đò rời bến

Mẹ đến chợ xa

Bó rau, mớ tép, ký cà

Đói no một thuở mặn mà tình quê

 

Triền đê rợp mát

Khúc hát mùa sang

Chào ngày nắng ấm thênh thang

Vui mùa lúa trĩu bông vàng ấm no.

 

                                      Nhật Quang

 

 

KÝ ỨC SÔNG QUÊ

 

Ta bơi ngượcvào ký ức…

nơi dòng sông tắm mát tuổi thơ

trên những con đò

chở trăng về xuôi, ngược đêm rằm mênh mông

kìa lam chiều khói toả

đọng hiền trong mắt mẹ chiều nay

 

Chiều bên hiên

bình yên nghe câu hát mà say

à… ơi! êm ả lời ru

nôi hồng xưa kẽo kẹt

câu hát vút qua rặng  tre

cong vòng nỗi nhớ!

 

Xa xa vàng cánh đồng ươm mật

miền ký ức…nghe sông quê hát

chiều ngủ say

con đò gác mái chèo

kỷ niệm nào-  ngày ấy còn chăng?

 

Ai gánh nước giẫm hồn trăng

ai gọi ta trôi về kỷ niệm …

dòng sông quê hiền hòa

nơi thời gian nào lưu luyến

mùa rạ thơm, hay những cánh cò?

 

Tiếng bìm bịp gọi bầy

tiếng chim sẻ ríu rít ban trưa

như trốn vào vai mẹ

gió chiều nay cười khe khẽ

dường như thơ

bên lối nhỏ đi về

ta bơi ngược vào ký ức…sông quê

 

                                  Nhật Quang

 

 

 

GÓC TRỜI KỶ NIỆM

 

Ta mơ một ngày em trở lại phố xưa

Chiều thơm nắng lên góc trời kỷ niệm

Nơi ta đón đợi khi phố Thu ngập lá

Có khi em dỗi hờn, mắt sầu trong gió mưa

 

Giờ phiêu lãng nơi đâu vầng mây biếc

Còn hoài vương chiều tan lễ giáo đường?

Một lần xa là muôn trùng cách biệt

Sao ta vẫn thơ thẩn dưới tháp lầu chuông

 

Có phải mây buồn nên bay không mỏi cánh?

Theo thời gian với trăng gió chơi vơi

Đêm đơn lạnh, cô miên giấc ảo mộng…

Ta vội  đem chôn kỷ niệm…vào góc trời

 

Nếu có một ngày em trở về phố cũ

Hàng  đèn khuya vàng võ dưới sương đêm

Góc quán buồn nhuộm rêu phong quạnh vắng

Giấu lệ lòng  em đừng ray rứt sầu thêm

 

Góc trời xưa giờ mình ta ôm trăng lạnh

Nâng chén rượu tình sầu dâng lên đắng môi

Nhớ lắm mặn nồng...cùng em đêm Nguyệt mộng

Dốc cạn giọt trăng cho thân xác rã rời.

 

                                                Nhật Quang

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Tư 20221:33 SA(Xem: 10539)
Cầm tay biền biệt / mà nói không cùng / vì trời mưa dột / ướt mềm vai chung
27 Tháng Tư 20223:24 CH(Xem: 10827)
Những ngày 11, 12 tuổi, vào những năm 73-74, tôi say mê Phan Nhật Nam. Anh trở thành thần tượng của tuổi thơ, với những ngày dài trên quê hương, những ngày bi thảm, những ngày thê lương, những ngày gẫy vụn, trong nỗi sợ khốn cùng. Nỗi sợ trái lựu đạn đã bật kíp. Nỗi đau vô hình của đồng ruộng ẩn chứa triệu trái mìn. Nỗi đau thắt ruột của người cha xếp xác con, trên đoạn đường từ Quảng Trị về Huế. Trong bất mãn của người lính trước một hậu phương vô ơn. Của người lính miền Nam phải tự vệ giữa một thế giới làm ngơ những thảm sát tập thể ở bãi Dâu, ở trường tiểu học Cai Lậy. Khác những nhà văn quân đội khác, tính chất bi tráng của một xã hội dân sự thời chiến phủ trùm lấy bút ký của Phan Nhật Nam, vượt lên trên các trận đánh. Không phải Mùa hè đỏ lửa, mà Tù binh và Hòa bình, Dọc đường số 1, Dấu binh lửa mới thực sự ghi lại suy nghĩ của một quân nhân trong chiến tranh. Bên cạnh, nhật ký của Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc chỉ là những tiểu xảo của những sản phẩm được biên tập.
20 Tháng Tư 202210:00 CH(Xem: 9422)
Năm em lên ba, bố tôi bỏ lại người vợ trẻ và hai đứa con thơ lên đường tập kết. Tôi hơn em sáu tuổi. Chín tuổi con nhà nghèo khôn lắm, tôi đủ khôn để thấy khuôn mặt mẹ buồn hiu hắt, những tiếng thở dài và những giọt nước mắt âm thầm của mẹ trong đêm. Chín tuổi, tôi đã biết mình là người nam độc nhất trong gia đình, đã biết ẵm bồng đút cơm cho em và vỗ về em mỗi khi em khóc. Chín tuổi, tôi đã biết tắm rửa, thay áo thay quần cho em, cõng em đi chơi và dỗ cho em ngủ.
19 Tháng Tư 202211:21 CH(Xem: 10436)
chỉ là cảm giác, anh biết không / một cái gì đó ta không thể cầm, nắm, bắt và ngăn / trói bàn chân, em cố ngồi dậy mà vẫn không thể bước / hình như chúng ta mỗi người trôi về một hướng / hình như em không còn là em / hinh như anh không còn là anh /
13 Tháng Tư 20229:16 CH(Xem: 8884)
Nói một cách đầy đủ là: Nguyễn Du - người Việt Nam đầu tiên đã tìm mọi cách giúp Dân tộc mình “thoát Trung” - một khái niệm hiện đại mang ý nghĩa Địa-Chính trị, Địa-Lịch sử trọn vẹn, có tính thời sự sâu sắc.
13 Tháng Tư 20228:56 CH(Xem: 9626)
nghe chiều vàng nắng xuống sân nhìn em tàn lá cây mân đỏ nhòe hai tay anh đưa lên che rụng em trái chín ươm hòe đôi vai
02 Tháng Tư 202212:34 SA(Xem: 8897)
Tôi sinh ra ở Hà Nội, và xa Hà Nội năm tôi 18 như một bài ca người ta thường hát. Tôi cũng có người em mười sáu trăng tròn. Khi cả hai cùng di cư vào Nam năm 54, gặp nhau lại. Mối tình học trò đó, như bong bóng mùa mưa tan lúc nào không hay. Bốn mươi năm sau, tôi trở lại Hà Nội vào mùa Thu, năm mới mở cửa, đường phố, nhà cửa gần như không thay đổi, nhưng cũ đi nhiều
30 Tháng Ba 202210:46 CH(Xem: 8614)
Nhận được tin buồn / Nhà thơ - nhà văn HUY PHƯƠNG / LÊ NGHIÊM KÍNH Pháp danh Thiện Bảo / Sinh ngày 25 tháng 6 năm 1937 tại Huế Cựu Giáo sư Trung học Nguyễn Hoàng, Quảng Trị / Cựu sinh viên sĩ quan Khóa 16 Trừ bị Thủ Đức Tạ thế ngày 25.2.2022 tại Anaheim, California – Hoa kỳ / hưởng thọ 86 tuổi.
27 Tháng Ba 202211:27 CH(Xem: 11182)
Em níu bàn tay / Anh buông bàn tay / Em níu vạt nắng chiều / Anh vươn màu nắng sớm / Anh đi qua rồi / Để em ở lại / Nhặt nhạnh những vui buồn / Cuộn sợi khói quạnh hiu.
20 Tháng Ba 20228:41 CH(Xem: 8915)
Không quên hỏi em đang ở đâu. Loay hoay rất lâu với nét chữ vòng vo, tội nghiệp, em viết cho tôi số phone, địa chỉ. Tránh câu hỏi em đang làm gì, tôi chỉ nói khéo: Việc em làm có vui không? Và bằng giọng rất thản nhiên không ngờ, em nói đúng như lời tôi đã nghe từ 30 năm trước: ” Dạ, em làm đĩ ”.