- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

SÀI GÒN NHỮNG NGÀY GIÃN CÁCH

13 Tháng Bảy 20214:16 CH(Xem: 11119)
SG GIAN CACH1
ành - Quý Cốc Từ

 

 

Uyên Lê

SÀI GÒN NHỮNG NGÀY GIÃN CÁCH

 

  

“Khi quê hương tôi đau,
Màu nắng cũng u buồn”

 

Có những ngày như thế này, lòng vừa đau vừa nặng trĩu quá, không viết được một dòng nào.

 

Viết gì khi nghe tin hẻm nhỏ ở Âu cơ, quận Tân bình có 109 người dương tính cùng lúc! Quê mình ở Tân bình mà, hẻm nhỏ, ngỏ nhỏ Tân bình mình rành hết. Mình biết hẻm nhỏ hai lần xuyệt này rồi, đường hẻm ngoắt ngoéo, ngoằn ngoèo, chỉ vừa 2 xe honda đi lọt, nhà cửa trống huơ trống hoác, mở cửa ra là đụng ngay nhà hàng xóm, đứng ở nhà này nói chuyện sang nhà kia nghe. Thì một người mang con virus Delta kịp lây cho cả xóm trước khi lây cho cả nhà!

 

Viết gì vào chiều trước khi Saigon giãn cách, mình đi tìm mua rau khắp các đường phố Saigon đang cuống quýt, sôi sùng sục. Siêu thị trống trơn, Satra ngập người, Bách hoá xanh không còn một cọng hành héo, ông bảo vệ vừa xịt nước khử khuẩn vào tay các bà nội trợ mặt hớt ha, hớt hãi vừa cười toe toét “hết trơn rau, thịt rồi! Tôi còn xúc xích thôi nè! Mua không?” …

 

Quay xe về quẹo vào xóm nước đen quanh co theo dòng kênh nước đen, một cái mẹt tre bày sát cửa nhà còn loe hoe vài trái cà chua héo, dưa leo méo mó đèo đẹt và bó hành lá úa tàn. Mình mua hết mẹt tre đó, còn được thêm nụ cười khoe hết lời của bà già gầy còm “cô mua hết giùm bà đi, bà không tăng giá như siêu thị đâu, bà ủng hộ chống dịch mà!”

 

Nghe mà thắt hết tim!

 

Viết gì khi đi qua hết những gầm cầu của người không nhà, vĩa hè của người bán vé số, Saigon không chỉ của những người hàng giờ lên Facebook khoe đẹp, khoe thân, khoe của, khoe tình ái, khoe giàu…

 

Saigon là của những người không có Facebook để khoe, chạy ăn từng bữa, sấp mặt kiếm cơm.

 

Saigon là của công nhân nhập cư chen nhau trong dãy nhà trọ 10m vuông, là của người đẩy xe đi bán rau cải 2000 đồng 1 bó, bán kẹo kéo nhân đậu phộng, tàu hủ nước đường gừng, bán dừa xiêm 15,000 đồng 2 trái, bán bánh su kem, bán thạch dừa nhà làm…

 

Rồi những người Saigon như thế sẽ ra sao trong 15 ngày không còn được kéo xe ra đường?

 

Một thời gian dài mình không chup được bức hình nào. Dù con đường đẹp nhất ven sông vắng lặng người, cây cầu đẹp nhất vắt ngang sông không có ai để phá view, như xưa mình từng mơ.

 

Xưa mình ghét kẹt xe, sợ khói bụi, ghét dừng ngả tư đèn đỏ đông người!

 

Bây giờ mình lại mong được đứng trong dòng xe hối hả đó, chen trong những khuôn mặt mệt mỏi mỗi chiều tan sở đó, lại hít đầy mùi khói xe, bụi, rác, nước sông ô nhiễm đó, lại nhìn những khuôn mặt Saigon vừa gần gũi vừa thương lắm đó!

 

Saigon buồn lắm, còn thiết nói năng gì!

UYÊN LÊ

 (SG Tháng 7-2021)

*(Hình minh họa – Qúy Cốc Tử)

 SG GIAN CACH2SG GIAN CACH3SG GIAN CACH4

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 84096)
Bích Khê tên thật là Lê Quang Lương, sinh ngày 24/3/1916 tại quê ngoại, xã Phước Lộc, quận Sơn Tịnh, nhưng lớn lên tại quê nội thị xã Thu Xà, xã Nghiã Hoà. Hai nơi đều thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Mất ngày 17/1/ 1946, tại Thu Xà.
17 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 92542)
Nguyễn Thị Thảo An sinh ngày 03 tháng 2 năm 1960 tại Sài Gòn, tốt nghiệp đại học sư phạm Sài Gòn, hiện định cư tại Kennesaw Georgia, USA . Tác phẩm : *Tuyển Tập (in chung với 4 tác giả khác) *Bức Phù điêu Khắc Cạn (tập truyện, Văn Mới 2001)
17 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 85067)
LTS: Lê Vương Ngọc tên thật là Lê Đình Quỳnh, xuất thân là giáo sư tư thục Trung học các trường Hưng Yên, Hải Phòng thập niên 1950 và Sài gòn 1960. Ông nhìn vấn đề văn hoá như một “hobby” – Làm thơ, dịch sách, nghiên cứu, biên khảo nhiều về Phân tâm và Di truyền học – Theo quan niệm phê bình sáng tạo của Oscar Wilde…
17 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 87849)
Bạn có thấy đâu đó, người ta bày bán ba hình tượng ngồi riêng rẽ với hai bàn tay bịt kín hai mắt, bịt kín đôi tai, bịt kín miệng? Hay có lúc ba người ngồi chồng lên nhau theo thể hình tháp. Đứng nhìn lâu, có chút sảng khoái ở nghệ thuật mời chào. Nhưng đem về tập tành chủ nghĩa sống theo. Không thấy. Không nghe. Không nói. Bạn mới thấy nỗi niềm của từng nhịp thở ở đôi tay người.
17 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 114270)
Em Người đàn bà sống dậy lúc nửa đêm icon bật sáng Lang thang trong thế giới ngôn từ Đi về bằng đôi chân giả Dối gạt nhau qua lũ hình nhân sặc sỡ Sắc màu
17 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 73536)
Một cái chết tức tưởi, phi lí như thân phận con người trên cõi đời, như Albert Camus đã nhận xét trước kia. Ở tuổi 46, hai năm sau ngày lãnh giải Nobel. Trong túi xách của ông có đựng bản thảo cuốn tự sự hư cấu còn dang dở Le Premier Homme (Người đầu tiên), kí ức tặng mẹ, “người sẽ không đọc được nó’’. Cây ngô đồng (không hiểu sao) nay không còn nữa, chỉ có đài tưởng niệm dựng ở ven làng. (1)
17 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 95370)
Sự thật là tôi không khóc khi chị cướp mất người đàn ông của tôi. Chị trơ trẽn mơn trớn anh ngay trước mắt tôi, rồi lại giả đò lúng túng vì những hành động ấy. Giá tôi có thể đẩy chị về nơi thật xa. Đẩy chị vào khoảng không vô chừng của bóng tối, trong sa mạc, cát bụi.
17 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 82485)
Thật trơ trẽn, chúng nó hít hà, giá mà bóp vú em - dù chỉ qua lớp áo bà ba và áo nịt - được cái thì dù tử thần bảo phải nhượng cho mươi tuổi thọ, chúng cũng ký cả hai tay. Chàng cười diễu, bọn mày chẳng biết thế nào là tình ái. Chẳng chịu khó tìm phương đến đích. Nếu chinh phục được họ, sá gì hai quả đào mưng sữa kia chứ, bao nhiêu hầm mỏ ruộng nương mà các cô không dâng sạch cho tình lang?
17 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 94344)
...Cô y tá nựng tôi! Tôi chồm lên ngang vai rồi liếm vào mồm, cô ngã ngửa ra, tôi tiếp tục vồ lấy. Tôi hôn cô. Tôi hít cô. Tôi xé quần áo cô. Tôi kiên quyết không rời cô. Tôi không có ý thức, mà cũng chẳng biết đạo đức là gì? Tôi đã tấn công cô y tá, đấy là họ bảo tôi thế, có người bàn thiến hai hạt dái của tôi...
17 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 93898)
Nơi nào mùa xuân bắt đầu? Mùa Xuân bắt đầu từ những mầm cây non còn ngủ sâu dưới lòng đất giữa mùa Đông giá buốt. Chúng là những đứa con của các cây bố cường tráng, khỏe mạnh; và những cây mẹ dẻo dai, sum suê kết quả suốt mùa Hạ thơm lừng; sau những đêm ấm nồng lửa nhiệt đới và mặt trời không bao giờ tắt giữa đôi tay. Các bố mẹ cây gửi tình yêu của họ trong bọc lụa theo gió, để những đứa con mang mùa Xuân đến cho mặt đất và muôn loài.