- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

LẠI LÚC MƯỜI GIỜ

10 Tháng Sáu 20215:28 CH(Xem: 12025)


NTKL-2021
Nhà thơ Nguyễn Thị Kim Lan - 2021

thơ

Nguyễn Thị Kim Lan

LẠI LÚC MƯỜI GIỜ

 

LẠI MƯỜI GIỜ

hơn 10 giờ
vẫn như mọi thức dậy khác
ngoại trừ hôm nay mưa gọi

bằng kí hiệu trên các tấm  kính cửa sổ  đóng kín

xuống  cầu thang

ngay khi áo chưa cài hết nút
vẫn vừa bước vừa vấp
ngoại trừ hôm nay gió ùa từ cửa chính không khép

ngồi  vào bàn

 như mọi ngày chủ nhật
loay hoay không biết đợi gì
ngoại trừ mười giờ bỗng cồn cào cơn đói bếp

chạy ra bãi sông Hồng
tay cầm chiếc lá  trong mơ cất tiếng gọi anh
khác biệt  của 10 giờ hôm nay vập trán vào mặt bàn

biết mình vừa ngủ thiếp. 

 

ĐƠN GIẢN MẤT TÍCH

 

Đôi khi ta gán cho bức tường cốt cách

Gán cho hương thơm năng lực marketing

Gió và mưa đưa chiếc nôi trữ tình

Gì cũng mang gánh

 

Một chiều hè gió lạnh

Những bông hoa thở phào chậm phai màu

Không có gì liên quan đến sự mất tích

Đẹp chỉ đơn giản đẹp

 

Không nợ nần ánh mắt tình

Chỉ tiếc sự nhanh của các đường cong

Các dòng  sông vòng quanh

Những áng mây trôi ra ngoài hàng cây kiếm cớ

 

Những mắt lá cúi xuống khoảng thơm  lạ

Những ý nghĩ tự hé môi tư lự

Đêm những ngôi sao vô cớ

Vừa đậu lên vừa khép mi.

 

EM MUỐN PHIỀN

 

Để không  làm phiền anh

Em xoay xở  đủ mọi cách

Thành đứa trẻ ham chơi

La liệt bày các trò ngoài nắng

Rồi dọn & bỏng

 

Thành bà mợ đầu bếp rất sĩ diện

Nấu toàn món hoàng cung

Khi màu của rượu ửng lên

Lại khóc

Và gạt hết cao lương  xuống nước mắt

 

Em làm thơ

Ngược cuối cựu tân đủ mấy cực

Nhưng em đâu cần thơ mình

Lại ôm lấy thơ anh máu thịt

Và khóc

 

Trốn làm phiền  thật khó nhọc

Khiến em  muộn phiền bội phần

Anh trốn ở nơi bận bịu nào thì thu xếp

Quay về ốc đảo nguyên ủy đi

Em muốn phiền yêu anh.

 

 

BÀI LINHTINH SỐ 2

 

rồi nồi supze cũng đủ hơi

người gác ghi kéo cần gạt ngày

đêm che tiếng ngáp

bánh xe nghiến

chiều chẳng than nài

 

ngồi lên sứt sẹo rất tồi

ghế dọc

toa lợn gà ốc cua đồng ruộng

duỗi chân vào gánh gồng

đói khát luộm thuộm

mộng du ngón lấm bùn

 

còi kéo lên

điệu cổ lỗ đượm buồn

buồn lắc lư tà vẹt rạn

bỏ lại bóng núi vu vơ

bỏ lại hẹn hò sặc sỡ

đi khỏi vàng xanh đỏ

dõi vào đêm xa lạ ngoài cửa

phía sau những chuỗi ngọc già nua thoái vị

xa xăm lên ngôi

 

hơi thở buồn ngủ mất rồi

khép mi

hong mưa

đẫm gió trời

chối từ sở hữu vạn ngày hoá đá

 

mỉm cười

không quen ai tên là linh tinh mệt lả

nâng ly cơn gà gật học online

đêm thiếp trên ngực đêm rất dài.

 

NHỮNG NGỌN GIÓ ĐI LẠC

 

trưa phơi trên  ruộng chạp

đu đưa mồ hôi con lắc đơn tóc

quả lắc đong cơn khát

níu ngọn buồm

 ngủ mơ

đánh thức con sóng

giật mình

vỡ  vào bờ nụ hôn mặn

 

lả vết rớm lên ngực cát

hàng cây bong da non dưới trời

duỗi mùi vết thương trên gạc cỏ

lặn sâu vào vòm trời

mất trí nhớ

 

trưa ngập ngừng

tiếng gõ vào vách núi

còn lại từ chuỗi kiếm tìm

những tiếng gõ không nhớ gõ

những tiếng gõ bị chối từ

những tiếng gõ ròng muối rỏ

  

trưa bên này vòm trời

chạm vị mặn đồng chạp

nghe nảy da non trong môi

nghe ngực đời

(tiếng thở không liên quan nguyệt thực )

 

xâu thành chuỗi hạt

lần bóng tối

vô thanh

anh

nam mô bồ tát.

 

NGUYỄN THỊ KIM LAN

Tháng 6.2021

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 86710)
Đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, Ngô Thế Vinh còn là một sinh viên y khoa, đảm nhiệm chức vụ chủ bút cho tạp chí Tình Thương, tờ báo của những người sinh viên áo trắng. Trong thời gian này tôi là một sĩ quan rất trẻ của QLVNCH. Cả Ngô Thế Vinh và tôi bị cuốn vào một biến động làm rung chuyển rừng núi Tây Nguyên: vụ nổi loạn đòi tự trị của những sắc tộc thiểu số, mà báo chí thời đó gọi là FULRO.
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 89583)
...Chết tuy biết vì sao mình chết, do đâu mình chết mà không làm gì được. Chết một lần dưới làn đạn Tây dương. Chết thêm một lần về tinh thần bởi lòng trung bị khủng hoảng, bị phản bội, ấy là thời đại của những con người như Hoàng Diệu, ấy là những anh hùng cứu nước như Hoàng Diệu...
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 75355)
Hợp Lưu 112 Xuân Tân Mão 2011 , đến với bạn đọc và văn hữu khắp nơi trong tiết trời lạnh hơn mọi năm. Một năm đã trôi qua với bao biến động trên thế giới ngày nay, và cũng là một năm có nhiều đổi thay nơi quê nhà. Dù đang ở nơi nào, tâm hồn người Việt vẫn luôn hướng về; mong mỏi đổi mới, cải thiện cho một xã hội tốt đẹp hơn. Mùa Xuân là biểu hiệu của khởi đầu và hy vọng, cũng là dịp cho chúng ta suy gẫm và nhìn lại một năm đã qua.
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 103379)
...Tôi đến Trường Chu Văn An trên đường Thụy Khuê, vào phía sau sân trường tìm bãi cỏ nhìn qua Hồ Tây để nhớ đến nụ hôn đầu tiên Kiên bỡ ngỡ đặt lên môi Phương trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Bãi cỏ xanh mướt ngập đầu lưu giữ tình yêu đầu tiên của Kiên không còn nữa. Nếu giờ đây, Phương cũng đã đi nước ngoài và lấy chồng ngoại quốc, nụ hôn của Kiên trao cho Phương, chính tôi nhận và giữ hộ...
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 86819)
Larsson lìa đời trước khi đứa con tinh thần, bộ tiểu thuyết thuộc loại trinh thám, Millennium Trilogy, gồm ba cuốn, mà ông đã viết vào mỗi tối như một trò giải trí cho thần kinh bớt căng thẳng, ra đời sáu tháng sau khi ông ký giao kèo với một nhà xuất bản Thụy Điển, Norstedts Förlag, nhà xuất bản thứ hai Larsson liên lạc và ký giao kèo, sau khi gửi cho một nhà xuất bản thứ nhất tới hai lần mà gói sách không hề được mở ra.
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 92323)
Gần hai chục năm sau biến cố 30 tháng Tư 1975, chúng tôi có cái hân hạnh được Công đoàn bảo hiểm Pháp ( Fédération Française des Sociétés d’Assurance ), qua thỏa ước với Bộ Tài chánh CHXHCNVN, gởi về nước cùng với một số nhà giáo Pháp giảng dạy bộ môn Bảo hiểm còn mới này trong trường Đại học Tài chính và Kế toán Hà nội - nay trường đã lột xác trở thành Học viện Tài chính.
14 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 108936)
Về đi thôi nhật ký ngày chân đất Gốc đa già bà kể lá bùa yêu Em ôm giấc thị thành nửa mùa cổ tích Hỏi gió trời sao giấu lá bùa yêu 
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 84040)
Phụ Chú: 1. Thuật ngữ Việt Nam hoá [Vietnamization] được dùng để mô tả những diễn biến thu nhập và thực thi những biến đổi xã hội, kinh tế, văn hoá và chính trị do chế độ bảo hộ Pháp cưỡng bách áp đặt từ 1861 tới 1945, sau khi chế độ thực dân Pháp bị soi mòn dần từ năm 1940-1941 rồi cuối cùng bị xóa bỏ từ tháng 3/1945. Dù trong Anh ngữ, từ này còn một hàm ý khác — như chính sách Việt nam hóa cuộc chiến tranh Việt Nam của Liên bang Mỹ (1964-1973) — chúng tôi nghĩ thuật ngữ Việt Nam hoá chính xác hơn Việt hóa [Vietism hay Vietnamism].
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 83102)
III. ĐOẠN KẾT KHỦNG HOẢNG Trong tháng 8, Việt Nam trải qua một giai đoạn đầy biến động, trên bối cảnh chính trị quốc tế. Một mặt, phe Đồng Minh bắt đầu thực thi các kế hoạch hậu chiến đối với Việt Nam, từ giải giới quân Nhật tới chia chác vùng ảnh hưởng; mặt khác, ngay tại Đông Dương, người Nhật bị tê liệt không những chỉ vì lệnh đầu hàng đột ngột vô điều kiện mà còn vì viễn ảnh bị Đồng Minh trừng phạt. Với người Việt, các quan tướng Nhật bị phân chia theo yếu tố tâm lý và ý thức hệ.
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 75434)
II. CHÍNH PHỦ TRẦN TRỌNG KIM (17/4 - 25/8/1945) Mặc dù chính phủ Trần Trọng Kim chỉ là một thứ “tai nạn lịch sử,” được khai sinh do nhu cầu quân sự của Nhật, chính phủ được Nhật bảo trợ này soi sáng mặt trái của đồng tiền cách mạng 1945 tại Việt Nam, mà cho tới năm 2010 còn bị che phủ bởi đủ loại tài liệu tuyên truyền.