- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

GIÃ TỪ LỬA

08 Tháng Ba 20217:12 CH(Xem: 12886)
Daydreaming - Tranh An Phong
Daydrearming- tranh Ann Phong

GIÃ TỪ LỬA

 

gối chăn xô lệch

chứng tích một đêm cuồng nhiệt

người đàn ông và người đàn bà thức dậy

ngồi im

hình như có tiếng rỉ rả của gió mưa bên ngoài

hai thân thể bất động không quần áo

như  sự thật trần truồng

tờ báo rơi xuống đất

trên bàn tập sách ngã nghiêng

chữ nghĩa không tả được nỗi căng thẳng

của những người nhọc mệt

vì miếng cơm, vì đại dịch

phải tìm đủ cách quên đi muộn phiền

thật gọn thật nhanh

 

**

những thủ thỉ rót vào tay

sợi dây cuộn tròn

trườn người quấn chặt

căn phòng chật hẹp đóng khung biên giới của thú tính

hai khuôn mặt kề cận nghe hực lửa

hai mùi trộn lẫn

người, nước và mồ hôi

những cọ xát sẽ trở thành dằn vặt

thôi bất chấp ngày mai

hôm qua đã xong đừng hối tiếc

xô gối chăn thức dậy              

giọt lửa hừng hực đêm qua

đã ăn tất cả

đã nuốt tất cả

hiện thân nét đẹp tình nhân vội vã

 

giã từ lửa…

trở lại với trần ai

 

thy an

 

   

 

EM CÓ THẤY

 

em có thấy

người đàn bà phơi mình trong tranh

cười như thật

nửa yêu ma, nửa thánh thiện

nghệ thuật lột trần thân xác

nhưng không tàn ác và cưỡng ép

viện bảo tàng nổi tiếng

đầy mỹ nhân trên tường

khách bốn phương thăm viếng ngợi khen

nghệ thuật gắn liền với đời sống

nơi quốc gia biết tôn trọng

phẩm cách và sáng tạo con người

 

**

em có thấy

bên kia đường những người di dân

lang thang vất vưởng

đói lạnh, hao mòn

tuổi trẻ sinh ra trong bất hạnh

giống em ngày xưa

nhưng em may mắn hơn

đã tìm ra một quê hương đón nhận

âu cũng là số phận

chỉ xin em đừng quay mặt mỉa mai

bởi họ đồng cảnh ngộ khi xưa giống em

**

em có thấy

ngay bên siêu thị

người đàn ông vô gia cư

ngửa tay xin tiền

họ là dân bản xứ

đất nước họ đã cưu mang ta

và chúng ta hiện giàu hơn họ

em chớ quên điều ân nghĩa đó

-ơn đền nghĩa trả-

tổ tiên đã dạy như thế

cuộc đời đầy dẫy những đổi thay

vô thường, còn mất

sớm chiều thay đổi

ai biết được ngày sau sẽ ra sao…

**

em có thấy

trong đêm thật khuya

yên lặng một mình

những hình ảnh của quê cha, đất tổ

sống trong gian khổ

quê hương là của chung

nên nỗi nhục cũng thế

chúng ta cùng mang món nợ với tiền nhân

hãy cất tiếng nói, dù muộn màng

tôn vinh những người dũng cảm

đêm ngày tranh đấu

cho đất nước vẹn toàn

không bao giờ nô lệ ngoại bang

**

em có thấy

những ngày cuối năm

phố phường giăng đèn thật sáng,

và trong ta

nào ai biết

có những nỗi buồn sâu thẳm

bên cạnh những niềm vui miên man…

 

thy an

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Mười 202311:06 CH(Xem: 5204)
...Mai Ninh, Trần Vũ, Lê thị Thấm Vân vẫn viết về những vấn đề liên quan đến cuộc chiến đã qua. Trần Diệu Hằng với Vũ điệu của loài công, Mưa đất lạ và Chôm chôm yêu dấu vẫn là những tập truyện ngắn liên quan cuộc sống người tỵ nạn, đến tâm tình từ góc độ một người tỵ nạn. Lê thị Huệ với Bụi Hồng, Kỷ niệm với Mỵ Anh và Rồng rắn vẫn là những soi chiếu vào tâm tình những cảnh đời của nếp sống di dân qua hình ảnh cô sinh viên thuở trước và bây giờ. Nhưng người ta vẫn nhận ra đề tài về tính dục vẫn là nét trổi bật trong các truyện của các nhà văn kể trên (trừ Trần Diệu Hằng). Thứ văn chương với đề tài có xu hướng trổi bật về tính dục đã mở đầu như một thứ cách mạng tình dục trong tiểu thuyết. Trước đây thì cũng có Tuý Hồng, Lệ Hằng, Thụy Vũ... cũng đậm mà chưa đặc, chưa đủ mặn. Ai là người đánh trống, cầm cờ về đề tài này? Có thể là Trần Vũ, Trân Sa hay Kiệt Tấn, Ngô Nguyên Dũng, Hồ Trường An và nhất là Lê thị Thấm Vân. Truyện sẽ không viết, sẽ không đọc, nếu không có trai gái.
23 Tháng Chín 202310:53 CH(Xem: 7490)
Trong những thập niên tới—khi các văn khố hoàn toàn mở rộng—chúng ta mới có thể biết rõ ai là người Việt đầu tiên đã đến Mỹ và tiếp cận với nền chính trị Mỹ. Cách nào đi nữa, Bùi Viện khó thể là nhân vật này… /... Nguyễn Sinh Côn—dưới bí danh Paul Thành, rồi Nguyễn Ái Quốc—có thể là người Việt đầu tiên đến Mỹ, và chắc chắn là người đầu tiên nghiên cứu hệ thống chính trị Mỹ… /... Phần tư thế kỷ sau, Nguyễn Sinh Côn—với bí danh Hồ Chí Minh—thực sự móc nối được với cơ quan tình báo chiến lược (OSS) Mỹ, được tặng bí danh “Lucius,” rồi bước vào Hà Nội giữa cao trào cách mạng 1945.[lvii] Mặc dù Liên bang Mỹ đã chọn thái độ “hands-off” [không can thiệp] khi liên quân Pháp-Bri-tên khởi đầu cuộc tái xâm lăng Việt Nam năm 1945, / ...cũng như thiết lập sự chính thống cho chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, qua cuộc bầu cử quốc hội 1946 và bản Hiến Pháp 9/11/1946...—đồng thời có thời gian chuẩn bị cho cuộc chiến kháng Pháp suốt 8 năm kế tiếp.
21 Tháng Chín 20232:50 CH(Xem: 6837)
Mùa thu trải ra trải ra / Từng bước chân trên ngọn cỏ khô / Có em chạy băng qua cánh đồng hoang tưởng / Nụ hôn vội một sáng ướt mưa / Có phải em và mùa thu / Chia tay và nỗi buồn có thật / Như mưa / Rơi xuống đời nhau.
15 Tháng Chín 202312:19 SA(Xem: 4902)
Vô cùng thương tiếc khi được tin: Anh Nguyễn Văn Cử, Pháp Danh Gelek Gamba / Cựu học sinh Chu Văn An và Trần Lục / Cựu Sĩ Quan Võ Bị Thủ Đức, Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa / Sinh ngày 16 tháng 4 năm 1944 tại Hải Phòng, Việt Nam / Đã quá vãng ngày 22 tháng 8 năm 2023 / tại San Jose, California / Hưởng thọ 79 tuổi
12 Tháng Chín 20238:24 CH(Xem: 7049)
Đá nghe chuyện của mưa / Mang lời cho gió / Phía sau câu chuyện là tiếng sóng / Nụ cười gieo / Gió cuốn mây / Những đứa trẻ nhặt mưa ban ngày.
12 Tháng Chín 20231:30 CH(Xem: 6418)
Kể từ lần đó, chúng tôi quay trở lại và coi quán Eden như điểm hẹn hàng ngày. Thi thoảng, em sẽ đến sớm hơn tôi, vẫn dáng vẻ im lìm nhắm mắt hút thuốc không hề để tâm tới xung quanh ấy. Em thích những bản nhạc thê thiết vẫn nhả lời rầu rĩ ở quán. Lý do mới thật sự đơn giản làm sao.
12 Tháng Chín 20232:20 SA(Xem: 7284)
Ngủ đi. mênh mang suối nguồn / Ngủ đi. vợi nhẹ tâm buồn không đâu / Một bóng đời vút ảnh câu / Mà trần gian vẫn nhiệm mầu sắc không
12 Tháng Chín 20231:37 SA(Xem: 6615)
Phàm những gì người ta thích thì thường chòi mòi chốc mảy vì thứ ấy. Ví như người mê gái đẹp (thấy gái đẹp ai không mê, người nào nói không mê gái có mà hâm!), cô nào có vóc dáng lả lướt, ngồ ngộ, trang phục hơi sex đôi chút thì con ngươi như dán chặt vào đó. Lại có người thích chơi chim, mỗi lần nghe tiếng hót là như bị hốt hồn. Mỗi cách chơi đều có hội riêng, tập hợp những người cùng sở thích, chủ nhân của những quán cà phê vỉa hè cũng đã tận dụng cái sở thích ấy để mà câu khách. Trên cành cây có treo dăm ba lồng chim, bên ly cà phê mà tán pháo, tán cái vui dân dã của mình. So cọ con chim này hót hay , con chim kia đang bắt đầu thay lông. Và cũng từ đó, có nhiều kẻ tìm được khối tiền vì những trò chơi.
12 Tháng Chín 202312:43 SA(Xem: 6735)
Hai câu trên nằm trong bài thơ mang tên “Lễ Phục Sinh 1916” của William Butler Yeats. Bài thơ nhằm tưởng nhớ tới những người đã ngã xuống cho tự do và độc lập của Ireland. Cuộc hành quyết đẫm máu các thủ lĩnh cách mạng sau cuộc trỗi dậy vào ngày lễ phục sinh đã đánh thức cả một thế hệ Ireland. Cuối cùng, nhân dân Ireland cũng dành được độc lập vào năm 1949 và bài thơ của Yeats được cho là một trong những bài thơ chính trị hay nhất của thế kỷ 20 trong lịch sử văn học nước Anh.
12 Tháng Chín 202312:14 SA(Xem: 7589)
khi ngôn ngữ trở thành phù phiếm / trên môi người hát ca / anh trở về yên ngủ / dưới cội hoa mai già