- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CHUỘT MỪNG TRÂU

11 Tháng Hai 202111:12 CH(Xem: 12675)
hoa 1
Hoa Xuân - photo UL

 

CHUỘT MỪNG TRÂU

vòng vo tìm không ra lối thoát

ngõ ngách bị chận kín

căn phòng bốn bức tường

con chuột bị vây tứ phía

cánh cửa vừa mở là chạy tung ra đường

mặt trời chưa ló dạng

đất ẩm sau cơn mưa

đồng bằng vừa thức dậy

chợt thấy con trâu to lớn

nhai cỏ ung dung với chú mục đồng

con chuột ẩn mình chui vào hang

nghĩ lại, mừng hết lớn : vừa thoát nạn sau cơn đại dịch

bão lụt cuồng phong

siêu vi Covid

ta đây nhỏ li nhi

nhưng đến nay vẫn sống

dù rằng bữa đói bữa no…

 

**

từ đây về nằm yên trong động

chuyến du hành coi như đã hết

vòng kim cô tháo ra

vểnh râu lí nhí

cuộc đời ơi chào mi

bạn Trâu ơi tiếp nối…

 

thy an

cuối Canh Tý 2020

 

 

BÌNH YÊN CHO THÀNH PHỐ

 

hãy khoác áo bình yên cho thành phố

bởi vì năm nay

mùa thu không bình yên

những khuôn mặt hốt hoảng ưu phiền

giới nghiêm và kiểm soát

mặt nạ đủ màu

cơn dịch ác đi qua khó chịu…

 

**

sau tiếng kêu thất thanh rất gần

là những tiếng vang nho nhỏ trong tim

của tâm linh và kiếp người

nhắc nhở sống còn trong gang tấc

một chút triết học qua nhanh

giữa những vô danh mặc kệ

ta vẫn còn đây

sống với thói quen mỗi ngày

rót vào tai những lời an ủi không thuyết phục

bạn bè gần xa gật gù

có khi văng tục

chuyện vô thường kể lể gió trăng

 

**

ngón tay gầy còn chăng vết xước

chạm vào thân cây nhám đau da

có chút vui buồn ẩn dụ

con chim bồ câu trên mái ngói

cục tác tiếng khô khan

khóc cho mưa lụt miền trung

rác và người nổi trên đồng

rơm rạ tụ về trôi ngược

 

**

mùa thu đánh đổi linh hồn

trên những khổ đau định mệnh

ở mọi ngõ ngách

có câu kinh và những người cúi đầu

dưới vòm trời vá lại vết thương

cất tiếng hú bạn - bên này bên kia đại dương

gửi cho nhau bài thơ mọn

trong mùa đe dọa và bạo lực

 

**

chữ nghĩa chỉ có thế không hơn

như món quà thân ái

dù là chưa trọn vẹn…

 

 

thy an
tháng mười 2020 mùa dịch và lũ

 

 

YÊU EM TẬN TỤY

 

yêu em tận tụy

dù không được trả lương

tận tụy hơn tất cả kẻ khác

làm cho chủ gần 40 năm, ngày 8 tiếng, lâu lâu giờ phụ trội

làm cho em đã năm mươi năm

và chắc chắn còn hơn nữa

giờ giấc không giới hạn, ngày đêm không kể

chơi đùa với những giấc mơ

mà cứ tưởng như thật

chẳng nguyên nhân, chẳng hậu quả

đừng bao giờ hỏi tại sao cứ ngu ngơ

mặc dù ai cũng lên mặt dạy đời làm như hiểu rõ

 

**

yêu em tận tụy

như một nghĩa vụ thiêng liêng

sợ ngày mai báu vật sẽ mất

giữ khư khư trong lòng

nhục hình hay huyễn ảo

trời cũng không biết

mân mê trái tim khi nóng khi lạnh

cười trong bóng đêm

ngạc nhiên sinh ra từ trăm điều ẩn dụ

những điệp ngữ như núi đồi

nhô lên chìm xuống

thời gian dài ra, ngắn lại

đôi tay vẫn ôm chặt

môi ngực vẫn mặn nồng

đừng hỏi tại sao

yêu em tận tụy…

 

thy an

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 99102)
Về Mùa biển động... V ới đôi mắt tinh tường, cái nhìn thàng hậu (nhân bản) Nguyễn Mộng Giác đã xây dựng lại cuộc đời của nhiều gia đình, nhiều nhân vật trong thế hệ những người đã sống hoặc lớn lên ở trong Nam, thời kỳ chia đôi đất nước... Là nhân chứng có con mắt bao quát và sâu xa, ông nhìn và viết lại xã hội miền Nam trước 1975, thuật lại biến cố Phật Giáo những năm 60, biến cố Mậu Thân thập niên 70, biến cố 30 tháng tư 1975, thuật lại cuộc di tản, thuật lại cuộc đời tha hương trên đất Mỹ.. .
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 96499)
Hồn tôi ngây ngây như người nhọc nhằn leo núi, lúc lên tới đỉnh chỉ thấy những khối đá tảng xù xì rêu phong, và nhìn trở xuống là một vực thẳm đầy mây". ( Tha hương , Văn Nghệ xuất bản 1989, trang 1849). Đó là hình ảnh nhà văn Nguyễn Mộng Giác với Mùa biển động.
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 72298)
M ùa biển động tập 5, Tha hương là tập cuối, dày nhất, hơn 600 trang, quan trọng nhất và được độc giả mong đợi, để biết số phận nhân vật sẽ ra sao, qua cuộc «đổi đời» tháng 4-1975.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 85601)
H ồi xưa, mẹ tôi thường theo mùa mà gọi những người đàn bà bán hàng rong vào nhà để mua hàng của họ. Mùa sen, mẹ tôi mua sen để lấy nhụy ướp trà, mùa cà cuống, mùa cốm, mùa sắn dây…
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 91988)
T ôi có thể kể một câu chuyện giống như diễn tiến tự nhiên của cuộc sống. Tất nhiên điều đó không có hại gì cho sự nghiệp văn chương của tôi. Trừ phi tôi muốn dây dưa bằng những thứ ì xèo người ta gọi là vạ miệng. Con chữ giết người. Sự sứt mẻ tinh thần đem đến những mớ bòng bòng rắc rối. Và họa vô đơn chí sẽ có một vài kẻ bắt vạ không lương thiện. Họ làm tổn thương tâm hồn nhà văn của tôi.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 87855)
T ôi thật sự muốn viết đôi dòng tưởng nhớ anh Nguyễn Mộng Giác nhưng ngày qua bốn ngày, vẫn không viết được gì. Nhớ rất nhiều chuyện. Nghĩ rất nhiều chuyện. Âm ỉ âm u.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 90888)
T háng 10, năm 1999, lần đầu tiên tôi gửi bài cho báo Văn Học. Gửi thử thôi. Không có hy vọng báo đăng. Một vài cây viết kỳ cựu trước 1975 bảo tôi, Văn Học, Văn “tuyển” bài lắm. Có người còn dọa, làm thơ phải biết “nhậu”, viết văn phải biết xã giao, phải có quen biết, có gửi gắm,… Đóng cửa như tôi thì viết có mà để giun dế đọc.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 78104)
Một phóng sự ngắn về nhà văn Nguyễn Mộng Giác, người vừa ra đi trong sự tiếc thương của bằng hữu. Mời quý vị theo dõi trong phóng sự sau đây  (video 3 phút).
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 99991)
V ì người tụng một thời Kinh Tôi đi rước nắng về in hiên trời Chiều trông chiều vẫn thảnh thơi Tôi đi hái thuốc về in hiên nhà...
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 85022)
T ừ xưa tới nay chúng ta cứ nghĩ rằng sở dĩ con người biết đọc là vì i biết nói, nghĩa là biết tạo ra ngôn từ và phát biểu - còn thú vật vốn không biết nói thì làm sao biết đọc cho được. Thế mà các nhà nghiên cứu phòng thí nghiệm khoa tâm lí và khả năng nhận thức gọi là laboratoire de la psychologie cognitive thuộc trung tâm nói trên, chỉ sau một tháng rưỡi trời khảo sát, đà có thể phủ định điều mà chúng ta hằng tin chắc, khẳng định ngược lại rằng loài vượn babouin tuy không biết nói nhưng biết đọc hẳn hòi.