- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CÔ ĐƠN

28 Tháng Mười 20205:47 CH(Xem: 14709)

 

HongLinh- bw1
Chân Dung Hồng Lĩnh


LTS: Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu. Hồng Lĩnh, bút hiệu và cũng là tên thời đi học tại trường nữ trung học Trưng Vương. Nguyễn Ngọc Bảo Phương, hiện đang sống tại Kansas đã từng làm việc trong bộ giáo dục (USD 259) về phát triển Nhi Đồng trước tuổi đến trường, tốt nghiệp Cử nhân về giáo dục tuổi ấu nhi (Early childhood education tại MWSU Misouri và cao học về Phát triển tuổi ấu nhi (Early young childhood development) tại trường Đại học WSU tại Kansas. Hiện đang cộng tác với đài phát thanh Việt Nam tại Oklahoma cho chương trình Trên Vạn Nẻo Đường.

Hồng Lĩnh đã viết một số truyện dài, truyện ngắn. Đã có bài đăng ở Tạp chí T. Vấn và Bạn Hữu, Báo Mê Linh của cựu nữ sinhTrưng Vương…

Chúng tôi hân hạnh gởi đến quí độc giả và văn hữu của Hợp Lưu  truyện ngắn “Cô đơn” của tác giả Hồng Lĩnh.

Tạp Chí Hợp Lưu

Cũng gần một chục năm, khi tôi còn trụ tại trường tiểu học Washington. Văn phòng của tôi chuyên về nghiên cứu và hướng dẫn phụ huynh trong việc giáo dục nhi đồng.  Có một ngày, một cô giáo( ở đây dạy mẫu giáo hay trung học cũng phải tốt nghiệp ít nhất là cử nhân và trung bình là cao học về giáo dục hay chuyên ngành về sư phạm).  Cô ấy gõ cửa văn phòng của tôi và hỏi tôi có thể giúp đở cô ấy không?

 

Tôi đi theo cô ấy vào đến lớp học Pre-K ( lớp này cho các trẻ em khoảng 4 tuổi và học nữa ngày) Lớp học thường bài trí theo những câu truyện ngụ ngôn, hay những bài đồng dao hay bài hát của trẻ con. Nhìn rất đáng yêu.  Khi bước  vào thì tôi thấy tất cả các người lớn đều bò dưới sàn nhà. Từ ông hiệu trưởng, cô cố vấn tâm lý. Bà y tá và cả cô chuyên ngành về xã hội.  Dưới gầm bàn là một cháu bé trai, người Việt Nam đang khóc dử dội và chui trốn dưới gầm bàn.  Theo lời người cố vấn là đã gọi về nhà nhưng không ai nhận điện thoại.  Mọi người thật sự đang rất lo lắng…Tôi nghe trong tiếng khóc của cháu bé là gọi “mẹ ơi”.  Có lẽ ngày đầu tiên đến trường, cháu không hiểu mọi người nói gì, sợ hải, cô độc vì mọi người không giống mình, lạc lỏng vì không có người thân chung quanh.  Tôi bò đến gần cháu dưới gầm bàn, sau khi có tất cả thông tin về cháu, tên của cháu.  Sau khi cháu bé nghe tôi gọi tên của cháu bằng giọng của người Việt nam, giống như cháu từng được nghe chứ không phải âm thanh trọ trẹ như những người nước ngoài gọi. Tôi xòe tay ra để làm quen với cháu và nói những gì mà cháu có thể hiểu được và tin tưởng được.  Cháu bảo với tôi là – Con sợ lắm dì ơi, mẹ con bỏ con ở đây…con cô đơn lắm.  Khi nghe đến hai chữ cô đơn từ miệng một bé trai bốn tuổi, tôi thật sự rất ngạc nhiên, vì muốn nói và hiểu hai từ đó có lẽ phải ở tuổi khá lớn và có khái niệm cũng như cảm nhận sâu sắc về nỗi buồn và sự cô độc thì mới có thể nói ra hai từ ấy...  Khoảng vài phút cháu bé mới đặt tay bé vào tay tôi, và cùng tôi bò ra khỏi gầm bàn.  Lúc ấy tất cả mọi người đều thở phào và lúc ấy họ cùng đứng dậy.  Tôi thấy bé đã nín khóc xin phép cậu bé cho mọi người được làm quen với cậu và nháy mắt với mọi người để thực hiện một hành động thương yêu.  Tôi giang tay ra và xin ôm bé vào lòng, sau đó đến cô giáo, ông hiệu trưởng cô cố vấn tâm lý, bà y tá, và cô nhân viên xã hội đều được cậu bé cho phép mọi người trong phòng ôm bé.  Cô giáo là người sung sướng nhất và tôi nhìn thấy mắt cô đầy lệ.

Những ngày sau, tôi thấy cậu bé đã quen với trường lớp, nắm tay cô giáo đi vào lớp học, cô giáo mĩm cười và đưa ngón tay cái lên ra dấu là hiệu quả rất tốt… Và cho đến một ngày, sau khi đi họp trên bộ giáo dục trở về lại văn phòng, cậu bé chờ tôi trước của văn phòng của tôi trên tay có một cây kẹo dành riêng cho tôi.  Cây kẹo ấy tôi vẫn giữ trong văn phòng cho đến ngày rời khỏi trường. Nhưng tôi vẫn mang theo một thắc mắc mà chưa thể giải đáp được là ở nhà của cậu bé ấy có thường xuyên coi phim bộ tình cảm không? Nỗi cô đơn của bé được phát xuất thành ngôn ngữ đó là từ cảm nhận cô độc của mình?  Bé bây giờ có còn cảm nhận điều đó nữa không? Nhiều lúc đứng nhìn lũ trẻ đùa giởn trong ấy có cậu bé người Việt Nam, có khi cậu bé đứng lại ở một góc sân nhìn bạn bè đùa giởn tôi lại nghĩ đến hai chữ cô đơn và tôi thường tự hỏi với chính mình là từ bao giờ tôi mới bắt đầu có cảm nhận được sự cô đơn của chính mình và cậu bé ấy có thật sự cô đơn khi ở vào lứa tuổi ấy không?

 

Khi tôi và người bạn thương yêu nhất chia tay nhau, cả hai chúng tôi đều rơi vào trạng thái cô đơn khủng khiếp, mỗi khi đi ngang qua nhà của người ấy vô tình, hay cố ý.  Những bước  chân rời rạc không lối cứ dẫn tôi về lại con đường rợp bóng cây xanh, và buổi tối của thời tiết miền Bắc Mỹ, của mùa thu rét mướt, tôi vẫn đứng lại để nghe một tấu khúc nào đó và để cảm nhận được những ngón tay cô đơn, giận dỗi hay buồn bả lướt trên những phím đàn…âm thanh đó tan vào trong tôi và vây tôi trong nỗi cô đơn khủng khiếp của những ngày chỉ còn mỗi một mình.  Cái lạnh giá của mùa thu ẩm ướt vẫn không thể sánh được nổi đơn độc, khi đi về một chỗ không còn ai để cười để nói, tíu tít những chuyện chẳng ra đâu...nhưng khi chia xẻ với người bạn đường thì lại ấm áp và  vô cùng tận…

 

Mùa thu là lúc tôi thường mang khăn quàng áo ấm và giầy cao cổ, lang thang trên những con đường có hàng cây phong, nhặt những chiếc lá phong thật đẹp vừa ngả từ màu vàng, sang đỏ rồi nâu để cất vào chiếc hộp để chép những bài thơ của mình và giấu nó đi như những nỗi xấu hổ của riêng mình…và có một ngày tôi cũng nhận được một hộp quà đầy lá phong, từ người bạn đã xa xôi.  Tôi lại nhớ đến những ngón tay thuôn dài lướt trên những phím đàn trắng muốt, và hơi thở dài…gần tựa một nụ hôn.

Ngôi chùa trên núi chỉ có một cây phong duy nhất, không còn lá cho dù mùa thu chỉ mới bắt đầu, có lẽ vì những ngọn gió từ trên cao mang theo gió bão cho nên lá không còn ở lại với cây khi trời vừa mới chớm thu, của cuối tháng chín, hay tiếng chuông vô thường của vị sư già ở mỗi sớm mai đón bình minh và từ giã hoàng hôn cho nên những chiếc lá vàng ấy đã hiểu được định luật của vô thường nên thường rơi xuống sớm hơn và chiếc hộp của người ấy đã đầy những chiếc lá.

 

Chúng tôi gặp lại nhau như một hẹn ước, và ngồi trên đỉnh núi, lắng nghe tiếng chuông chùa ngân trong cảnh hoàng hôn như một định ước không lời, tìm về nhau bằng hư vô tịnh tại…

 

Rồi cũng ở nơi đó chúng tôi lặng lẽ rời nhau, không có một dắt tay dạo phố như ngày xưa, một quán kem ở ngả tư, anh cứ lau giúp tôi mãi vết kem trên mũi, hay ngồi với tôi trong một quán vắng nhìn ra biển.  Không hiểu sao khi nhìn biển và núi tôi lại nhớ đến anh, nỗi nhớ cồn cào đến tận cùng gan ruột.  Nó quặn thắt như một cơn đói hướng về quá khứ, nó mênh mang của chập chùng để rồi vùi lấp đi niềm vui của hiện tại và rỗng không cho định hướng của tương lai.  Chiếc bóng của anh đã tràn ngập trong tôi và giữ tôi chìm sâu trong đó không thể thoát ra cho dù đã trốn chạy.

 

Cứ như thế tôi đã không còn có thể yêu được ai nữa …

 

HỒNG LĨNH

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Hai 20238:39 CH(Xem: 6547)
Mai An Nguyễn Anh Tuấn Ủng hộ lời kêu cứu cho Đồng Bằng Sông Cửu Long của nhà khoa học Ngô Thế Vinh trên vanviet.info và bauxitevn.net
26 Tháng Hai 20238:08 CH(Xem: 5911)
giữa mê lộ của quỷ dữ / sợi dây thòng lọng treo thân người / chạy tìm một giáo dân quỳ xuống đọc kinh / …không thấy…/ niềm tin không đủ đối đầu sự ác / cho nên cúi đầu lặng thinh /
17 Tháng Hai 202311:10 CH(Xem: 7766)
Hai mươi bốn giờ qua / Lại hai mươi bốn giờ tới / Qua một năm rồi một năm sẽ tới / Tiếng đại bác bên kia bờ đại dương vẫn liên tục dội về trong mỗi buổi sáng giấc mơ tôi
17 Tháng Hai 202310:17 CH(Xem: 6114)
Bài thơ viết ngoài công lộ / Bị tuần cảnh chặn gắn giấy phạt / Lý do những con chữ không thắt dây an toàn /
13 Tháng Hai 20232:28 SA(Xem: 6166)
Con đường phía trước còn dài, chúc ai vững bước, dùi mài chí kia, ngày mai rồi hết phân ly, quê hương, bốn bể, một bề lành an, nhắc ai dừng bước gian tham, nhất là quyền lực, bạo tàn, hại dân
13 Tháng Hai 20232:24 SA(Xem: 5953)
Nhớ lại những tháng năm xưa thời còn ở quê nhà. Đêm giao thừa sau khi đặt mâm cúng xong cả nhà mình đều xuất hành về hướng đông đi lễ chùa, má mặc áo dài màu nâu còn mình và bọn trẻ lại mặc đồ tây bình thường theo má. Má lạy Phật lạy hương linh ông bà chùa Long Khánh rồi sang chùa Tâm Ấn cũng như thế. Mình nhớ ngày ấy trời trong lắm lại mang hương xuân lành lạnh, đường phố sạch đẹp và đâu đó vẫn còn lác đác vài người phu quét lá bên đường còn sót lại. Mình hít hương xuân ngày đầu năm mới vào hồn với cả hân hoan.
13 Tháng Hai 20232:10 SA(Xem: 6909)
Dắt xe vào cổng, đập ngay vào mắt tôi là một bộ nâu sồng trong phòng khách. Không lẽ là vị Đại đức yêu văn chương - điện ảnh kết nối FB với tôi mấy tháng trước đã tìm đến, sau khi tôi cho địa chỉ nhà riêng? “Bố! Mẹ Thơm đã về!” Con gái lớn của tôi reo lên hồ hởi khi thấy tôi bước vào. “Mẹ đừng nói, xem bố có nhớ mẹ Thơm của con không?”. Tôi thoáng ngỡ ngàng trước vị ni cô vẻ tiều tụy, rồi nhận ra ngay cô hàng xóm của mình gần 10 năm trước…
13 Tháng Hai 202312:43 SA(Xem: 6663)
順天者存,逆天者亡 Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong Thuận với thiên nhiên thì còn. Nghịch với thiên nhiên thì mất. [Mạnh Tử] “Kế hoạch phát triển nào cũng phải tính tới cái giá môi sinh phải trả – environmental costs – đối với sức khoẻ của người dân và cả trên nguồn tài nguyên lâu dài của đất nước.” Ngô Thế Vinh
06 Tháng Giêng 202312:51 SA(Xem: 6838)
Nhà văn Doãn Quốc Sỹ là thầy dạy tôi. Thầy sinh năm 1923, năm nay tròn 100, còn tôi sanh năm 1936, thầy hơn tôi 13 tuổi, năm nay tôi cũng đã 87. Tính ra năm thầy dậy tôi cách đây đã đến 70 năm rồi. Ở cái thời mà ai cũng gọi người dậy học là “Thầy”, dù là từ lớp vỡ lòng cho đến hết lớp trung học chứ không gọi là “Giáo sư” như những năm sau này. Mà người đi học thì gọi là “Học trò” chứ ít ai gọi là “Học sinh”. Thầy dậy tại trường Chu Văn An năm nào, thì tôi được học thầy năm đó. Tôi không còn nhớ mấy năm, nhưng đọc tiểu sử của thầy, trên mạng Wikipedia cho biết thầy chỉ dậy ở trường CVA có một năm 52-53, sau khi thầy dậy ở Nam Định một năm 51-52. Trang mạng này, có ghi thầy di cư vào Nam năm 54, đoạn sau lại ghi thầy dậy trường Trần Lục tại Saigon năm 53-60. Tôi không nghĩ rằng hai trường Công Giáo Trần Lục và Hồ Ngọc Cẩn dọn vào Saigon trước năm 54.
06 Tháng Giêng 202312:11 SA(Xem: 6428)
Nguyễn Du chỉ thốt lên một lần duy nhất: Ta vốn có tính yêu núi khi ông Bắc hành, ở đoạn cuối sứ trình; nhưng cái tính đó, ông đã bộc lộ biết bao lần trong 254 bài qua cả ba tập thơ chữ Hán của mình! Ai ham đọc sách mà không biết câu nói có tự cổ xưa: Trí giả lạc thủy, nhân giả lạc sơn (Kẻ trí thì vui với sông nước, người nhân thì vui với núi non); song cái ý tưởng sách vở thể hiện khát vọng thoát tục thanh cao, mơ ước được tựa vào non xanh để tìm sự yên tĩnh vĩnh hằng của nội tâm đó đã được Nguyễn Du trải nghiệm bằng toàn bộ cảm giác buồn, vui, qua các đoạn đời phong trần của mình, và ông miêu tả chúng qua bao vần thơ chữ Hán thực thấm thía, rung động.