- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

ĐÊM THÁNG TƯ

23 Tháng Tư 20208:19 CH(Xem: 15371)

TRANG - photo UL
Trăng - ảnh UL

Đêm tháng tư 

 

Giờ này 

Đâu còn quán cà phê nào mở cửa 

Những con đường có lệnh giới nghiêm 

Chợt nhớ đã nhiều lần thất hứa 

Có cái gì bật dậy để ... rồi im

 

Giờ này em biết anh còn thức 

Nhìn sang trang vẫn thấy sáng đèn 

Những ngón tay em đã  thôi  rạo rực 

Có cái gì im lặng cũng .. thành quen

 

Cởi toang lòng giữa tháng tư nóng bức 

Thèm ly cà phê ngọt đắng bao dung 

Giờ này còn quán nào mở cửa 

Những chỗ ngồi lang chạ ở sau lưng.?

 

Dơi đập cánh bên ngoài thềm gió

Nỗi buồn vỡ từng mảnh vào đêm

Cả giấc mơ dối gian từ dạo nọ 

Có cái gì khơi dậy để rồi... quên

 

Nguyễn thị Bạch Vân

 

 

Chiều tôi ngồi chải tóc 

 

Chiều tôi ngồi chải tóc mây 

Có bao nhiêu sợi đã gầy ước mơ 

Tôi ngồi nhặt nhạnh tóc xơ 

Có bao nhiêu sợi theo thơ về trời ?

 

Cái ngày tôi phải lòng người 

Trăm ngàn sợi tóc bỏ đời mà đi

Vuốt ve từ buổi xuân thì 

Giờ đây theo cánh chim di về ngàn 

 

Tôi ngồi chải những mùa sang 

Vẫn không suông nổi phụng loan với người

Đêm khan một tiếng ru hời 

Hai mươi năm lỡ để đời không yên

 

Chiều tôi chải tóc ngoài hiên 

Có tầng mây trắng rơi  nghiêng mái đầu 

Tôi ngồi nhặt lại tóc sâu 

Hai mươi năm lỡ để sầu không nguôi

 

Tôi ngồi chải tóc cho tôi 

 

Nguyễn thị Bạch Vân

 

 

Trưa ngồi chờ xe ở Tú Xương 

 

Trưa tôi ngồi ở lề đường 

Nhìn người ta với phố phường lao xao 

Bàn tay dan díu ngọt ngào 

Đôi bàn chân đã lạc nhau trên đường 

 

Tôi ngồi đây cũng  bình thường

Chỗ ngồi cùng với nỗi buồn rất quen

Nghe ai gọi một tiếng em 

Có trăm gương mặt người xen với người 

 

Tôi ngồi bệt xuống cuộc đời

Nghe chừng có nỗi ngậm ngùi chung quanh 

Gọi người một tiếng thất thanh

Hồn trưa nắng quái tôi thành lạc tôi 

 

Nguyễn thị Bạch Vân

 

 

Buổi trưa nằm nhớ lan man 

 

Bây giờ là tháng tư 

Mưa cũng sắp vào mùa 

Tôi bày ra mâm rượu 

Gọi hồn phách người xưa 

 

Tôi phơi chiếu phơi chăn 

Ngoài kia trời đang nắng 

Nhỡ mưa tạt gió lùa 

Mình cầm lòng không đặng 

 

Trời cũng sắp vào mưa 

Tôi bày ra mâm rượu 

Đốt mấy bài thơ tay 

Gọi hồn người năm cũ

 

Nguyễn thị Bạch Vân 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 59526)
B ài này được viết theo lời yêu cầu của một số người trẻ trong đó nhiều người là sinh viên đại học nhằm bổ khuyết cho sự hiểu biết của anh chị em này nói riêng và giới trẻ Việt Nam nói chung về vị vua cuối cùng của Nhà Nguyễn nhân dịp 100 năm năm sinh của ông cũng như về một giai đoạn lịch sử có quá nhiều góc tối hay góc khuất, luôn cả oan khuất và cũng nhân dịp đầu Xuân Quý Tỵ 2013 ...
06 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 69322)
Bây giờ đã bước sang một ngày khác một ngày như và không như mọi ngày không còn nợ nần nào để tính sổ không còn niềm vui nào để cho đi hay giữ lại nỗi buồn...
11 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 92944)
Cuộc Họp Báo Nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền - 10/12/2012
10 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 90259)
S au hơn ba mươi năm kết thúc chiến tranh, những đề tài về chiến tranh dường như cũng biến mất trên văn đàn chính thống Việt Nam. Chúng đã đầu thai kiếp khác hoặc tìm cách trốn ra nước ngoài. Ngồi hong váy ướt, tập truyện mới nhất của Võ Thị Hảo hội đủ hai yếu tố: đầu thai kiếp khác mà vẫn phải chạy ra nước ngoài, tháng 7 năm 2012, tủ sách Thi Văn Hồng Lĩnh của Bùi Xuân Quang ở Paris, xuất bản.
30 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 93860)
Một trong những vấn nạn, nếu không phải nghi án, lịch sử cận đại còn gây nhiều tranh luận là vấn đề âm mưu ve vãn [flirtation] Cộng Sản Hà Nội của anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm (1897-1963) trong hai năm 1962-1963. Nhiều học giả thế giới đã cố gắng đưa ra những giải thích về vấn đề này. Người cho rằng anh em họ Ngô không còn biết lý lẽ [no longer be rational] nữa trước áp lực Mỹ. (1) Người cho rằng họ Ngô chỉ muốn blackmail hay chơi một ván bài poker với Mỹ. (2) Người cho rằng họ Ngô thực sự muốn nói chuyện với miền Bắc, (3) và nếu không có cuộc đảo chính 1/11/1963, Cộng Sản đã chiếm miền Nam vào cuối năm 1963.
30 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 92757)
Cuối năm 1961, đầu năm 1962, các viên chức VNCH liên tục thúc dục Pháp can thiệp và yểm trợ. Ngày 21/12/1961, Đại sứ Phạm Khắc Hy gửi thư cho Charles Lucet, ngỏ ý muốn liên lạc với Pháp. Hơn nửa tháng sau, ngày 7/1/1962, Ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu gặp đại diện Pháp, xác nhận ý muốn liên lạc. Trương Vĩnh Lễ, Chủ tịch Quốc Hội, cũng tiết lộ với giới ngoại giao Pháp ở Sài Gòn là Nhu muốn Pháp tái khẳng định lập trường, vì Sài Gòn có cảm tưởng Paris đang nghiêng dần về phía Hà Nội.( 152)
30 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 98148)
Phần II II. NHỮNG THẾ LỰC CHI PHỐI BÊN NGOÀI: Chính sách hòa hoãn Mỹ-Nga, cộng với sự va chạm cá nhân với các viên chức Mỹ, cũng khiến họ Ngô tìm cách nới rộng hơn sự kềm tỏa của Mỹ. Phong trào chính trị đang lên trong thời điểm này là phi-liên-kết, và trung lập trong cuộc chiến tranh lạnh Mỹ-Nga, do Pháp và India đi hàng đầu. Ngoài ra, Trung Cộng thường tuyên bố theo đuổi chính sách “sống chung hòa bình” [peaceful co-existence], trong khi Mao đưa ra “thuyết” Thế Giới Thứ Ba, tức thế giới của các nước nghèo và cách mạng giải phóng khỏi ảnh hưởng các cường quốc.
19 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 109891)
K hi ra toà, thằng Hoàng đòi con Quyên bồi thường... Bồi thường vì đã lấy con Quyên, ... Thằng Hoàng bảo với quan toà: Tôi đã lấy phải một con điếm, nên tôi phải được bồi thường. Toà đang không biết nói sao thì con Quyên đã đứng dậy: “Thưa toà, tôi có là con đĩ tôi mới lấy nó”...
19 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 100248)
Q uyển sách The Trial", "The Castle" và "Amerika" của Kafka đã được xuất bản sau cái chết của ông vào năm 1924, khi Brod, cũng là người viết tiểu sử cho ông Kafka, đã làm ngơ và bác bỏ ý muốn trước khi chết của nhà văn người Do Thái nói tiếng Đức phải đốt hết những công việc chưa xuất bản của ông.
19 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 101359)
Tin New York – Newsweek hôm 18/10/2012 thông báo cuối năm nay họ sẽ chấm dứt báo in sau 80 năm hoạt động và sẽ chuyển sang báo kỹ thuật số để đương đầu với tình hình kinh doanh báo chí ngày càng khó khăn.