- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

BÀI THƠ CHO THÁNG TƯ

23 Tháng Tư 20208:11 CH(Xem: 15284)


TRANG SAI GON -UL
Trăng Sài Gòn - ảnh UL

Bài thơ cho tháng tư


những hoài vọng rũ nhau ra đi

tháng tư trời mưa rỉ rả

những con đường đi xa thành phố

khung cửa đục, mắt hoen mờ

con chim đen trú lạnh

dẫm lên từng ô vuông ký ức

em đã lục lạo và thấy gì trong đó

một đoạn thơ tình

một câu nhạc hay

biết đâu bài ca dao cho quê hương đang lần hồi mai một ?

*

ân tình như giọt sương đọng trên cây

run buồn theo bước chân thời gian

những chiếc lá phù du rơi trên thảm cỏ

chu kỳ đi lại

như con ốc nhỏ băng qua và trở về từ biển

ngậm hạt muối bỏ lên đầu người

biến thành mái tóc muối tiêu trời chiều ẩn hiện

từng chuyến xe điện màu vàng chạy thật gần nhau

nhưng muôn đời vẫn song song chẳng bao giờ gặp

*

mưa rơi hắt hiu trên cửa kiếng

giấc mơ chập chờn bao nhiêu điều trống rỗng

chợt tỉnh dậy ê a  năm ba lời kinh

gác chuông nhà thờ lên đèn

thấp thoáng bóng ai chạy qua cửa

không lời nhắn nhủ

trí óc đầy ắp, bão hòa ẩn dụ về tình yêu và sự sống

pha trộn dối lừa và thất vọng

không ai có thể hiểu được người trước mặt

cho nên em hãy trở về

ngồi yên dưới những bức tượng đã đổi màu

để hiểu rằng đá cũng hao mòn

và mặt trời sẽ vô cùng cần thiết để hâm nóng những hoài bão

đã một thời trong trắng nhất

*

ta vẫn ngồi làm thơ trong đêm

chữ rơi rụng trên bàn phím, xôn xao âm vang kỳ lạ

hàng rào sắt, trẻ em nghèo, đàn bà căm phẫn

những khuôn mặt vô tội và bàn tay bạo lực

những con kiến nằm khóc trong hang

quên đi ngôn ngữ loài người đang biến dạng thê thảm

rác từ trong tư tưởng rải đầy trên văn chương

ca tụng người đóng kịch trên khán đài

hí trường đầy bích chương biểu ngữ

 

 

*

bài thơ con cóc hay con công nằm im trên giấy

ca ngợi những thí dụ về thủy chung và lòng yêu nước

những ngôi đền thật xưa và cao ốc thật mới

chứa những bí mật và biến chuyển to lớn

thơ nằm im, co quắp trong ngôn ngữ

chân thật trở thành hoài niệm xa vời trong đầu

và thời hiện đại, con người bỗng trở về huyền sử

ngu mê đánh vần để tìm lại ý nghĩa của từng chữ từng câu

*

căn phòng nhỏ với bốn tường trắng

gió thổi nhẹ lung linh ẩn ngữ

dán trên lưng ngựa thần bay qua huyễn ảo

chơi vơi tấm lụa đào trong gió

những anh hùng lơ lửng trên trời

cuộc dạo chơi bắt đầu từ những câu hỏi một mình

đi vào dòng tư tưởng của tháng tư miên man…

 

thy an

 

 

 

Ngày mai trên những hoang tàn

  

ngày mai trên những hoang tàn

sẽ có loài hoa mọc từ đá

thẳng đứng như cọc nhọn

thách thức những bạo lực cuồng ngông

và dòng sông sẽ trôi ra biển

cuốn theo tất cả những ác mộng

 

ngày mai trên những hoang tàn

con đường dẫn lên ngọn đồi đầy mộ

sẽ xanh cỏ và xóa những vết xe

câu thơ buồn treo trên nhánh như một chứng tích

những niềm vui thức dậy

lay động người tri kỷ nhiều năm khóc trong bóng tối

 

ngày mai trên những hoang tàn

thời gian không thể đi ngược

nhưng ký ức sẽ chạy lùi về quá khứ

không phải để khóc than

hay khơi dậy hận thù

mà gọi những hồn thiêng trở về từ cánh rừng vạn thọ

 

ngày mai trên những hoang tàn

bay qua miếu đền sẽ có đám mây phiêu lãng

an ủi dỗ dành những con người ngủ yên

trong bao thập kỷ lạ xa

thoáng trong gió tiếng kêu của mẹ của cha

hãy ngẩng cao đầu xứng đáng với những thiết tha mong đợi

 

ngày mai trên những hoang tàn

cầu vồng bảy sắc thánh hóa tình yêu quê hương

ngút ngàn thiên đường của những hoài bảo

ngàn sao chiếu xuống những góc đời hào sảng

một thời ray rứt quan san

ngồi xuống đây rót chén rượu cạn nguồn tâm đắc…

 

thy an

nắng tháng ba Canh Tý 2020

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 86535)
Larsson lìa đời trước khi đứa con tinh thần, bộ tiểu thuyết thuộc loại trinh thám, Millennium Trilogy, gồm ba cuốn, mà ông đã viết vào mỗi tối như một trò giải trí cho thần kinh bớt căng thẳng, ra đời sáu tháng sau khi ông ký giao kèo với một nhà xuất bản Thụy Điển, Norstedts Förlag, nhà xuất bản thứ hai Larsson liên lạc và ký giao kèo, sau khi gửi cho một nhà xuất bản thứ nhất tới hai lần mà gói sách không hề được mở ra.
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 92026)
Gần hai chục năm sau biến cố 30 tháng Tư 1975, chúng tôi có cái hân hạnh được Công đoàn bảo hiểm Pháp ( Fédération Française des Sociétés d’Assurance ), qua thỏa ước với Bộ Tài chánh CHXHCNVN, gởi về nước cùng với một số nhà giáo Pháp giảng dạy bộ môn Bảo hiểm còn mới này trong trường Đại học Tài chính và Kế toán Hà nội - nay trường đã lột xác trở thành Học viện Tài chính.
14 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 108431)
Về đi thôi nhật ký ngày chân đất Gốc đa già bà kể lá bùa yêu Em ôm giấc thị thành nửa mùa cổ tích Hỏi gió trời sao giấu lá bùa yêu 
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 83706)
Phụ Chú: 1. Thuật ngữ Việt Nam hoá [Vietnamization] được dùng để mô tả những diễn biến thu nhập và thực thi những biến đổi xã hội, kinh tế, văn hoá và chính trị do chế độ bảo hộ Pháp cưỡng bách áp đặt từ 1861 tới 1945, sau khi chế độ thực dân Pháp bị soi mòn dần từ năm 1940-1941 rồi cuối cùng bị xóa bỏ từ tháng 3/1945. Dù trong Anh ngữ, từ này còn một hàm ý khác — như chính sách Việt nam hóa cuộc chiến tranh Việt Nam của Liên bang Mỹ (1964-1973) — chúng tôi nghĩ thuật ngữ Việt Nam hoá chính xác hơn Việt hóa [Vietism hay Vietnamism].
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 82722)
III. ĐOẠN KẾT KHỦNG HOẢNG Trong tháng 8, Việt Nam trải qua một giai đoạn đầy biến động, trên bối cảnh chính trị quốc tế. Một mặt, phe Đồng Minh bắt đầu thực thi các kế hoạch hậu chiến đối với Việt Nam, từ giải giới quân Nhật tới chia chác vùng ảnh hưởng; mặt khác, ngay tại Đông Dương, người Nhật bị tê liệt không những chỉ vì lệnh đầu hàng đột ngột vô điều kiện mà còn vì viễn ảnh bị Đồng Minh trừng phạt. Với người Việt, các quan tướng Nhật bị phân chia theo yếu tố tâm lý và ý thức hệ.
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 75087)
II. CHÍNH PHỦ TRẦN TRỌNG KIM (17/4 - 25/8/1945) Mặc dù chính phủ Trần Trọng Kim chỉ là một thứ “tai nạn lịch sử,” được khai sinh do nhu cầu quân sự của Nhật, chính phủ được Nhật bảo trợ này soi sáng mặt trái của đồng tiền cách mạng 1945 tại Việt Nam, mà cho tới năm 2010 còn bị che phủ bởi đủ loại tài liệu tuyên truyền.
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 80060)
(*).LTG: Bài này rút ra từ Phần II, “The End of An Era” [Đoạn Kết của Một Thời Đại], của Luận án Tiến sĩ [Ph.D.] sử học “Political and Social Change in Viet Nam between 1940 and 1946” đệ trình tại Đại học Wisconsin-Madison vào tháng 12/1984, dưới sự hướng dẫn của cố Giảng sư John R. W. Smail; và đã in trên Journal of Asian Studies [Tạp chí Nghiên Cứu Á Châu] vào tháng 2/1986, XLV: 2, pp. 293-328, với cùng tựa “The Other Side of the 1945 Vietnamese Revolution: The Empire of Viet-Nam (March-August 1945).” Phần tư thế kỷ sau, nhân dịp sinh nhật thứ 68, và kỷ niệm 65 năm cách mạng 1945, hiệu đính lại lần chót hầu phổ biến rộng rãi hơn trong giới người trẻ Việt muốn đi tìm sự thực lịch sử.
28 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 84839)
Con tàu đã trở nên ọp ẹp, mấy mươi năm còn gì. Người ta nói đây là chuyến tàu tốt nhất hiện nay. Hành khách bực dọc phàn nàn tốt gì mà tốt, như đống sắt vụn, làm như họ là kẻ trên trời rơi xuống không bằng.
23 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 88150)
Tình yêu, cũng như chiến tranh, là hai đề tài muôn thuở của con người. Văn chương ngoại quốc nói về chiến tranh, viết về những trận chiến gần, xa trong lịch sử, chúng ta vẫn thích đọc. Vậy thì tại sao, người Việt Nam viết về chiến tranh Việt Nam lại nhàm chán?
20 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 91583)
... Tôi đã từng ăn thịt chuột. Tôi ăn vụng của em tôi. Bố cấm tôi nói cho ai biết. Bố đã cho thằng em tôi ăn bao nhiêu con chuột tôi cũng không nhớ nổi. Chỉ có điều bố thích như vậy. Bố nướng con chuột lên, thế thôi. Thằng em tôi cười hềnh hệch, nước dãi chảy dài, cầm con chuột gặm như một bắp ngô nướng. Những tảng máu chưa đông rịn đỏ hai mép. Tôi thấy đầu mình ung ung. Những hình ảnh như những mảnh vỡ lộn xộn va đập vào nhau liên hồi ...