- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

TẠI SAO TRONG 70 CÂU THƠ “GỌI LÀ HAY” ĐƯỢC BAN NHÀ VĂN TRẺ HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM CHỌN ĐỂ LÀM PA NÔ DỰ KIẾN TREO TRONG NGÀY THƠ VIỆT NAM RẰM THÁNG GIÊNG QUA CHỈ CÓ ĐOẠN THƠ LỤC BÁT CỦA NHÀ THƠ KHIẾM THỊ NGUYỄN VIỆT ANH LÀ HAY THẬT SỰ ?

02 Tháng Ba 202010:07 CH(Xem: 16446)


Ngày Thơ VN

Trừ Nguyễn Việt Anh, còn 69 câu thơ được chọn hầu như chưa hay, dở, vô nghĩa, dễ dãi…là vì người viết chưa đủ tài.

Một nguyên nhân nữa là do “các nhà thơ trẻ” dưới 40 tuổi có thơ được chọn kia bị quan niệm “thơ viết ra không cần để hiểu” của trường phái thơ “háp háp” của Hoàng Hưng và trường phái “thơ tân con cóc” của Nguyễn Quang Thiều dắt mũi.

Họ, anh Thiều và anh Hưng cho rằng thơ viết ra để “cảm” không cần để “hiểu” ( hiểu = nhận). Thơ loại bỏ sự hiểu, đồng thời nó đã loại bỏ nhận thức. Mà khi không còn nhận thức không còn là con người. Loại bỏ sự hiểu trong quá trình CẢM NHẬN thơ tức là các ông giời con kia đã loại bỏ nhân tính.

Sự tiếp nhận bất cứ thông tin nào vào con người đều qua sự CẢM + NHẬN ( nhận là ý thức, cảm là trực giác). Tách CẢM ra khỏi NHẬN thì con người không còn biết gì hết. Cảm và nhận là một quá trình đồng thời, không phải trước hết là CẢM sau đó mới đến NHẬN.

Khi quý vị tạo ra món thơ vô nghĩa thì CẢM và NHẬN đều không có.

Ví ba câu gọi là thơ đầu tiên được chọn làm pa nô :

Giăng giăng trên cỏ ướt

Nhiều hoa tơ sáng lóa

Hiện ra mật mã

(Nguyễn Thị Thùy Linh)

Câu này vô nghĩa, đã không nhận thức được thì làm gì có cảm xúc ?

Đa số các câu thơ được chọn đều giống như loài thơ vô nghĩa này, trừ mấy câu lục bát rất hay của nhà thơ khiếm thị Nguyễn Việt Anh ( TMH đã viết bài khen hai tập thơ của Nguyễn Việt Anh : “ Mặt trời khiếm thị vào thơ” và bài “ Một lần nữa tôi lại ngạc nhiên về tập thơ lục bát thứ hai của Nguyễn Việt Anh”) :

Dây phơi chẳng chiếc áo nào

Mỗi khi gió động vẫn chao hai tà

Em mang ấm cúng đi xa

Hiu hiu hắt hắt ở nhà với tôi

(Nguyễn Việt Anh)

Hai tập thơ rất hay của Nguyễn Việt Anh không hề lọt vào "mắt xanh...lè" của giám khảo giải hội nhà văn. Trong suốt 25 nắm quyền ở Hội, Hữu Thỉnh đều âm thầm loại một số tập hay và khá ra khỏi giải thưởng, chọn hàng chục tập thơ dở nhất, nhảm nhí nhất để tôn vinh.

 

Hình như sự khiếm thị đã giúp Nguyễn Việt Anh thoát khỏi vòng thiên la địa võng của trào lưu thơ cách tân cực tả của Hoàng Hưng và Nguyễn Quang Thiều trong quá trình vô nghĩa hóa thi ca ?

 

Vả, Nguyễn Việt Anh là một tài năng lục bát bẩm sinh, hơn hẳn cái đám mượn sự ma mị hóa, vô thức hóa thi ca hoắng lên thành ngọn cờ dỏm quyến dụ bọn trẻ chưa đủ bản lĩnh và chân tài.

Cái tội rất to phá hỏng thị hiếu thi ca chân chính của lớp trẻ là tội của Nguyên Ngọc và Hữu Thỉnh !

Hai ông giời con này tuy là mặt trăng mặt trời với nhau nhưng vì lệch lạc trong nhận thức, vì trình độ thẩm mỹ văn chương quá kém cỏi, vì những quan niệm cách tân thi ca bậy bạ, nhảm nhí, nên :

- Nguyên Ngọc chủ “Văn đoàn độc lập” đã trao nhiều giải thưởng thơ quá tầm phào, vô nghĩa, thậm chí bậy bạ, nhảm nhí, phá hỏng thẩm mỹ tiếng việt phá hỏng thẩm mỹ thi ca chân chính

- Hữu Thỉnh chủ tịch hội liên hiệp văn học nghệ thuật VN, chủ tịch hội nhà văn VN do chủ quan, trình độ văn hóa kém cỏi, trình độ thẩm mỹ thi ca bệnh hoạn và nhảm nhí cũng đã trao giải thưởng văn học cho hàng chục tập thơ dở, thơ vô nghĩa, thơ tầm phào…

Nguyên Ngọc và Hữu Thỉnh tuy không nhìn mặt nhau nhưng cùng đang quay về một hướng. Hướng ấy là sự phá hoại thẩm mỹ thi ca của lớp trẻ. Phá hoại thẩm mỹ văn học, hai ông Ngọc Thỉnh cùng hè nhau phá hoại văn hóa Việt Nam.

 

Tội của Nguyên Ngọc và Hữu Thỉnh to lắm. Ở các nước văn minh, người ta đã truy tố Nguyên Ngọc và Hữu Thỉnh ra tòa vì tội phá hoại thị hiếu văn chương, tức là phá hoại văn hóa vậy.,.

 

Sài Gòn 10-2-2020

 

T.M.H.

(Nguồn: FB TRẦN MẠNH HẢO)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 99035)
Á Nam Trần Tuấn Khải sinh năm 1894 tại làng Quan Xán, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, mất năm 1983 tại Sài Gòn, thọ đúng 90 tuổi ta. Cuộc đời ông trải qua hầu hết những giai đoạn thăng trầm nhất, chứng kiến hầu hết những biến cố quan trọng nhất của lịch sử cận hiện đại Việt Nam. Ông cũng chứng kiến hầu hết những cuộc đổi thay của văn học hiện đại Việt Nam, từ sự ra đi của thơ Cũ đến sự xuất hiện của Phong trào thơ Mới, của Tự lực văn đoàn, đến các trường phái, trào lưu, khuynh hướng, chủ thuyết văn học cả tư bản và cộng sản gần suốt thế kỷ XX.
25 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 105986)
... T ôi cảm thấy mình như Từ Thức trở về, không còn ai biết mình, nhớ ra mình là ai, đôi khi lại còn bị đối xử một cách bất thường. Những lưu luyến với quê hương càng ngày càng như những rễ cây khô cố bám víu vào nền đất phù sa hai bên bờ sông, chưa biết ngày nào bị nước cuốn trôi đi...
21 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 91264)
“Đến bây giờ tôi còn thương mấy con ếch báo thức; chúng là những con ếch đầu đàn, ngủ đông trong hang, nấc lên tiếng gọi đầu tiên đánh thức đàn ếch chui ra khỏi hang mà vào cuộc sinh nở với mùa xuân. Nhưng các nhà "tiên tri ếch, kẻ đánh thức đồng loại" dậy đón xuân kia đã bằng tiếng ồm ộp của mình báo rằng: lạy ông tôi ở bụi này. Mấy tay bắt ếch chuyên nghiệp nghe tiếng kêu thức tỉnh đồng loại của dũng tướng ếch cách mạng kia bèn chộp chú liền, cho vào giỏ về thịt; vào giỏ rồi mà chú vẫn uôm uôm! Vẫn báo cho đồng loại dậy mau mà chạy đi, mà vọt xuống ao kịp trốn ... . " (Trần Mạnh Hảo)
21 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 105449)
LTS : Nguyễn Thi Quyên, hiện là Nghiên cứu sinh ngành Văn học so sánh tại Đại học Strasbourg, Cộng Hòa Pháp. Câu chuyện về Trương Chi đã được tác giả viết trong một đêm mưa như gửi tiếng lòng về với quê hương xa xôi.Tạp chí Hợp Lưu trân trọng giới thiệu “Trương Chi” đến cùng quí độc giả và văn hữu khắp nơi. Tạp Chí Hợp Lưu
21 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 105036)
P l ease help us to secure the immediate and unconditional release of Viet Khang
18 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 126549)
l à ngày em không còn nghĩ về anh nữa sự tự tin của anh không đủ giữ gìn những kí ức về nhau
18 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 40909)
Lời toà soạn: Mùa thu năm rồi, dưới sự bảo trợ của chương trình học bổng Fulbright của Hoa Kỳ,Giáo sư Tiến sĩ Trần Lê Hoa Tranh thuộc Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, TP-HCM/Sàigòn, đã có mặt tại Hoa Kỳ để thu thập chất liệu cho dự án nghiên cứu về các nhà văn nữ Việt tại hải ngoại. Trong dịp này, chị đã có dịp tiếp xúc với nhà văn/nhà báo Trùng Dương, cũng là một thành viên Fulbright của niên khoá 1990-91, và là một trong năm nhà văn nữ nổi tiếng nhất của nền văn học Miền Nam 1954-1975. Sau đây là cuộc nói chuyện giữa hai thế hệ văn học từ hai môi trường khác biệt, mà nhà văn Trùng Dương đã, với sự đồng ý của người phỏng vấn, dành cho tạp chí Hợp Lưu ...
18 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 94469)
Q uốc âm thi tập của Nguyễn Trãi là tập thơ cổ nhất hiện nay chúng ta còn giữ được. Trước nay, tập thơ này luôn được các nhà nghiên cứu coi là tư liệu đặc biệt quý hiếm để nghiên cứu về ngôn ngữ và văn học Việt Nam thời Cổ- Trung đại, cụ thể là ngôn ngữ thơ cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV. Đã có nhiều bản phiên âm chú thích của nhiều thế hệ học giả trong hơn năm mươi năm qua về văn bản này, cũng đã có nhiều bài viết và một số ít chuyên luận nghiên cứu riêng biệt về nguồn ngữ liệu phong phú này. Bài viết sẽ tiến hành khảo sát một số trường hợp trong ngôn ngữ thơ Nôm Nguyễn Trãi ...
18 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 89464)
T rong đời Nguyễn Du có ba sự việc liên can đến Trung Quốc:Năm  1803 , Nguyễn Du được cử lên  ải Nam Quan tiếp sứ  nhà Thanh sang phong sắc cho vua  Gia Long . Năm  1813 ông được thăng Cần chánh điện học sĩ và được cử làm chánh sứ tại  nhà Thanh cho đến  1814 . Năm  1820 Gia Long qua đời,  Minh Mạng nối ngôi. Lúc này Nguyễn Du được cử đi làm chánh sứ sang  nhà Thanh báo tang và cầu phong nhưng ông bị bệnh dịch chết...
17 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 103170)
C on tàu lùi lũi rời thành phố giữa lúc từng cơn mưa bụi gối lên nhau mê mải, những cung đường lồng lộng mở ra trước mắt. Phía sau lưng, thành phố đông đúc và ẩm ướt khuất dần. Ngày ra mắt họ hàng, anh cũng đưa chị về trên chuyến tàu như thế. Cũng một ngày mưa bụi gối lên nhau.