- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CHUNG MỘT SỐ MỆNH

16 Tháng Hai 20203:47 CH(Xem: 15092)


chu nhat xam-le minh phong
Chủ nhật xám - tranh Lê Minh Phong

 

Để tưởng niệm cụ Lê Đình Kình
một lão nông của thôn Hoành, người mở lại cho tôi
ký ức về bóng dáng của những sĩ phu trong lịch sử VN
(Nguyệt Quỳnh)

 

 

Nhà danh hoạ Leonardo Da Vinci có câu nói nổi tiếng: “Nếu bạn gắn được lộ trình của mình lên một vì sao, bạn sẽ có thể điều khiển được bất kỳ cơn bão nào.

 

Câu nói của ông làm tôi hình dung đến những cơn bão trong lịch sử VN, đến bóng dáng những con người đã điểu khiển những cơn bão ấy. Họ mặc áo nâu, đi chân đất, bình dị, đơn sơ nhưng mạnh mẽ. Cùng với họ, biết bao nhiêu triều đại, biết bao nhiêu thế hệ đã vượt buổi can qua. 

 

Hãy nghe về cuộc gặp gỡ của một danh tướng và một nho sinh ở làng Hàm Châu.

 

Vào thế kỷ thứ 13, khi Đại Việt đang phải đương đầu với quân Mông cổ. Một ngày nọ, Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật tình cờ kéo quân qua làng. Đoàn quân đang đi thì gặp phải một người đứng nghênh ngang giữa lộ. Quân lính thét la bảo tránh đường, thì người ấy quay mặt lại mà mắng rằng: “Chưa đuổi được giặc phương Bắc mà đã đuổi người Nam thì lấy ai mà chống giặc?”

 

Quân sĩ vào tâu lại. Trần Nhật Duật bèn cho dừng quân, vời người ấy vào hỏi chuyện. Thấy là người tài đức, Chiêu Văn Vương bèn giao cho chức vụ tham mưu trong quân ngũ; sau này lập công to làm đến chức Lâm Vĩnh Hầu. 

 

Người ấy là một nho sinh nghèo, sinh trưởng ở làng Hàm Châu tên gọi là Bùi Công Nghiệp.

 

Dân như thế. Tướng như thế. Bảo sao Nước không mạnh!

 

Cũng với tinh thần của dân ấy, tướng ấy, người trai áo vải đất Tây Sơn đã tạo nên biết bao nhiêu kỳ tích. Mà cũng chỉ có thể giải thích bằng câu nói của vị vua trẻ, gấp lên ngôi khi giặc đã tràn qua biên cương: "Nước Nam ta tuy nhỏ, người lại không đông, nhưng chứa đựng biết bao hồn thiêng sông núi. Xưa nay chưa có kẻ thù nào đến đây mà không thảm bại. Nếu lấy trí tầm thường của kẻ phàm phu tục tử để tìm hiểu đất thiêng này thì muôn đời vẫn u tối vậy". 

 

Đêm ấy là vào một đêm cuối năm, giữa ánh lửa bập bùng của núi rừng Tam Điệp, quân Tây Sơn cùng với 10 ngàn tân binh về tụ nghĩa ở Nghệ An. Họ đứng ngồi bên nhau, cùng lắng nghe vị vua trẻ chia sẻ về niềm tin của mình.

 

Nếu nói theo các chuyên gia tâm lý tây phương thì vua Quang Trung là một nhà truyền đạt tuyệt vời. Ông có cái khả năng nối kết được chính mình với từng người dân, từng người lính để trao cho họ niềm tin sắt đá của một vị thủ lĩnh. Ở một góc nhìn khác, “Hịch xuất quân” của nhà vua đã thể hiện rõ cái nếp nghĩ của sĩ phu Việt thời ấy. Và chính cái nếp nghĩ này mới làm nên chiến thắng.

 

Với quân số chỉ bằng nửa quân giặc, lại phải kéo quân về từ xa, chuyện đánh thắng giặc chỉ có thể dựa vào quyết tâm sắt thép - PHẢI ĐÁNH THẮNG - phải thắng để giữ cho răng đen, để giữ cho dài tóc. Phải thắng để giữ gìn bản sắc, để mình còn được là mình. Cái tôi trong các sĩ phu thời ấy là cái tôi của nho sinh Bùi Công Nghiệp, một cái tôi bản lĩnh mà bất cứ một quốc gia nào cũng cần đến những công dân như thế.

 

Và quả nhiên, nước sông Hồng mùa xuân năm ấy đã in dấu cuộc tháo chạy hoảng loạn của quan quân Tôn Sĩ Nghị. Quân ta đã đánh một trận để đời - Đánh cho giặc manh giáp tả tơi, Đánh cho chúng không còn một bánh xe để quay về Tàu. Và Đánh để chúng biết rằng nước Nam này có chủ. 

 

Chỉ qua một đêm, với Hịch xuất quân ngắn gọn và những chia sẻ nhiệt thành, nhà vua và các tướng sĩ như đã thấu hiểu lòng nhau và ngài đã lấy trọn được quyết tâm của họ. Rồi cứ thế, cứ ba người một nhóm, họ thay phiên nhau, hai người cáng một đi suốt ngày đêm. Thượng đế tạo ra con người thật nhỏ nhoi, nhưng con người cũng thật vĩ đại. Chính những con người bình thường đó đã thay đổi số phận của biết bao người và thay đổi cả lịch sử. 

 

Vượt hẳn cả ước tính của nhà vua, thay vì mùng mười âm lịch quân ta mới đuổi xong giặc, thì ngay ngày mùng bảy tết, thành Thăng Long đã rợp bóng cờ Tây Sơn. Đích thân vị tướng trẻ, Đại Đô Đốc Long đã tự tay mở cửa thành đón đại quân.

 

***

 

Tôi không rõ hết về tổn thất của quân ta trong trận này, tôi chỉ biết được rằng có đến 8000 người đã phải hy sinh trong trận công phá đồn Ngọc Hồi. Vinh quang và ô nhục nó chỉ khác nhau một lằn ranh mong manh trong mỗi con người. Tôi hiểu vì sao Leonardo Da Vinci, người được xem là “thiên tài toàn năng nhất lịch sử nhân loại” đã khẳng định -con người có thể điều khiển được bất kỳ cơn bão nào.

 

Nhắc lại câu chuyện lịch sử để vuốt mắt cho một người “cộng sản cũ” (chữ của Ts Hà Sĩ Phu). Đưa tiễn ông là tiếng than, là suối lệ đắng chát của bằng hữu. Nó là tiếng kêu đớn đau của giống chim ưng khóc bạn, là những người biết mình có chung một lịch sử phi thường, biết mình đã từng mạnh mẽ ra sao, đã tan vỡ và suy sụp như thế nào.

 

Riêng tôi, nhắc lại câu chuyện lịch sử, không dưng tôi cảm nhận sự gắn kết của chúng ta với nhau thật chặt chẽ, và điều này cho tôi một cảm giác ấm áp đến rơi lệ. Mặt đất dưới bàn chân ta đi mỗi ngày đâu chỉ là đất, nó là máu xương, là tro than của hàng bao nhiêu đời. Thảm cỏ này, viên sỏi nọ, hòn đá kia như còn vang vọng tiếng vó ngựa, tiếng trống trận uy linh, tiếng loa, tiếng cười,…Nó từng in dấu những vinh quang, nhưng nó cũng thấm đẩm vị mặn của mồ hôi, của nước mắt, của những ngày nâng nhau cùng đứng dậy.

 

Khởi đầu một năm mới đầy biến động, trước anh linh người vừa khuất tôi xin được dâng lên lời cầu nguyện. Nguyện cho mỗi chúng ta từ nay sẽ không là kẻ vô can và ngưng đóng vai khán giả. Bởi tất cả chúng ta dù đang ở vị trí nào hay sinh sống ở nơi đâu đều gắn kết cùng nhau chung một số mệnh - Số mệnh của dân tộc Việt Nam.

 

 Nguyệt Quỳnh

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 90169)
N hững nhà nghiên cứu mới đây cho biết rằng dùng sữa chua yogurt có thể làm hạ áp huyết nhưng dùng sản phẩm gạo có thể nguy hiểm vì nồng độ thạch tín cao.
22 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 87489)
C ách đây hơn 20 năm, Bảo Ninh mô tả chiến tranh như một bộ máy nghiền nát tất cả, trừ tình yêu. Nguyễn Bình Phương tiến thêm một bậc: chiến tranh nghiền nát cả tình yêu chỉ để lại tội ác, không cho con người một hy vọng nào...
22 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 108098)
T ôi đến thăm anh một chiều mưa Huế. Nói chính xác là một chiều mưa rằm Huế. Trời xầm xì và mưa lách nhách. Lá cây ướt đầm...
27 Tháng Tám 201212:00 SA(Xem: 105395)
Người Việt chúng ta thì ai cũng biết hột vịt lộn là gì, nhưng đối với giới trẻ và người Tây Phương, thì theo như ông Miguel Trinidad, trưởng tay đầu bếp và là một trong những người chủ tại Maharlika, một nhà hàng Phi Luật Tân ở thành phố New York, mô tả đây là trứng vịt có từ 11 đến 14 ngày từ khi được ấp trứng và là một món đặc sản tại Phi Luật Tân.
22 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 106147)
L ịch sử Việt Nam có không ít những nhân vật lớn với tầm vóc tạo dựng thời đại mà cuộc đời của họ tự nó đã là những pho tiểu thuyết. Song rất tiếc, cho đến nay tiểu thuyết lịch sử Việt Nam mới chỉ dừng lại ở sự khai thác có tính chất minh hoạ lịch sử về một vài giai đoạn và một số khía cạnh của những nhân cách văn hoá lớn này...
22 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 104793)
K hi tôi viết những dòng chữ này, thì ở Nam California gia đình và thân hữu của nhà văn Nguyễn Mộng Giác đang tiến hành những nghi thức cuối, tiễn anh về nơi an nghỉ cuối cùng. Trước đây gần hai năm cũng tại địa điểm này, cũng những thân hữu này, đã tiễn đưa nhà văn Cao Xuân Huy trong chuyến đi chót cùng của đời anh. Nguyễn Mộng Giác là Chủ nhiệm kiêm Chủ bút đầu tiên và Cao Xuân Huy là chủ nhiệm kiêm chủ bút cuối cùng của tạp chí  Văn Học ...
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 106621)
N guyễn Mộng Giác sinh năm 1940 tại Bình Định, trong một gia đình gồm 7 anh chị em. Ông là người con thứ hai. Cha ông, một nhà giáo trong thời Pháp thuộc, thưở nhỏ ông cắp sách theo cha đi nhiều nơi vì thời gian đó nhà giáo luôn được thuyên chuyển công tác liên tục. Ông thừa hưởng nếp sống mô phạm từ cha mình.
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 98511)
Về Mùa biển động... V ới đôi mắt tinh tường, cái nhìn thàng hậu (nhân bản) Nguyễn Mộng Giác đã xây dựng lại cuộc đời của nhiều gia đình, nhiều nhân vật trong thế hệ những người đã sống hoặc lớn lên ở trong Nam, thời kỳ chia đôi đất nước... Là nhân chứng có con mắt bao quát và sâu xa, ông nhìn và viết lại xã hội miền Nam trước 1975, thuật lại biến cố Phật Giáo những năm 60, biến cố Mậu Thân thập niên 70, biến cố 30 tháng tư 1975, thuật lại cuộc di tản, thuật lại cuộc đời tha hương trên đất Mỹ.. .
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 95837)
Hồn tôi ngây ngây như người nhọc nhằn leo núi, lúc lên tới đỉnh chỉ thấy những khối đá tảng xù xì rêu phong, và nhìn trở xuống là một vực thẳm đầy mây". ( Tha hương , Văn Nghệ xuất bản 1989, trang 1849). Đó là hình ảnh nhà văn Nguyễn Mộng Giác với Mùa biển động.
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 71919)
M ùa biển động tập 5, Tha hương là tập cuối, dày nhất, hơn 600 trang, quan trọng nhất và được độc giả mong đợi, để biết số phận nhân vật sẽ ra sao, qua cuộc «đổi đời» tháng 4-1975.