- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NHÌN NHAU TRONG ĐÊM

07 Tháng Hai 202011:53 CH(Xem: 16767)


chan troi - le minh phong
Chân Trời - tranh Lê Minh Phong

NHÌN NHAU TRONG ĐÊM

 

đôi mắt mỏi mệt không thể nhìn xuyên đêm

bóng đêm làm chúng ta mù lòa

hãy im lặng như thiền sư ngồi nghe tiếng côn trùng

nhớ lại đêm trừ tịch

chờ nghe tiếng thú đầu tiên mừng năm mới

ở đây ta chẳng nghe gì cả

trên cao độ của ngọn đồi chỉ có tiếng mưa rỉ rả

ngôn ngữ của im lặng

đôi lúc là ngôn ngữ của bỏ rơi

những người biết sử dụng lời nói đã im tiếng

nhân danh sự tĩnh lặng của triết học

tất cả cúi đầu, úp mặt

sự sòng phẳng chỉ là một hoài niệm đâu đó

dành cho kẻ thơ ngây

và cho kẻ mau quên một thuở nọ lang thang tìm đất hứa

 

xin nhặt sợi tóc em màu đen

trên bàn tay nổi gân bắt đầu run khi cầm lấy một vật

chứng tích của tuổi xế chiều bóng lặng

những cơn gió thổi ngang đời

nhắc nhở những tâm giao và hạnh ngộ

đang tan dần theo nhịp thời gian không gì cưỡng lại

đọc hai lần bài thơ đứt đoạn

hát ca cho những cũ xưa trôi theo năm tháng

tiếng hát của chim, tiếng kêu của thú

như tâm hồn chúng ta ngày mùa đông chẳng còn gì để nói

ngoài ánh mắt nhìn nhau qua màn sương

trong đáy ly cà-phê có những hình hài đọng lại

chúng ta cùng thức với nhau đêm nay

đếm sao trời và đọc lời kinh

thắp nén nhang thờ kính

cố chọn trong lòng một điều gì nhắc lại

thật xa và thật gần

có lẽ sau cùng

chỉ là nét buồn tổ tiên

nơi đất nước cũ xưa ngày hư hao giông bão …

 

thy an

 

 

CÓ NGHE CHĂNG MÙA ĐÔNG

 

có phải chăng mùa thu đã dứt

khi ta đứng một mình bên sông

nghe gió thổi mạnh

tóc bay, thơ rụng

áo vàng phất phơ và đôi tay run run chẳng nên lời

hình như vẫn còn nghi ngờ mùa đông chưa đến

khi buổi chiều mây xuống thấp

và mặt trời ẩn mặt trên thành phố ô nhiễm bụi đường

có phải chăng những tiếng kêu thật nhỏ

vang lên trong tâm hồn

mùa đông những ký ức trở mình

lá vàng, lá đỏ

xào xạc dưới chân

 

miếng bánh ngon, ly cà phê ngọt

khi rượu, khi trà

trong tĩnh lặng, hương vị của bao dung chảy qua miệng

tạm quên những khắc khổ bực mình

im lặng nhìn nhau không nói

con chim nhỏ bay qua đầu thanh thản

nhắc nhở chúng ta còn bên nhau

ngày ba bữa êm đềm, tuổi già trườn nhẹ

thứ hạnh phúc cảm nhận trong đơn lẻ

mỗi người giữ riêng trang trọng

ngồi bên nhau trầm ngâm

tuổi xế chiều như hoàng hôn trên núi giỡn mây

xòe tay đếm lại bạn bè bao nhiêu ngón

cười nói như trong chuyện cổ tích

mai này không kịp tiễn chia tay

 

có nghe chăng mùa đông

thổi qua cánh đồng rơm rạ

thúc dục ta tìm hơi ấm

cho kịp khi trời bão

chiều thắp lửa tiền nhân

rót vào tim những tiếng kêu im lìm

nhắc nhở những tinh anh đang cạn kiệt

hơi thở và sự sống của người và quê hương

 

ngày yêu dấu ơi xin đừng già

trên những dấu ấn của thiên thu…

 

thy an

 

 

NỖI BUỒN CHỨA ĐẦY PHỨC TẠP

  

con chim bồ câu sà vào lồng ngực

kêu hai tiếng hòa bình làm tim đau nhói

từ lâu không nghe loại âm thanh này

vì tâm trí bị giam sau bức tường dày kín

 

có ai đến sau lưng đâm thêm nhát dao

không cứng, không mềm, nhưng thật đau

vết đau làm máu chảy

máu khô nhanh như mưa mùa đông rơi bên thềm

 

gạo lúa không đủ nuôi bầy ngựa ký ức

rong ruổi bao năm vẫn chưa kiệt lực

bờm ngựa đẹp hơn tóc rối

gió thổi bên rừng nghe xôn xao

 

nỗi buồn chứa đầy những phức tạp

mong chút lửa trên ngọn đồi ghi dấu sử thi 

nhiều khi trong bất tận miếu đền nấc tiếng

nhớ tráng sĩ năm xưa ôm kiếm rỉ buồn buồn

 

như hạt bụi ven đường nằm trên rơm rạ

tiếng nói cười chung quanh khi lạ khi quen

con đường góc phố đã quá nhiều dị dạng

tìm mãi không ra buổi cụng ly hào sảng năm nào

 

ừ về đó đi qua khu chợ nhỏ

ngôi nhà màu xanh với khung cửa mọc rêu

còn chút gì đó vấn vương đời mỏi mệt

cất tiếng kêu như con chim đen cánh rũ chân tường

 

thy an

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Hai 202310:17 CH(Xem: 6235)
Bài thơ viết ngoài công lộ / Bị tuần cảnh chặn gắn giấy phạt / Lý do những con chữ không thắt dây an toàn /
13 Tháng Hai 20232:28 SA(Xem: 6248)
Con đường phía trước còn dài, chúc ai vững bước, dùi mài chí kia, ngày mai rồi hết phân ly, quê hương, bốn bể, một bề lành an, nhắc ai dừng bước gian tham, nhất là quyền lực, bạo tàn, hại dân
13 Tháng Hai 20232:24 SA(Xem: 6104)
Nhớ lại những tháng năm xưa thời còn ở quê nhà. Đêm giao thừa sau khi đặt mâm cúng xong cả nhà mình đều xuất hành về hướng đông đi lễ chùa, má mặc áo dài màu nâu còn mình và bọn trẻ lại mặc đồ tây bình thường theo má. Má lạy Phật lạy hương linh ông bà chùa Long Khánh rồi sang chùa Tâm Ấn cũng như thế. Mình nhớ ngày ấy trời trong lắm lại mang hương xuân lành lạnh, đường phố sạch đẹp và đâu đó vẫn còn lác đác vài người phu quét lá bên đường còn sót lại. Mình hít hương xuân ngày đầu năm mới vào hồn với cả hân hoan.
13 Tháng Hai 20232:10 SA(Xem: 7090)
Dắt xe vào cổng, đập ngay vào mắt tôi là một bộ nâu sồng trong phòng khách. Không lẽ là vị Đại đức yêu văn chương - điện ảnh kết nối FB với tôi mấy tháng trước đã tìm đến, sau khi tôi cho địa chỉ nhà riêng? “Bố! Mẹ Thơm đã về!” Con gái lớn của tôi reo lên hồ hởi khi thấy tôi bước vào. “Mẹ đừng nói, xem bố có nhớ mẹ Thơm của con không?”. Tôi thoáng ngỡ ngàng trước vị ni cô vẻ tiều tụy, rồi nhận ra ngay cô hàng xóm của mình gần 10 năm trước…
13 Tháng Hai 202312:43 SA(Xem: 6799)
順天者存,逆天者亡 Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong Thuận với thiên nhiên thì còn. Nghịch với thiên nhiên thì mất. [Mạnh Tử] “Kế hoạch phát triển nào cũng phải tính tới cái giá môi sinh phải trả – environmental costs – đối với sức khoẻ của người dân và cả trên nguồn tài nguyên lâu dài của đất nước.” Ngô Thế Vinh
06 Tháng Giêng 202312:51 SA(Xem: 6982)
Nhà văn Doãn Quốc Sỹ là thầy dạy tôi. Thầy sinh năm 1923, năm nay tròn 100, còn tôi sanh năm 1936, thầy hơn tôi 13 tuổi, năm nay tôi cũng đã 87. Tính ra năm thầy dậy tôi cách đây đã đến 70 năm rồi. Ở cái thời mà ai cũng gọi người dậy học là “Thầy”, dù là từ lớp vỡ lòng cho đến hết lớp trung học chứ không gọi là “Giáo sư” như những năm sau này. Mà người đi học thì gọi là “Học trò” chứ ít ai gọi là “Học sinh”. Thầy dậy tại trường Chu Văn An năm nào, thì tôi được học thầy năm đó. Tôi không còn nhớ mấy năm, nhưng đọc tiểu sử của thầy, trên mạng Wikipedia cho biết thầy chỉ dậy ở trường CVA có một năm 52-53, sau khi thầy dậy ở Nam Định một năm 51-52. Trang mạng này, có ghi thầy di cư vào Nam năm 54, đoạn sau lại ghi thầy dậy trường Trần Lục tại Saigon năm 53-60. Tôi không nghĩ rằng hai trường Công Giáo Trần Lục và Hồ Ngọc Cẩn dọn vào Saigon trước năm 54.
06 Tháng Giêng 202312:11 SA(Xem: 6582)
Nguyễn Du chỉ thốt lên một lần duy nhất: Ta vốn có tính yêu núi khi ông Bắc hành, ở đoạn cuối sứ trình; nhưng cái tính đó, ông đã bộc lộ biết bao lần trong 254 bài qua cả ba tập thơ chữ Hán của mình! Ai ham đọc sách mà không biết câu nói có tự cổ xưa: Trí giả lạc thủy, nhân giả lạc sơn (Kẻ trí thì vui với sông nước, người nhân thì vui với núi non); song cái ý tưởng sách vở thể hiện khát vọng thoát tục thanh cao, mơ ước được tựa vào non xanh để tìm sự yên tĩnh vĩnh hằng của nội tâm đó đã được Nguyễn Du trải nghiệm bằng toàn bộ cảm giác buồn, vui, qua các đoạn đời phong trần của mình, và ông miêu tả chúng qua bao vần thơ chữ Hán thực thấm thía, rung động.
06 Tháng Giêng 202312:02 SA(Xem: 7512)
bạn có thể vừa đi làn trái, lại cũng đi được luôn cả làn phải không hề lăn tăn chi? / và bạn quả thật (đang) làm được thế ư, thậm chí còn nhiều hơn? / vậy bạn đáng nể quá rồi / người siêu nhất trần gian!
05 Tháng Giêng 202311:09 CH(Xem: 7064)
Võ Tòng Xuân, sinh ngày 6 tháng 9 năm 1940 (tuổi con rồng / Canh Thìn), tại làng Ba Chúc trong vùng Thất Sơn, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Xuất thân từ một gia đình nghèo với 5 anh em. Học xong trung học đệ nhất cấp, VTX lên Sài Gòn sớm, sống tự lập, vất vả vừa đi học vừa đi làm để cải thiện sinh kế gia đình và nuôi các em... Miền Nam năm 1972, đang giữa cuộc chiến tranh Bắc Nam rất khốc liệt – giữa Mùa Hè Đỏ Lửa, Đại học Cần Thơ lúc đó là đại học duy nhất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), được thành lập từ 31/03/1966 thời Việt Nam Cộng Hòa đang trên đà phát triển mạnh, và đã có khóa tốt nghiệp đầu tiên ra trường (1970). Võ Tòng Xuân đã được GS Nguyễn Duy Xuân (1970-1975) – là Viện trưởng thứ hai sau GS Phạm Hoàng Hộ (1966-1970), viết thư mời ông về phụ trách khoa nông nghiệp – lúc đó trường vẫn còn là có tên là Cao Đẳng Nông nghiệp, với tư cách một chuyên gia về lúa.
17 Tháng Mười Hai 20222:10 SA(Xem: 6521)
Được tin buồn: cụ ông ĐẶNG VĂN NGỮ (Thân phụ của anh Đặng Hiền, cựu hs PTG ĐN niên khoá 75) Sinh năm: 1933 Đã từ trần vào ngày 06 tháng 12 năm 2022 (nhằm ngày 13 tháng 11 năm Nhâm Dần) Hưởng Thọ: 90 Tuổi