- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CỤ LÊ ĐÌNH KÌNH – NHẬP CUỘC VÀ RA ĐI

23 Tháng Giêng 202012:07 SA(Xem: 15228)
CU LDKinh-nguyetquynh



Tiếng khóc ai oán của chị Nhung con cụ Lê Đình Kình - người bị lực lượng cưỡng chế giết chết ở Đồng Tâm - như một nhát dao xuyên suốt tất cả trái tim những ai lắng nghe nó. Cho dù họ là người của chính quyền hay các nhà hoạt động, những người khác hẳn nhau về chính kiến.

 

Ở giữa những nức nở ấy là hình ảnh hãi hùng của cụ Kình: bị bắn gãy rời chân trái, đầu be bét máu, bị trúng một viên đạn ngay tim, máu me đầy giường cụ nằm. Cụ ra đi đúng 3 giờ sáng hôm 9 Tháng Giêng, ngay tại nhà của mình.

 

Trong cái cảm giác thương xót tận cùng, câu hỏi trong đầu mọi người vẫn là: Tại Sao? tại sao lại vào lúc này, ngay những ngày cận Tết? Ai có thể biện minh cho hành động huy động công an, quân đội xông vào nhà riêng của dân, đánh giết họ như đánh úp kẻ thù vào lúc 3 giờ sáng?

 

Câu hỏi dẫn đến những biến cố thương đau như một diễn trình của lịch sử. Từ Văn Giang, Dương Nội cho đến Hưng Yên, ... cũng ào ạt quân đội, công an, cũng mịt mù khói súng và tiếng gào khóc. Những vụ cưỡng chế tiếp nối cưỡng chế, những quy hoạch và đền bù rẻ mạt, … Đó là số phận thảm thương của dân nghèo VN. Nhưng cách hành xử của chính quyền, những gì tiếp nối sau đó mới là bi kịch của đất nước này. Bi kịch của những người tiếp tục phải sống với cái giả dối, tàn nhẫn đến trần trụi của chúng:

 

-          Thông Báo : Sau khi xông vào nhà dân vào nửa đêm, giết chết cụ Kình và bắt đi một số người, Bô Công an ra thông báo trên giấy trắng mực đen rằng “những người dân này đã tấn công lực lượng chức năng, trong quá trình họ đang tiến hành xây dựng tường rào bảo vệ sân bay Miếu Môn vào sáng ngày 9/1

 

-          Xử Lý : Với vẻ mặt thất thần, cụ bà Dư Thị Thành vợ cụ Lê Đình Kình kể lại với người phóng viên cung cách lấy cung của công an: "Người ta bắt khai là ở nhà cầm lựu đạn, tôi bảo là tôi không biết quả lựu đạn thế nào, tôi không biết bom xăng là thế nào, thì tôi không khai được. Thế là nó tát, cứ thế nó tát, nó đá, tát suốt, hết bên nọ sang bên kia, xong rồi nó đá vào hai bên ống chân …”

 

-          Và Tuyên Dương : Giữa những đau thương, tang tóc của gia đình nông dân Lê Đình Kình, Nguyên thủ quốc gia truy tặng ngay huân chương chiến công hạng nhất cho ba chiến sĩ công an bất hạnh. Chẳng có tên giặc xâm lược biển đảo nào bị giết vì họ. Cái chết phí hoài, vô nghĩa và những huân chương trên xác của người dân chỉ mang đến một sự sỉ nhục lớn đối với lực lượng công an và đối với linh hồn người đã khuất!

 

Để bôi xoá danh dự của một người đã khó, nói chi đến một làng. Dân Đồng Tâm đã một thời hy sinh bảo vệ đất nước bằng máu của chính họ, đâu thể nào chỉ qua một đêm lại trở thành những kẻ gây rối, một bọn xì ke ma tuý. Sự thật luôn luôn là một vũ khí mạnh mẽ nhất, và chính nó đang xoá sạch thanh danh, nhân cách của những kẻ đã xuống lệnh bôi nhọ họ.

 

Tôi không khóc cụ Kình, tôi nghĩ nhiều người cũng thế, nỗi đau làm cho nước mắt con người khô cạn. Tôi cúi đầu trước một công dân đáng kính, một thủ lĩnh tinh thần của Đồng Tâm. Không thể nào tìm kiếm công lý và công bằng trên một đất nước dẫy đầy oan sai dành cho số phận người dân thấp cổ bé miệng. Cụ Kình đã chọn cuộc chiến cuối với thái độ rất rõ ràng và quyết liệt. Những video trên mạng còn ghi lại những tâm huyết của cụ qua một số các chia sẻ:

"… vì chúng ta là người dân sống có trình độ và có văn hóa nên chúng ta vẫn tôn trọng cái đó (số hecta đất quốc phòng). Nếu họ cứ xây trên 47,36 hecta thì chúng ta đồng tình ủng hộ và giúp đỡ họ. Còn nếu họ nhích ra bên ngoài cái 47,36 hecta đó, mặc dù chỉ 1 mét vuông, thì chúng ta sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ đất của chúng ta.

"59 hecta của chúng ta to thật nhưng danh dự danh sự phẩm chất con người của xã Đồng Tâm là quê hương anh hùng thì cái danh dự đó còn lớn hơn. Và chúng ta phải bảo vệ đến cùng,"

 

Và cụ đã bị giết chết, một người mà cho đến tận cuối đời vẫn trung kiên với dân tộc và đất nước, một người chọn sống với phẩm giá và sẵn sàng chết cho điều mình lựa chọn. Cụ Kình đã ra đi, công dân Lê Đình Kình đã nhập cuộc và ra đi như thế giữa cuộc đời này. Tôi không tin rằng bất cứ một thế lực nào có thể làm vấy bẩn một con người như vậy. Sáng ngày 13 tháng giêng, tất cả người dân thôn Hoành đã chít trắng khăn tang tiễn đưa cụ. Người ta bảo rằng không chỉ riêng toàn bộ người làng Đồng Tâm mà người dân ở các làng lân cận cũng đeo tang trắng.

 

Số phận của dân làng Đồng Tâm coi như đã được định đoạt. Nhưng tôi lại có cái cảm giác rằng Đồng Tâm bỗng dưng trở thành cuộc chiến riêng của mỗi người - Những cái tát trên mặt cụ bà Dư Thị Thành; gương mặt méo mó, thâm tím vì bị tra tấn cùng những lời thú tội của con cháu cụ Kình; Những thông tin bất nhất từ Bộ Công an;... – Tất cả đã phơi bày một chế độ cực quyền cùng phẩm chất của nó đối với người dân. Và cái kết thúc của của nó khiến người ta rùng mình ghê sợ! vô hình chung nó đánh thức phần lương tâm sâu thẳm nhất trong mỗi con người.

 

Thực ra cụ Kình đã không chết, nếu coi cái chết là một sự chấm dứt. Một cụ già ở tuổi 84 vẫn tuyên chiến với cái ác và bạo lực đã như một tiếng chuông cảnh tỉnh. Chính viên đạn xuyên suốt vào trái tim hào hiệp của cụ đã khiến người ta trăn trở về xã hội VN, về phẩm chất cuộc sống của riêng mình.

 

Số phận 22 người dân đang chờ bị khởi tố đang nằm trong bàn tay của chính quyền. Cái sống và cái chết của họ tuỳ thuộc vào nhóm lãnh đạo CS, nhưng nó cũng tuỳ thuộc vào thái độ hành xử của tất cả mọi người, từ các cán bộ quan chức trong bộ máy chính quyền, các nhân sĩ trí thức, các tổ hợp luật sư, các tổ chức chính trị, các nhà hoạt động, … cho đến người dân bình thường.

 

Sự “im lặng” kéo dài quá lâu đã là đồng phạm trên biết bao thảm cảnh của người dân, liệu nó có còn tiếp tục trên thảm kịch của Đồng Tâm? Câu hỏi này xin dành cho tất cả chúng ta, những người có thể vô can nhưng không hẳn đã là vô tội.

 

NGUYỆT QUỲNH

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 89199)
Không ai biết cuộc sống của ai đang xáo trộn. Không ai biết ai đang nghĩ gì. Người chồng không bao giờ biết người vợ vừa gối đầu lên tay mình vừa dâm hoan với sếp của ả trong giấc mơ. Gã sếp đô con, bụng cuộn lên những bó cơ và làm tình thì miễn bàn. Người chồng không bao giờ biết âm hộ của ả nóng bừng như muốn nổ tung ra. Mà biết cũng chẳng thể chết ai vì ả là vợ của anh ta.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 110106)
(Gởi anh Huy & chị Minh) Câu thơ còn trong trí nhớ Như mùa thu mỗi năm lại về Theo tuần hoàn trời đất Như đôi mắt em buồn giấu kín Chịu đựng An phận Cuộc đời mình mùa xuân đi qua Rất xa, rất xa...
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 90959)
Thành phố nằm bên một rẻo biển miền Trung yên bình và tĩnh lặng. Những ngày gầ n đây bổng nhiên được khuấy động bởi mấy chú cá mập, không hiểu vì sao lại lang thang vào bờ, chúng lượn lờ nơi bãi tắm trước khuôn viên trường, là bãi du lịch của thành phố. Thỉnh thoảng chúng lại ruỗi theo sóng nước cợt nhã với con người. Có hôm một chú cá mập con nhá vào mông ai đó, có hôm lại ngoạm vào giò của kẻ nào bơi đến gần. Bạn tôi phán: đất này “linh kiệt”. Tôi cười vui: Đất lành chim đậu, biển lành cá mập làm tổ .
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 90514)
Trong tình bằng hữu nhiều năm với Huy, được sự đồng ý của chị Cao Xuân Huy và hai cháu Chúc Dung & Xuân Dung, bài viết thiên về khía cạnh y khoa này, nói về một Cao Xuân Huy khác, người bệnh Cao Xuân Huy chênh vênh trên con dốc của tử sinh, đã can trường chống chỏi với bệnh tật cho tới những ngày và giờ phút cuối cùng và đã ra đi với tất cả “phẩm giá”. NGÔ THẾ VINH
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 80701)
Cao Xuân Huy có người cha đi kháng chiến, để lại vợ con trong thành. Rồi, 1954, ông ngoại bị đấu tố, người cậu cấp bách đem cháu, 7 tuổi, vào Nam. Mẹ ở lại Hà Nội đợi bố. Về, nhưng người cha kháng chiến, gốc tư sản, địa chủ, không thể "can thiệp" cho người mẹ khỏi diện "tự lực cánh sinh" (như đi "kinh tế mới"). Rồi họ chia nhau con cái: mẹ để lại con gái cho bố, vào Nam với con trai. Xa cách, mỗi người lập một gia đình khác, có các con khác. Huy được cậu và bà ngoại nuôi. Như một định mệnh, chuyện nhà Huy trùng hợp với chuyện đất nước, với truyền thuyết Sơn tinh Thủy tinh, với bao gia đình thời chia đôi Nam-Bắc.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 85167)
Thường, khi viết về một nhà văn, trong vai trò của một người làm phê bình, tôi chỉ quan tâm đến tác phẩm, đến văn bản. Đúng hơn là tôi quan tâm đến văn bản văn học, và cái cách mà tác giả của nó đã, cùng với các độc giả của mình, biến nó thành một tác phẩm văn chương. Tôi không quan tâm lắm đến tác giả.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 86523)
Cánh đồng trải rộng mênh mông ngút ngàn, nhìn xa xa chỉ thấy sương mờ tựa mây lãng đãng bay thấp, lòa xòa bôi xóa nhạt nhòa đường viền chân trời. Thời xưa Cao Biền đã nhiều lần cỡi diều bay tới, tay cầm quạt giấy phất bằng lụa bạch, nan cánh quạt đúc bằng vàng khối tinh ròng, toan tính yểm đất.
09 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 77659)
Cuối cùng rồi tôi cũng đọc quyển hồi ký ấy, quyển hồi ký gắn liền với một cái tên suốt 25 năm dài. Làm như người ấy tái sinh với tên cũ dài hơn: Cao Xuân Huy Tháng Ba Gãy Súng.
07 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 99556)
Đọc truyện ngắn “ Trả lại tiền ” in trong tập truyện “ Vài mẩu chuyện ” của nhà văn Cao Xuân Huy (tạp chí Văn Học xuất bản, 2010), tôi không khỏi mỉm cười bởi cái phong cách khôi hài đen của câu chuyện—truyện của Cao Xuân Huy đa phần đều như thế...
12 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 80561)
LTS: Bài phỏng vấn nhà thơ Đặng Hiền được thực hiện bởi nhà thơ Go Hyeong Ryeol Tổng biên tập tạp chí Thi Bình (The poet society of Asia ) trong số mùa Đông 2009. Phần chuyển ngữ do Giáo sư Tiến sĩ Yang Soo Bae thuộc đại học Pusan University of Foreign Studies tại Hàn Quốc biên dịch. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu đến quí văn hữu và độc giả Tạp Chí Hợp Lưu.