- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CỔ MÁY

14 Tháng Giêng 20208:23 CH(Xem: 16469)

Linh- duong phuong linh
Linh. 25/04/2019


CỔ MÁY


Đâu còn biết ngày buồn hay ngày vui
Đâu còn hay mình tỉnh hay ngủ vùi
Không biết nữa đêm dài hay ngắn ngủi
Vơ vẩn tuồng như câm-điếc- đui

Ngày hôm qua hay là ngày hôm nay
Ngày sinh đôi như giọt nước vơi đầy
Ta hóa thân bình yên làm cổ máy
Vô hồn đi, vô hồn ở lại đây

Có còn không bầu trời mây trắng bay
Có đến không hạ nồng ấm nơi này
Không biết nữa bốn mùa hoang mang lạnh
Chẳng còn hay đông có rát đôi tay

Tiếng phong linh hay tiếng gió đêm nay
Hương quỳnh hoa hay hương của nguyệt đầy
Có đôi khi như giật mình thức dậy
Hồn choáng buồn mơ ngàn thu giấc say

Tự bao giờ linh hồn đã chết khô
Nắng hay mưa đâu đến nữa mà chờ
Ta sống đấy tim vẫn còn hơi thở
Mà chết rồi ... một kiếp sầu chổng chơ !!

Dương Phương Linh

 

 

RIÊNG RẼ

 

Cứ thế đi,
Cứ vậy đi
Mỗi cuộc sống riêng
Nỗi lo riêng
Niềm vui riêng
Cô đơn riêng
Hạnh phúc riêng ...

 

Tất cả cứ chia hai
Đồng đều hay nghiêng lệch
có gì là quan trọng?

Cứ bình thản sống
Ngày đeo mặt nạ lên
cười với nỗi buồn
Đêm gỡ xuống
phớt lờ trái tim
Tự nhủ
chẳng là gì,
có gì đâu mà gợn sóng!

 

An nhiên,
tự tại,
thong dong
chỉ riêng mình biết
Ai vui hơn
Ai buồn hơn
Ai quan tâm
Ai hờ hững ...

 

Tất cả cứ chia hai
Đồng đều hay nghiêng lệch
Chẳng gì là quan trọng!

 

Khều ký ức,
Xòe bàn tay
để thấy từng giọt nhớ mong rơi vội vàng
như những trận mưa mùa đông
Nối tiếp ngày,
nối tiếp đêm

 

Nối tiếp nhau trên từng con phố
Cúi nhìn gót chân
Bong bóng mưa không cần dẫm lên cũng vỡ
Tựa uớc mơ không cần xây đắp cũng tan
Mãi chơi vơi, mãi thầm lặng
một cõi mù sương đầy tiếc nuối

 

Thôi thì
Đổ lỗi cho sự vô lý của trái tim,
sự vô duyên của năm tháng
Hãy cứ thư thái,
Hãy cứ an vui
Đôi đường
riêng rẽ.

 

DƯƠNG PHƯƠNG LINH
(13-Janv-2020)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 106476)
L ịch sử Việt Nam có không ít những nhân vật lớn với tầm vóc tạo dựng thời đại mà cuộc đời của họ tự nó đã là những pho tiểu thuyết. Song rất tiếc, cho đến nay tiểu thuyết lịch sử Việt Nam mới chỉ dừng lại ở sự khai thác có tính chất minh hoạ lịch sử về một vài giai đoạn và một số khía cạnh của những nhân cách văn hoá lớn này...
22 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 105166)
K hi tôi viết những dòng chữ này, thì ở Nam California gia đình và thân hữu của nhà văn Nguyễn Mộng Giác đang tiến hành những nghi thức cuối, tiễn anh về nơi an nghỉ cuối cùng. Trước đây gần hai năm cũng tại địa điểm này, cũng những thân hữu này, đã tiễn đưa nhà văn Cao Xuân Huy trong chuyến đi chót cùng của đời anh. Nguyễn Mộng Giác là Chủ nhiệm kiêm Chủ bút đầu tiên và Cao Xuân Huy là chủ nhiệm kiêm chủ bút cuối cùng của tạp chí  Văn Học ...
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 107175)
N guyễn Mộng Giác sinh năm 1940 tại Bình Định, trong một gia đình gồm 7 anh chị em. Ông là người con thứ hai. Cha ông, một nhà giáo trong thời Pháp thuộc, thưở nhỏ ông cắp sách theo cha đi nhiều nơi vì thời gian đó nhà giáo luôn được thuyên chuyển công tác liên tục. Ông thừa hưởng nếp sống mô phạm từ cha mình.
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 99023)
Về Mùa biển động... V ới đôi mắt tinh tường, cái nhìn thàng hậu (nhân bản) Nguyễn Mộng Giác đã xây dựng lại cuộc đời của nhiều gia đình, nhiều nhân vật trong thế hệ những người đã sống hoặc lớn lên ở trong Nam, thời kỳ chia đôi đất nước... Là nhân chứng có con mắt bao quát và sâu xa, ông nhìn và viết lại xã hội miền Nam trước 1975, thuật lại biến cố Phật Giáo những năm 60, biến cố Mậu Thân thập niên 70, biến cố 30 tháng tư 1975, thuật lại cuộc di tản, thuật lại cuộc đời tha hương trên đất Mỹ.. .
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 96417)
Hồn tôi ngây ngây như người nhọc nhằn leo núi, lúc lên tới đỉnh chỉ thấy những khối đá tảng xù xì rêu phong, và nhìn trở xuống là một vực thẳm đầy mây". ( Tha hương , Văn Nghệ xuất bản 1989, trang 1849). Đó là hình ảnh nhà văn Nguyễn Mộng Giác với Mùa biển động.
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 72142)
M ùa biển động tập 5, Tha hương là tập cuối, dày nhất, hơn 600 trang, quan trọng nhất và được độc giả mong đợi, để biết số phận nhân vật sẽ ra sao, qua cuộc «đổi đời» tháng 4-1975.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 85541)
H ồi xưa, mẹ tôi thường theo mùa mà gọi những người đàn bà bán hàng rong vào nhà để mua hàng của họ. Mùa sen, mẹ tôi mua sen để lấy nhụy ướp trà, mùa cà cuống, mùa cốm, mùa sắn dây…
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 91929)
T ôi có thể kể một câu chuyện giống như diễn tiến tự nhiên của cuộc sống. Tất nhiên điều đó không có hại gì cho sự nghiệp văn chương của tôi. Trừ phi tôi muốn dây dưa bằng những thứ ì xèo người ta gọi là vạ miệng. Con chữ giết người. Sự sứt mẻ tinh thần đem đến những mớ bòng bòng rắc rối. Và họa vô đơn chí sẽ có một vài kẻ bắt vạ không lương thiện. Họ làm tổn thương tâm hồn nhà văn của tôi.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 87787)
T ôi thật sự muốn viết đôi dòng tưởng nhớ anh Nguyễn Mộng Giác nhưng ngày qua bốn ngày, vẫn không viết được gì. Nhớ rất nhiều chuyện. Nghĩ rất nhiều chuyện. Âm ỉ âm u.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 90798)
T háng 10, năm 1999, lần đầu tiên tôi gửi bài cho báo Văn Học. Gửi thử thôi. Không có hy vọng báo đăng. Một vài cây viết kỳ cựu trước 1975 bảo tôi, Văn Học, Văn “tuyển” bài lắm. Có người còn dọa, làm thơ phải biết “nhậu”, viết văn phải biết xã giao, phải có quen biết, có gửi gắm,… Đóng cửa như tôi thì viết có mà để giun dế đọc.