- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

TẬP THIỀN

14 Tháng Mười Hai 20191:41 SA(Xem: 18195)

chuong chua
Chuông chùa -ảnh Internet


TIỄN BIỆT


Chúng ta đang sắp hàng
Bước vào nơi thinh lặng
Nơi an nghỉ của ngày hôm qua
Của ngày mai không còn thay đổi.

 

Như em chưa bao giờ dám nghĩ
Sẽ có một ngày anh cũng ra đi
Dù bài thơ có khắc ghi lên đá
Dù tình mình cứ ngỡ thiên thu.

 

Ở một nơi mà bao lần đến viếng
Lời cầu kinh nhang khói đưa người
Và cát bụi là chốn về duy nhất
Ta tiễn người hay ta đang tiễn ta.

Đặng Hiền
(Ngày 26-10-2019)

 

 

ĐỌC “TẠNG THƯ...” (*)

 

Ngày vẫn lang thang chiều qua phố lạ
Xuôi dốc đời ngồi đọc "tạng thư..." (*)
Sợ mai, mắt em buồn tội nghiệp
Anh đành cười sợi tóc lặng thinh.

 

Như chiếc áo lam bên ngày chớm lạnh
Mai mốt về ai hát lời kinh
Mai mốt ta thôi hình thôi bóng
Đêm khuya nằm em kinh hay thơ.

 

Ngày vẫn lang thang chiều qua chợ lạ
Hai buổi đi về, chênh vênh nắng sương
Đời thường không thường, đời vui không vui
Là hư không sợi tóc trắng tội tình.

 

Đặng Hiền

(*) Tạng Thư Sống Chết
của Sogyal Rinpoche

 

  

 

TẬP THIỀN

 

Thế nào rồi anh cũng lại làm thơ

Khi nhập định nụ cười em thấp thoáng
Trăng biết em không là ảo giác
Là bài thơ khởi mở ra ngày.

 

Thiền tính không, biết cũng là không
Anh không tìm tự dưng là vậy
Anh ngồi đó biết mình đang ngồi đó
Rất dịu dàng chợt hiện bóng hình em

 

Lòng sợ quên cơ hồ mình rất nhớ
Một hồi chuông tĩnh lặng gọi anh về
Mái tóc nào ngắn nhớ dài thương
Ngày gọi đêm bên dỗ dành quên nhớ.

 

Anh tập thở như mình chưa kịp thở
Hít vội vào nén lại thổi nhẹ ra
Chiều rất nóng nghe sầu len lén nhẹ

Phật mỉm cười soi thấu nỗi buồn anh.

 

Đặng Hiền
(Houston 3-9-2019)

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 116816)
Sông như lọn tóc dài cầu gầy như cánh tay Sa Lung ga chờ anh vời vợi con tàu qua rất vội như là trốn chạy nhau
13 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 94039)
Khảo sát trên những văn bản tác phẩm của Trần Vũ, tôi thu được một kết quả khá thú vị: có tổng số 13 trên 27 truyện ngắn mà trong đó có sự hiện diện hình ảnh của những cơn mưa. Điều này đủ để nói lên rằng mưa chiếm một vị trí nhất định trong ký ức của anh ― có thể nói gần như một nỗi ám ảnh.
13 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 86319)
Tôi biết Huệ đã lâu. Từ lúc Huệ còn niên thiếu, những trận mưa rào còn bất chợt đổ về qua qua ấp Tây Sơn, thứ mưa nóng và ẩm của vùng Qui Nhơn sỏi đá. Suốt quãng đời niên thiếu, hình như Huệ chỉ đi chơi xa có hai lần. Một lần lên Phú Xuân và một lần bơi xuồng băng ngang đầm Thị Nại.
12 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 90901)
Ngày bốn chị em tôi đến phi trường Houston, Texas, anh Bằng ra đón chúng tôi. Tôi đã ngỡ ngàng khi trông thấy anh. Người anh cả của tôi đã mất dáng vẻ của một cậu công tử được bố mẹ nuông chiều, tóc anh để dài hơn trước nhiều, gương mặt gầy guộc hẳn đi, ánh mắt hòa nhã, không còn một chút khó khăn và bướng bỉnh của ngày xưa.
12 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 89023)
TCHL xin giới thiệu một biên khảo mới của GS. Nguyễn Phạm Hùng tại Đại học Quốc gia Hà Nội về Nguyễn Công Trứ, dưới mắt nhìn mới, khác biệt với thành kiến bấy lâu.
12 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 88912)
Sau đám cưới, Cung về đơn vị, tôi vẫn ở nhà với cha mẹ, đợi Cung được biệt phái về dậy học lại, (Bộ Giáo Dục hứa sẽ cho các giáo chức được về vào tháng 10/1969) rồi sẽ ra ở riêng.
12 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 115536)
B ài thơ anh viết lại nhiều lần Ao ước xoá đi niềm đau giữa hai hàng chữ Nhưng làm sao nói lời tỏ tình Với những điều không thật...
11 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 116461)
đếm những bước chân tá túc ở xứ lạ bằng nỗi chật hẹp tù túng nơi quê nhà, mùa xuân trước tôi thấy thênh thang một nỗi buồn, khập khễnh (em đi bên cạnh, rất xa, những chân trần, thui chột gót hồn nhiên)
09 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 84581)
Là một dân tộc đã có ít nhất ngàn năm lịch sử thành văn, từng nhiều phen đổ xương máu để bảo vệ chủ quyền của mình và đồng thời mở mang bờ cõi về phía Nam, từ đầu thế kỷ XX, người Việt bắt đầu chiêm nghiệm lý do thất bại của các phong trào Cần Vương, Văn Thân v... v...
08 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 98403)
Nguyễn Trung, để đi đến Xám Trắng Đen năm nay hay Bảng Đen năm 2004 là cả một chuổi dài rượt nà theo nghệ thuật. Kể từ những năm năm mươi tại Đàm trường viễn kiến của Nguyễn đức Quỳnh, những năm sáu mươi ký Anh Oanh viết phê bình mỹ thuật trên Văn Nghệ chủ nhiệm Lý Hoàng Phong, thư ký toà soạn Ngọc Dũng, trị sự Phí Ích Nghiễm (Dương Nghiễm Mậu )...